|
|
|
|||||||||||||
Gẫm & BìnhNhà báo ơi, tại mỹ thuật không vui à? 19. 07. 10 - 9:40 amMạnh HảiSáng thứ sáu ngày 16. 7, đi cùng một người bạn dự một cuộc họp báo về triển lãm mang tên cái tên rất chi là trạng từ: “Tầm Tã” tại Bùi Gallery, số 23 Ngô Văn Sở. Dường như bốn tác giả trẻ có tác phẩm trong triển lãm chẳng dính gì tới cái “trạng từ” điển hình cho việc chỉ mưa lâu lâu nói trên. Nhưng khoan hãy bàn về chuyện tác phẩm. Chỉ muốn nói về cái cuộc họp báo triển lãm quá lạ lùng (mà hình như khá bình thường với người trong cuộc) mình vô tình được dự này. Ấn tượng thì rất là nhiều. Nhưng có lẽ ấn tượng đầu tiên của Bùi Gallery tạo ra cho mình là sự chu đáo sạch sẽ tỉ mẩn nhưng cũng thoáng đãng. Hai cô nhân viên của Gallery khá xinh đẹp (một Mỹ một Việt) thì điều hành cuộc họp báo trong bộ váy (nói của đáng tội) rất giống váy ngủ. Điều đó càng làm tăng cảm giác hoang đường của mình là mình bước nhầm vào “khuê phòng” của mỹ nhân vậy… * Curator của triển lãm, mà mình hiểu đơn giản là người thiết kế và móc nối để tạo ra triển lãm này là nghệ sĩ Trần Lương, được biết là một curator xuất sắc của mỹ thuật đương đại hiện nay. Nghe Trần Lương nói rất hấp dẫn, hẳn anh là một diễn giả có nghề. Đầu tiên anh nói về nghệ thuật thế giới đang ở trạng thái “ping pong”, nghĩa là việc giao lưu, ve qua đập lại quả bóng mỹ thuật giữa các vùng trên thế giới, giữa các vùng miền trong nước là điều tất nhiên. Thế nên anh giới thiệu hai trong bốn tác phẩm đã từng được “đập” triển lãm ở nước ngoài, bây giờ “ve” triển lãm lại về trong nước. Anh cũng cho biết tình trạng mỹ thuật ở ta là rất mất cân đối, hầu như nó chỉ hoạt động thường xuyên ở hai đầu đòn gánh Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, thêm một chút ở Huế. Còn lại là các vùng ngoại vi, (giống như ta là ngoại vi của Tây, Tầu, Nhật, Mỹ) vậy. Thế nên anh dự định sẽ đem số tác phẩm này đi triển lãm rong khắp nước, để khán giả mọi vùng sẽ cùng được thưởng thức. Sau đó nghệ sĩ Trần Lương nói tiếp về việc mỹ thuật đương đại hiện nay không chỉ giới hạn ở object art nữa (nghệ thuật vật thể) mà còn nhòe cả với multimedia nữa, trở thành một thứ chắc mình nên tạm gọi là object-multimedia art. Và rằng nghệ thuật mà không gắn với “nhiệm vụ chính trị”, đời sống nhân dân là một thứ nghệ thuật… vô trách nhiệm. Nghe anh nói đến đây thì mình vỗ tay trong bụng tán thưởng, nhớ lại câu chuyện cãi nhau không đầu không đuôi “nghệ thuật vị nhân sinh” hay “nghệ thuật vị nghệ thuật” trên báo chí “tiền chiến” hơn nửa thế kỷ trước. Tiếp đó nghệ sĩ Trần Lương giới thiệu đến các nghệ sĩ trẻ. Nghệ sĩ Nguyễn Trần Nam là một chàng trai trẻ cao to, mặt tròn đầu trọc. Nghệ sĩ Nguyễn Huy An là một chàng thâm thấp mắt sâu mặt vuông. Nghệ sĩ Nguyễn Văn Phúc cao mảnh khảnh với vẻ mặt mờ mờ trầm tư. Cuối cùng là nghệ sĩ Vũ Hồng Ninh (đến muộn một chút) là một thanh niên dong dỏng khôi ngô, với quả đầu cắt ngắn chừa chỏm rất stylis. Đại khái thế, cả bốn chàng nghệ sĩ đều đầu 8 cả. Trông họ trẻ trung, khỏe khoắn và còn có vẻ lì lợm thú vị nữa! Đến lượt từng nghệ sĩ tự giới thiệu về tác phẩm của mình, đại khái không khác nhiều lắm so với statement của họ ghi trên thông cáo và giấy mời. Từng người giải thích về cung cách họ làm việc với vật liệu như thế nào, thi thoảng anh Trần Lương tả thêm về kỹ thuật, mô tả chỗ tinh vi, vất vả và khó khăn của nghệ sĩ. Ví dụ như nghệ sĩ Vũ Hồng Ninh đổ cái tượng xà phòng xong thì lăn ra ốm vì hóa chất độc hại… Hầu hết các nghệ sĩ trẻ đều nói năng nhỏ nhẹ, mắt nhìn xuống chứ ít khi nhìn lên và mình còn có cảm tưởng có anh Lương ngồi giữa nên họ hơi rụt rè. Thi thoảng cậu quay phim của đài truyền hình nào đó đụng mông vào ngôi sao làm bằng nạng gỗ của Nguyễn Văn Phúc, liền được anh Lương nhắc nhở ngay. Có vẻ anh Lương rất chủ động quán xuyến buổi họp báo với không khí nhã nhặn giống như trong một lớp đại học hồi xưa của mình vậy. Nghệ sĩ và curator trình bày xong. Đến mục lượt tối quan trọng để tạo nên một cuộc họp báo. Đó là đến phiên mời các nhà báo hỏi. Và đến lượt mình kinh ngạc… là chẳng ai hỏi cái gì cả. Cô gái xinh đẹp người Mỹ thuộc bên phía nhà triển lãm Bùi Gallery sau một hồi chờ đợi bèn tuyên bố nếu không có ai hỏi cả thì cuộc họp báo kết thúc ở đây. Nếu ai cần thêm ảnh hoặc thông tin thì cứ đề nghị qua email. Cô gái Mỹ còn tế nhị gợi ý rằng các nhà báo có thể hỏi chuyện riêng từng nghệ sĩ vậy. Các nghệ sĩ đứng lên (hình như có thở phào) nhìn nhau. Còn curator Trần Lương thì đứng dậy cười khổ! Mình kinh ngạc và bối rối bởi trong lòng mình có cả chục câu hỏi muốn hỏi curator và các nghệ sĩ. Nhưng mình chẳng phải nhà báo nên chẳng dám lên tiếng. Mặc dù những tác phẩm mình trông thấy thực sự là cực kỳ vừa dễ hiểu (cũng có đôi chỗ khó hiểu tý thôi) vừa dễ hỏi. Chỗ mình khó hiểu nhất chỉ tóm gọn trong hai việc. Một là những cái đó làm ra để làm gì? Hai là liệu có thể nối ý nghĩa của họa sĩ giải thích với cái điều họ thực sự nghĩ không? Nhưng chẳng thấy nhà báo nào hỏi hộ mình cả. Thật tiếc! Mỹ thuật chẳng nhẽ lại khó hiểu và ghê ghớm thế ư, hay là nó chẳng đáng để các nhà báo quan tâm? Họ chỉ đến dự cho vui, xem thông cáo, ghi chép vài lời nói của nghệ sĩ, rồi về “tương cả con” cái thông cáo báo chí kèm trích dẫn vài câu. Thế là thành một bài báo, đủ để lĩnh nhuận bút cuối tháng? Hay là các nghệ sĩ làm ra những tác phẩm dị mọ khó hiểu quá? Mục đích của các tác phẩm, như anh Lương nói từ đầu, nhiệm vụ của nghệ thuật đương đại là hướng tới đời sống cộng đồng, thích hợp tương tác, “chiến đấu” với cái gì đó để phục vụ xã hội “tươi đẹp” hơn (nghe vẻ rất giống nhiệm vụ của các nhà báo). Thế nhưng có phải các nghệ sĩ đã bất lực trước việc truyền thông điệp tới các phóng viên – những người có nhiệm vụ truyền đạt lại ý nghĩa, mục đích, tài năng của tác phẩm và nghệ sĩ cho dư luận số đông? Đầu óc mình cứ luẩn quẩn cái câu hỏi này: Tại sao nhà báo lại không hỏi trong khi họ có quyền hỏi? Giống như nghị sĩ có quyền chất vấn các bộ trưởng vậy. Hay là họ hiểu cả rồi? Chẳng cần hỏi nữa. Thế nhưng mình điểm lại, các bài báo trên mạng và trên giấy viết về mỹ thuật lâu nay. Ngoài tin ra thì hầu hết là những bài vở vô thưởng vô phạt, hoặc sai bét với cảm giác mình khi đến xem trực tiếp. Hình như các bài viết về mỹ thuật là một thứ dè chừng đối với người viết báo văn hóa văn nghệ thì phải. Vậy tại sao trong một cuộc họp báo thẳng thắn, có thể trao đổi trực tiếp với nghệ sĩ để hiểu tác phẩm. Có thể câu hỏi ngô nghê đi chăng nữa (ai cũng biết là không có câu hỏi sai, chỉ có câu trả lời không đúng mà thôi), nhưng họ có quyền đại diện cho dư luận mà “mổ xẻ” tác phẩm lẫn nghệ sĩ. Có sao đâu! Hay là họ giấu dốt? Hay là họ không có thói quen hỏi, giống như các lớp đại học ở ta, thường là ít sinh viên dám giơ tay lên hỏi (chưa nói là phản biện giảng viên nhé) chỉ bởi vì… ngại! Hay là họ có thể muốn hỏi nhưng cũng không biết nên bắt đầu hỏi từ đâu? Hay là các tòa soạn chỉ cử những phóng viên đang thử việc, còn lớ ngớ, đi họp báo những triển lãm mỹ thuật (không có phong bì) như thế này? Hay là nhà báo “sợ” nghệ sĩ? Cứ “hay là, hay là” mãi làm mình mệt quá. Bản thân mình vì không phải nhà báo nên cứ nấn ná không dám đứng lên, nhất là bạn phóng viên đi với mình cũng không hỏi, chẳng lẽ mình lại hỏi, sau này nó lại không cho đi cùng! * Bài liên quan: – Tường thuật khai mạc Tầm Tã Ý kiến - Thảo luận
0:03
Monday,16.5.2011
Đăng bởi:
Nguyen Ha
0:03
Monday,16.5.2011
Đăng bởi:
Nguyen Ha
@ Bác HN nói thế em thấy cũng hơi lạ. Chắc bác không phải nhà báo chứ em thấy viết ít hay viết nhiều thì việc tìm hiểu thông tin (có thể không chỉ để viết bài cho triển lãm này) mà để giàu thêm kiến thức về lĩnh vực cũng đáng để hỏi lắm chứ nhỉ?
11:13
Monday,19.7.2010
Đăng bởi:
HN
Nhà báo thì cũng có rất nhiều kiểu/dạng nhà báo, đồng ý là có một dạng nhà báo chuyên chép Thông cáo báo chí làm bài luôn, nhưng xin quý vị đừng gộp tất cả vào một dạng đó.
Về chuyện hỏi: 1. Việc hỏi toàn bộ trong buổi họp báo không giải quyết được nhiều việc đâu, bạn MH ạ, trừ trường hợp bất đắc dĩ là người trả lời trong họp báo chỉ có bấy ...xem tiếp
11:13
Monday,19.7.2010
Đăng bởi:
HN
Nhà báo thì cũng có rất nhiều kiểu/dạng nhà báo, đồng ý là có một dạng nhà báo chuyên chép Thông cáo báo chí làm bài luôn, nhưng xin quý vị đừng gộp tất cả vào một dạng đó.
Về chuyện hỏi: 1. Việc hỏi toàn bộ trong buổi họp báo không giải quyết được nhiều việc đâu, bạn MH ạ, trừ trường hợp bất đắc dĩ là người trả lời trong họp báo chỉ có bấy nhiêu thời gian mà thôi. Còn lại, để viết tốt, người viết cần có các phỏng vấn/hỏi đáp riêng, không phải hỏi/trả lời chung cho tất cả. 2. Thường chỉ cần hỏi/đáp riêng nếu người viết có ý định làm bài dài. Nếu chỉ cần đưa tin ngắn, không nhất thiết phải làm việc đó (trừ khi TCBC viết không rõ. Bạn xem lại các tin/bài về "Tầm tã", tôi thấy hầu hết đều là tin ngắn, nghĩa là anh Trần Lương hay các tác giả trên không cần phải được hỏi để nhắc lại rằng triển lãm diễn ra ở đâu và vào lúc nào.) Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp