Nghệ sĩ thế giới

Tiếng Anh đầu tuần: Về bức Chờ Đợi của Omar El-Nagdi 30. 04. 13 - 6:08 am

Bubu Chacha

Trong mục tiếng Anh của tuần này, mời các bạn đọc về họa sĩ Omar El Nagdi, nhân thể xem tranh ông luôn. Phần tiếng Anh bên dưới, các bạn nào biết ngoại ngữ thì vào đối chiếu nhé. Có một đoạn người dịch hơi băn khoăn là khi Omar nói về lấy cảm hứng từ các danh họa…

.

Omar El-Nagdi (Ai Cập, sinh năm 1931)
L’attente (Chờ đợi)
Trên tranh có ký và ghi ngày (hai lần) ‘OMAR.EL.NAGDI 1991 1991’
Chất liệu: sơn dầu, vàng lá, gouache trên canvas
150 x 150cm
Vẽ năm 1991

Giá ước lượng: $30,000 – $40,000
Giá bán được: $52,500
Bán được tại phiên đấu giá Nghệ thuật Hiện đại và Đương đại Ả-rập, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, hôm 17. 4. 2013

Từng triển lãm cùng các bậc thầy phương Tây Pablo Picasso và Salvador Dalì, Omar El-Nagdi là một trong những họa sĩ đương đại Ai Cập quan trọng nhất.

Các tác phẩm của ông nổi bật như tấm phông nền cho những cuộc gặp gỡ đậm tính liên văn hóa giữa thế giới Ả-rập với thế giới phương Tây.

Ngôn ngữ hình ảnh của El-Nagdi bắt nguồn từ đời sống chính trị nơi quê nhà ông và cuộc sống của những công dân Cairo. Ông có được thứ hình ảnh dồi dào đến nhường ấy là nhờ kết hợp thi ca với những yếu tố được thừa kế từ những trào lưu nghệ thuật thế kỷ 20, cụ thể là trường phái Biểu hiện, Lập thể, và Dã thú.

Bản thân họa sĩ tuyên bố rằng mình lấy cảm hứng cho các bố cục là từ Paul Cézanne, cho bảng màu là từ Paul Gauguin, và cho cảm xúc cùng sự mãnh liệt tỏa ra từ những tác phẩm là từ Vincent Van Gogh.

Đồng thời, El-Nagdi cũng bảo tồn được trong những bức tranh của ông truyền thống tranh tường Ai Cập, đồng thời (vẫn) khai thác hiệu quả “như kim hoàn” của môn khảm tường, về sau này được ông nghiên cứu sâu rộng ở Ravenna, Italy, vào những năm 1960s.

Bức tranh bày đây có tên L’attente (Chờ đợi), cho thấy kỹ thuật điêu luyện của Nagdi – vừa như một nghệ sĩ, một người vẽ tài, một bậc thầy về nghệ thuật ứng dụng, đặc biệt là về khảm và gốm.

Nagdi phủ bề mặt bức tranh bằng những đường lượn, những tạo hình phức tạp, gợi nhớ đến nghệ thuật của họa sĩ Pháp Henri Matisse. Với dày đặc và đa dạng những hình thù hòa trộn trong những màu dạ quang và vàng lá lấp lánh, đổ đầy toàn bộ không gian hình, về toàn cục, hiệu quả thị giác đạt được là sang trọng, phong phú và (cho thấy) một tài nghệ vượt bậc.

.

 

.

 

.

 

.

Mặc dầu L’attente dường như miêu tả một khung cảnh thường nhật, nhưng sự giàu có về màu, về những nét họa tràn ngập bề mặt tranh đã thể hiện sự nhạy cảm của họa sĩ trước chủ đề, cũng như khả năng của ông trong việc biến đổi một khung cảnh bình thường như thế thành (một hình ảnh) sống động, vượt thời gian (như thế).

Vào 1991, khi Nagdi vẽ tuyệt tác này, họa sĩ vừa hoàn tất năm thứ ba cũng là năm cuối cùng trong vai trò giảng viên và Chủ nhiệm ban Thiết kế Nội thất và Đồ đạc tại khoa Nghệ thuật Ứng dụng của trường đại học Helwan, Cairo.

.

 

*
Having exhibited alongside the Western masters Pablo Picasso and Salvador Dalì, Omar El-Nagdi is one of the most important contemporary Egyptian artists.

His striking works stand out as platforms for rich inter-cultural encounters between the Arab and the Western worlds. El-Nagdi’s pictorial vocabulary is rooted in his home country’s politics and in the lives led by Cairo citizens. He obtains such profuse imagery by combining poetry with elements inherited from 20th century artistic trends namely Expressionism, Cubism and Fauvism.

The artist himself claims that he took inspiration from Paul Cézanne for his compositions, Paul Gauguin for his palette of colours and Vincent Van Gogh for the emotion and intensity emanating from his works.

At the same time, El-Nagdi also preserves in his paintings the tradition of Egyptian mural paintings whilst exploring the jewel-like effect achieved through monumental mosaics, having extensively studied the latter in Ravenna, Italy, in the 1960s.

The present lot entitled L’attente showcases Nagdi’s versatile skills as a painter, draughtsman and master of applied arts, particularly of ceramics and mosaics.

Nagdi covers the surface of his canvas with complex arabesques and designs, reminiscent of renowned French artist Henri Matisse’s art. With the variety and density of shapes fused with luminescent colours and gleaming gold leaf filling up the entire pictorial space, the overall visual effect achieved is that of opulence and of outstanding dexterity.

Although L’attente seems to depict an ordinary everyday scene, the richness of pigments and patterns overflowing the surface display the artist’s sensitivity towards his subject and his ability to transform such a common scene into a lively timelessness.

By 1991, when Nagdi painted this masterpiece, the artist was accomplishing his third and last year as Professor and President of the Furniture and Interior Design Department at the Faculty of Applied Arts in Helwan University, Cairo.

.

Ý kiến - Thảo luận

16:50 Thursday,15.8.2013 Đăng bởi:  mai ngoc
Dịch thế cũng là được rồi vì đây chỉ là bài giới thiệu thôi chứ không có văn vẻ gì đặc biệt cả. Còn chữ latter thì chính là nói đến mosaics, ta có thể dịch là
Đồng thời, El-Nagdi cũng lưu giữ được trong những bức tranh của mình truyền thống tranh tường Ai Cập, cùng lúc kh
...xem tiếp
16:50 Thursday,15.8.2013 Đăng bởi:  mai ngoc
Dịch thế cũng là được rồi vì đây chỉ là bài giới thiệu thôi chứ không có văn vẻ gì đặc biệt cả. Còn chữ latter thì chính là nói đến mosaics, ta có thể dịch là
Đồng thời, El-Nagdi cũng lưu giữ được trong những bức tranh của mình truyền thống tranh tường Ai Cập, cùng lúc khai thác hiệu ứng mô phỏng đồ trang sức của khảm tường vốn được ông nghiên cứu sâu hơn ở Ravenna... 
14:31 Thursday,15.8.2013 Đăng bởi:  admin

@ Hoang: Dịch chỗ nào mà bạn thấy luộm thuộm đi. "Luật" ở mục này là phải đưa ra một phương án dịch thay thế cái mà mình chê. Ngay cả chữ "The latter" bạn cũng nên có một từ tiếng Việt của bạn để thay vào nhé. Thân mến,


...xem tiếp
14:31 Thursday,15.8.2013 Đăng bởi:  admin

@ Hoang: Dịch chỗ nào mà bạn thấy luộm thuộm đi. "Luật" ở mục này là phải đưa ra một phương án dịch thay thế cái mà mình chê. Ngay cả chữ "The latter" bạn cũng nên có một từ tiếng Việt của bạn để thay vào nhé. Thân mến,

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả