|
|
|
|||||||||||||
Nghệ sĩ thế giớiVadim Zakharov tái hiện cơn mưa vàng Danaë bằng mưa xu 03. 06. 13 - 7:12 amPhạm Phong tổng hợp và dịchMột cái thang dây, một cái yên ngựa, một vòi phun (xu), một người đàn bà, hai người đàn ông, 50kg đậu phộng, 2.000 cái ô, 200.000 đồng xu… Đó là mới chỉ vài thứ vật liệu cho lều triển lãm của Nga năm nay tại Venice Biennale 55, do Vadim Zakharov thiết kế. Mà Vadim chính là một gương mặt hàng đầu của nền nghệ thuật đương đại Nga. Khách tham quan khi vào khu vực triển lãm gồm hai tầng này sẽ được tách ra theo giới tính. Nam leo lên tầng trên, từ đó ngó xuống, thấy khách tham quan nữ ở tầng dưới đang che dù để tránh khỏi vỡ đầu vì cơn mưa đồng xu vàng đang đổ rào rào từ trên xuống. Tên của sắp đặt này là Danaë – nhân vật thần thoại Hy Lạp đã khiến bao họa sĩ phải pha màu, căng toan vẽ, trong đó có Rembrandt, Titian và Klimt. Theo truyền thuyết, vua Acrisius xứ Argos đã nhốt cô con gái Danaë trong một cái hang để thoát khỏi lời tiên tri, rằng cháu ngoại ông (tức con trai Danaë) sẽ giết chết ông. Nhốt thế, nhưng Zeus vẫn làm Danaë có bầu được, nhờ hóa thành một trận mưa vàng. Với Vadim Zakharov, chỉ phụ nữ mới có thể cứu thế giới khỏi tham nhũng. Tầng chính là địa hạt của đàn ông, nơi thói háu ăn và tham nhũng hoành hành, và đám đông có thể bị nghiền nát như đậu phộng – khái niệm này được nghệ sĩ chuyển tải một cách mỉa mai và hài hước bằng một người đàn ông mặc vest nghiêm chỉnh, ngồi trên một yên cương cao bồi, tách đậu phộng, vứt vỏ xuống thành một đống. Còn tầng dưới là cái hang để phụ nữ trú, chỉ giao tiếp với tầng trên qua hai cái ô khoét trên trần. Mưa xu vàng trút qua ô khoét chính (ở phòng ngoài). Còn ô khoét kia, ở phòng trong, là chỗ để một người đàn ông nữa mặc đồ vest, ở tầng trên, đang kéo từng xô xu lên, đổ vào một thang cuốn để tạo “mưa” tiếp. Đám phụ nữ vừa che dù chống mưa xu, vừa được đề nghị xúc giúp xu vào cái xô cho anh chàng bên trên kéo lên.
Giám tuyển người Berlin là Udo Kittelmann giải thích: “Đó là phương thức để người ta có thể thao túng bằng tiền. Chỉ còn biết đặt hy vọng tương lai vào phụ nữ”. Lần đầu tiên trong lịch sử, gian trưng bày của Nga lại do một người nước ngoài làm giám tuyển. Udo Kittelmann là giám đốc của National Gallery ở Berlin. Còn Zakharov, ngnoài việc là một nghệ sĩ thực hành, còn là một sử gia hàng đầu về nghệ thuật đương đại Nga, là thành viên sáng lập của nhóm nghệ sĩ “phi chính thống” hoạt động vào giai đoạn cuối của thời Soviet, còn được gọi là Trường phái (Nghệ thuật) Ý niệm Moscow (The Moscow Conceptual School). Ông từng giành được hai giải thưởng nghệ thuật lớn nhất của Nga, giải Innovation và giải Kandinsky. Giải thích về cấu trúc khu triển lãm, tác giả Vadim Zakharov nói: “Sắp đặt này có hai điểm nhìn – từ trên xuống và từ dưới lên (ở trần sảnh trung tâm có khoét một ô hình vuông to, và tầng trên có một dãy như bệ thờ với gối đề quỳ, quây xung quanh cái ô vuông trên. Vừa quỳ vừa ngó xuống, (đàn ông) chúng ta sẽ có cảm giác mình đang hiện diện trong một chu trình độc nhất vô nhị của cụ thể hóa huyền thoại. Phân chia tầng cho nam và tầng cho nữ như thế không phải là phân biệt giới tính, mà là tuân theo logic về cấu tạo giải phẫu học của thần thoại. Cái gì thuộc về nam thì chỉ có thể ‘bay’ vào trong từ trên cao, dưới dạng một cơn mưa vàng. Bên dưới là cái ‘hang’ tử cung, nơi giữ cho sự tĩnh lặng, tri thức, và cả ký ức… được vẹn toàn.” Ý kiến - Thảo luận
9:00
Monday,3.6.2013
Đăng bởi:
dilettant
9:00
Monday,3.6.2013
Đăng bởi:
dilettant
Xem mà ù ù cạc cạc (do trình độ), chỉ thấy cái xô tôn nhớ một thời xô viết, và cái thang, nghĩ sao nó không bằng tre, cho thêm phần nghệ thuật. Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Xem mà ù ù cạc cạc (do trình độ), chỉ thấy cái xô tôn nhớ một thời xô viết, và cái thang, nghĩ sao nó không bằng tre, cho thêm phần nghệ thuật.
Thông điệp: "Chỉ phụ nữ mới có thể cứu thế giới khỏi tham nhũng" - cũng không chắc lắm. Vì cái vế "đưa tiền tham nhũng" vẫn thấy nhi
...xem tiếp