|
|
|
|||||||||||||
Điện ảnhSự bất lực của báo chí trong vụ Đường Đua 07. 08. 13 - 7:40 amNguyễn Ngọc ThuầnCũng vì rảnh nhảm, và cũng vì hay suy nghĩ về phim nên tôi viết cái này, chứ thực ra Đường đua cũng chỉ là một ví dụ thôi, kề bên nó còn có cả Bi đừng sợ, Chơi vơi, Trăng nơi đáy giếng... Và nhiều phim phim khác nữa tui chưa nhớ ra. Có một điều chung nhất giữa những bộ phim kể tên ở trên là đều nhận được sự khen ngợi của báo chí, không góc độ này thì cũng góc độ khác, cũng từng là những hy vọng trong một thời điểm nào đó. Xét Đường đua chung mâm với những Bi đừng sợ hoặc Trăng nơi đáy giếng thì quả là khập khễnh lệch lạc, vì nó là một thể loại phim khác, một đối tượng khác, một nhu cầu cũng như thưởng ngoạn khác. Cái sai ở Đường đua có lẽ là ở chỗ nó được hiểu như một bộ phim nghệ thuật, còn lý do tại sao nó được hiểu như thế tui sẽ nói bên dưới, đồng thời lại là một bộ phim thương mại trong sự mong muốn. Trên thế giới, sự cặp kè này thật hiếm hoi. Thường thì người ta hay khởi đầu một bộ phim nghệ thuật, sau đó vì sự thành công về nghệ thuật, nó biến thành một bộ phim thương mại. Chứ ít có một bộ phim thương mại sau đó biến thành nghệ thuật. Nếu không nói là không có, hoặc cũng có thể là do tôi chưa từng được thấy nên tôi không biết. Ví dụ như Titanic. Một bộ phim có vẻ rất lập lờ về mặt đánh giá. Cũng có người sẽ cho nó là một phim nghệ thuật. Nhưng riêng tôi thì không. Tôi vẫn luôn nghĩ nó là một phim thương mại được làm tốt. Nó tốt đến một mức độ nào đó, và, nó đã đánh mất ranh giới của mình. Nó là một vấn đề của biên độ. Cái gì đi quá giới hạn này, sẽ gặp giới hạn kia. Nhưng tôi vẫn luôn nhìn nhận khởi thủy của nó là một phim thương mại không hơn, và ngay cả bây giờ, tôi vẫn cho nó là một bộ phim thương mại không hơn. Ngay cả ông đạo diễn Titanic này tôi cũng chưa bao giờ xem tư tưởng chủ đạo của ông ta là của một đạo diễn của dòng phim nghệ thuật. Cái này tùy quan điểm nhé. Cái sai về “cách hiểu” của bộ phim Đường đua có lẽ chính là lý do mà tôi đọc được rất nhiều tranh cãi chê bai bên Soi. Cái sai thứ hai chính là báo chí. Có lẽ chưa bao giờ báo chí lại đánh mất sự ảnh hưởng như bây giờ. Đó là tôi chỉ nói khu trú trong phạm vi khen chê nhận định về một lĩnh vực cụ thể, bình phim chẳn hạn. Báo chí đã dần được hiểu như một sự nói ngược. Nó có thể là do một chuỗi quá trình đánh mất lòng tin qua rất nhiều vụ việc cụ thể. Đó có thể là do người yêu điện ảnh Việt đánh mất lòng tin vào giới làm phim Việt. Đó có thể là do một tâm thế cởi mở về dân chủ trên mạng. Đó có thể là do, một vài nhà báo vì muốn khích lệ nền điện ảnh nước nhà đã đi quá sức chịu đựng của một sản phẩm, khi mà vỏ bọc của nó không chứa nổi những ngôn từ. Hoặc do vì do ganh ghét, khóe cạnh, hoặc sự bất tín nhiệm, người ta trở nên hồ nghi một hãng phim mới, một nhúm con người mới làm một cuộc cách mạng gì đó, ngay cả cái gọi là cách mạng gì đó cũng là do báo chí thêm thắt cho nó. Theo tôi nghĩ thì, Đường đua chỉ nên khép nó vào một dòng phim giải trí nhưng có sự tìm tòi hoặc cách làm, có sự chăm chút, nói chung, nó là một cách làm phim có lương tâm nghề nghiệp của cả một ê kíp, thế là đủ. Nó cũng sẽ tránh được sự bực dọc không đáng có từ những người bài xích. Sự ủng hộ của báo chí, một lần nữa cho tôi nhận thức rõ hơn về quyền lựa chọn sản phẩm của người xem. Tôi vẫn biết dòng phim nghệ thuật luôn luôn và không bao giờ là trung tâm của toàn bộ khối lượng người xem trên thế giới. Bằng chứng thì quá rành rành rồi chẳng cần phải ví dụ làm gì. Với một bộ phim, nếu thuần túy khởi điểm là làm phim nghệ thuật, ví dụ như Bi, đừng sợ chẳng hạn, nếu nó có ế, nó có kém sự ủng hộ của ví tiền thì cũng không bị một đợt mưa xối xả không đáng có như Đường đua (mặc dù Bi, đừng sợ vẫn nhận được vô số lời khen, thậm chí số lượng bài khen chẳng hề thua kém gì). Vì lẽ gì, đơn giản là Bi, đừng sợ đã có một sự lựa chọn rõ ràng ngay từ đầu. Sự khen chê đã được định vị đúng trong khuôn khổ của nó. Vậy quyền lựa chọn của người xem là gì? Đơn giản là quyền bỏ tiền ra mua hoặc không mua một cái gì đó. Xét về mặt giải trí, bạn phải đảm bảo được điều này nếu muốn sản phẩm đứng trong hàng ngũ quyền được lựa chọn. Còn nếu làm phim nghệ thuật, bạn phải gạt điều đó ngay từ đầu để khỏi… hụt hẫng. Quyền được lựa chọn này đôi khi cũng rất ất ơ. Nó hoàn toàn không tuỳ thuộc vào đồng tiền mà người xem có. Ví dụ như sản phẩm Apple, so với thu nhập bình quân của người việt, nó hẳn là một thứ xa xỉ, nhưng nó vẫn nằm trong quyền được lựa chọn của người Việt. Thứ nhất nó đủ tốt, đủ thú vị, người ta mua. Hoặc nó nằm trong chuỗi tâm lý, nó làm sang, người ta mua. Tóm lại, nó làm “vui trong lòng”, người ta mua. Trở lại vụ phim. Nếu bạn bước vào rạp, bạn sẽ nhận thấy rõ điều này. Những bộ phim được lựa chọn bao giờ cũng là những bộ phim làm người ta “vui trong lòng”, vui ở đây không hẳn là phim hài. Hoặc những bộ phim [nhiều khi xem không hiểu lắm, nhưng họ có cảm giác chúng làm sang cho họ. Họ sẽ mua. Còn phim nghệ thuật tôi không bàn nữa. Vì nó đã có cái cớ sự quyền được lựa chọn khác. Nếu cho Đường đua là một bộ phim nghệ thuật, thì tôi nghĩ doanh thu như vậy đã là một thành công so với nhiều nhiều phim nghệ thuật khác tại Việt Nam. Thực ra thì tôi cũng không biết Đường đua thu được bao nhiêu tiền vé. Nhưng chắc là vậy. Nhưng nếu cho nó là một bộ phim thương mại thì tôi nghĩ nó là một thất bại. Mặc dù cũng không biết có chắc là thất bại không, vì tôi cũng không biết doanh thu. Đoán mò chơi thôi. Cuối cùng vẫn là góc nhìn và sự định vị của nó. Nhưng là sự định vị bên ngoài báo chí. Vào một ngày nào đó trong tuần, người xem đến rạp, và bỗng dưng họ quyết định mình phải làm gì trước dăm ba sự lựa chọn nào đó đang bày ra, đó mới thật sự là quan trọng. Thử làm một phép tính cân đo, tôi tin số người mua vé cho đường đua thuộc phân cấp như sau: Nếu bộ phim này thất bại về doanh thu thì tôi nghĩ, những phân khúc người xem như trên hẳn là quá ít. (Thực ra bấy nhiêu đó loại con người xem phim đã là quá nhiều cho một phim nghệ thuật). Bây giờ đứng về phía sản xuất. Tôi vẫn nhìn nhận đây là một sự thành công về mặt sản xuất, về hãng phim, về những thứ liên quan. Tôi vẫn nghĩ rằng, nếu bạn không làm thì bạn sẽ không bao giờ có được bài học. Đó chính là một thứ mà cuộc sống gọi là trải nghiệm. Sự trải nghiệm thì chẳng bao giờ mất đi, chẳng bao giờ lỗ cả. (Cũng mở ngoặc luôn, nếu như gia tài bạn hơn… 12 tỷ, hehe). Còn nếu tôi là nhà sản xuất thì tôi sẽ làm thế nào? Qua bộ phim này, tôi sẽ có được một con số tương đối rõ ràng về số lượng phân khúc khách hàng đã xem bộ phim của tôi. Từ đó tôi sẽ có con số rõ ràng về số tiền mà tôi cần chi cho một bộ phim mà trong tương lai tôi sẽ sản xuất là bao nhiêu mà vẫn có lời. Còn nếu như nó lời hơn thì càng tốt chứ sao. Chả có bài học nào là thất bại cả. Qua bộ phim này, mặc dù chả là nhà sản xuất hay đạo diễn gì gì, nhưng tôi cũng đã học được một bài học cho mình, quan trọng đấy nhé, đó là báo chí, không chỉ trong nước mà cả báo chí nước ngoài, dù khen hay chê, không phải là một con đường đáng tin cho một sản phẩm. (Bài này hơi bị hạ giá các nhà báo thân hữu nhé, haha). * Bài liên quan: – ĐƯỜNG ĐUA: Căng thẳng, nghẹt thở, với Hồng Ánh làm sản xuất
Ý kiến - Thảo luận
18:29
Saturday,17.8.2013
Đăng bởi:
Đinh Mạnh
18:29
Saturday,17.8.2013
Đăng bởi:
Đinh Mạnh
Chẳng có bài học nào là thất bại, nhưng ắt hẳn phải có nhiều bài học về sự thất bại chứ nhỉ?
13:01
Friday,9.8.2013
Đăng bởi:
madam
Em rất tâm đắc ý của anh Thuần khi đề cập và phân tích vấn đề "định vị" tác phẩm là nghệ thuật hay thương mại ngay từ đầu của nhà sản xuất mà ít bài nhà bình luận nhận ra (hoặc nêu lên). Cá nhân em nghĩ nếu mà nsx định hướng được ngay từ đầu thì có lẽ đ&ati
...xem tiếp
13:01
Friday,9.8.2013
Đăng bởi:
madam
Em rất tâm đắc ý của anh Thuần khi đề cập và phân tích vấn đề "định vị" tác phẩm là nghệ thuật hay thương mại ngay từ đầu của nhà sản xuất mà ít bài nhà bình luận nhận ra (hoặc nêu lên). Cá nhân em nghĩ nếu mà nsx định hướng được ngay từ đầu thì có lẽ đã không có tình trạng khóc dở mếu dở như thế này. Và có khi nếu định vị đúng từ đầu thì doanh thu và/hoặc danh tiếng của Đường Đua có thể sẽ cao hơn hiện tại rất nhiều. Một kinh nghiệm rất thú vị và hữu ích cho nhà sản xuất vì có thể bản thân họ lần này cũng không chuẩn bị hay nghĩ đến điều đó.
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Chẳng có bài học nào là thất bại, nhưng ắt hẳn phải có nhiều bài học về sự thất bại chứ nhỉ?
Về việc định hướng nghệ thuật hoặc thương mại ban đầu rõ ràng là dễ. Nhưng khi thực hiện nó không đúng với định hướng ban đầu thì sự định hướng đó e là vô ích.
...xem tiếp