|
|
|
|||||||||||||
Gẫm & BìnhKhông phải ai cũng hiểu: có nhiều chuyện mà… ở đâu cũng thế 09. 08. 13 - 3:40 pmHồng Hạnh 2Tôi cũng không ngờ là sau khi viết bài lại được nhiều ý kiến tranh luận như thế, cũng có thể là các anh chị khác chưa có kinh nghiệm làm báo nên nghĩ chúng tôi cư xử như thế (viết bài ca ngợi phim của bạn…) là kém cỏi, là làm hỏng những nhà làm phim vì tạo cho họ ảo tưởng vào sản phẩm thật ra là rất dở của mình, vân vân và vần vân. Tuy nhiên nếu đi làm báo thật các anh chị sẽ hiểu khác. Có nhiều nguyên nhân làm cho nhà báo không nói thật được lòng mình, xin thưa là thế này: 1. Về chuyên môn: Ngay như về phim Đường Đua, tại sao rất nhiều báo viết giống nhau, dùng những cụm từ khen giống nhau? Xin thưa, đó là cùng do từ TCBC và các bài PR do bên sản xuất viết sẵn. Tôi nghĩ đó là nghiệp vụ báo chí phổ biến, Tây nó gọi đó là các bản tin ready to publish của khách hàng. Nghĩa là đã được viết sao cho sẵn sàng để in ấn, công bố trên báo chí, nhà báo cũng chẳng cần viết lại, từ cách dùng đại từ nhân xưng trong đó (ví dụ đoàn làm phim thay vì chúng tôi) đã là viết thay cho phóng viên rồi. 2. Về tài chính: Hiện nay báo chí đều trông vào quảng cáo. Phòng quảng cáo sẽ có ý kiến cho tòa soạn ngay, nếu như phóng viên “đánh” khách hàng của mình. Và rất nhiều bài viết thực ra là đi kèm trang quảng cáo. Khách hàng đăng quảng cáo sẽ được khuyến mãi bài PR. Và bài PR đó nhiều khi đứng tên phóng viên nhưng thực sự thì là của khách hàng viết gần hết đấy ạ. Các anh các chị có thể chửi chúng tôi hèn, nhưng xin thưa ai chẳng phải sống, phải nuôi thân, nuôi gia đình, nếu chỉ vì lý tưởng chắc có lẽ chúng tôi cũng làm nghề khác lâu rồi. Ngay như chiến dịch PR cho Đường Đua vừa rồi, ai cũng biết lý do tại sao một trong những tờ báo lớn nhất Việt Nam lại nhiệt tình đăng 5 ngày liên tiếp các bài khen Đường Đua, chỉ có người ngây thơ mới tin là phóng viên báo ấy thích phim đến thế! Ở Việt Nam, đọc báo giỏi là phải đọc được tại sao lại có tin ấy lên báo, chứ nếu chỉ đọc những gì báo viết, thì xin thưa là các anh các chị còn trẻ lắm ạ!
Vả lại, sản phẩm Việt thì dù tệ hại, ta cũng nên dành cho nó chút ưu ái, phim Mỹ chẳng cần dòng quảng cáo nào cũng thu được hàng triệu đô la, vậy sao chúng ta không cố viết tốt cho phim Việt được? Chưa nói đến chuyện là trên thực tế rất nhiều phóng viên các báo, tuy viết về mảng văn hóa, nhưng có kiến thức văn hóa còn thấp hơn mặt bằng xã hội, họ xem Đường Đua thấy hay thật, và họ viết rất thành tâm. Các bạn đừng tưởng họ giả dối, cái khen của họ thật lòng đấy chứ. Cũng như Nguyễn Thanh Sơn tuy anh là một trí thức vốn có con mắt sắc bén, nhưng cũng thành tâm tin phim của mình là “điểm sáng”, là “tử tế”, là “không phải thảm họa”,… Phim mình, vợ người. Dù sao thì phim nhà mình cũng có gì đó làm cho ta lóa mắt đôi chút. Nhất là phóng viên viết bài sau một đêm party mà nhà sản xuất tổ chức rất tốt, nhìn vợ chồng Hồng Ánh-Thanh Sơn hạnh phúc, vui mừng, cả đoàn làm phim hớn hở vui tươi; tâm thế của nhà báo ắt có những ảnh hưởng tốt hơn là khán giả đi xem với con mắt khách hàng, so sánh phim một cách phũ phàng và thẳng băng với các siêu phẩm điện ảnh của Mỹ, Tàu, Hàn Quốc hay là các phim Việt mà hay khác. Tóm lại, tôi cho rằng nói đến vấn đề đạo đức của phóng viên ở đây là không đúng. Nhiều bạn thực sự tin là phim Đường Đua hay, có thể nói họ dốt, nhưng đừng nói họ thiếu đạo đức. Tôi không dám thay mặt cho ai, chỉ xin nói lên vài điều mà không phải ai cũng hiểu, để khán giả hiểu được tại sao có dư luận trái chiều mãnh liệt đến thế trên báo chí và ngoài đời về một cuốn phim Việt Nam. Nhiều chuyện đúng là do cái nước mình nó thế, nhưng cũng có nhiều chuyện do… ở đâu cũng thế! * Bài liên quan: – Sự bất lực của báo chí trong vụ Đường Đua Ý kiến - Thảo luận
10:19
Thursday,15.8.2013
Đăng bởi:
admin
10:19
Thursday,15.8.2013
Đăng bởi:
admin
@ Trần Anh: cmt của bạn đã lên thành bài. Bài có tên: "5 bài học về marketing sau 'vụ' Đường Đua". Bạn vào xem nhé.
8:36
Thursday,15.8.2013
Đăng bởi:
Tuấn Minh
Ha ha, bạn Hồng Hạnh 2 rất thẳng thắn, điểm 10 cho bạn về sự thẳng thắn. Làm nghề báo, một nguyên tắc hàng đầu là phải tránh quan hệ thân thiết với nguồn đưa tin. Trong "vụ" PR cho Đường Đua, ai chẳng biết là LHL, VT, TA, TU, CK... và vô số nhà báo khác đều là bạn bè của chủ phim Nguyễn Thanh Sơn. Vậy nên họ cũng có phần nể nang, chứ không có đánh giá phim côn
8:36
Thursday,15.8.2013
Đăng bởi:
Tuấn Minh
Ha ha, bạn Hồng Hạnh 2 rất thẳng thắn, điểm 10 cho bạn về sự thẳng thắn. Làm nghề báo, một nguyên tắc hàng đầu là phải tránh quan hệ thân thiết với nguồn đưa tin. Trong "vụ" PR cho Đường Đua, ai chẳng biết là LHL, VT, TA, TU, CK... và vô số nhà báo khác đều là bạn bè của chủ phim Nguyễn Thanh Sơn. Vậy nên họ cũng có phần nể nang, chứ không có đánh giá phim công bằng như khán giả ngoài rạp được. Nhưng thất bại của phim này cho thấy rõ là, không cứ PR tốt là bán được hàng, dù sao thì món hàng cũng phải tốt đã. Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
@ Trần Anh: cmt của bạn đã lên thành bài. Bài có tên: "5 bài học về marketing sau 'vụ' Đường Đua". Bạn vào xem nhé.
...xem tiếp