Thị trường

5 bài học về marketing sau “vụ” Đường Đua 15. 08. 13 - 10:17 am

Trần Anh

marketing-1

Tuy đến hôm nay Đường Đua đã vắng bóng trên các cụm rạp lớn trên toàn quốc, để lại sau nó một ca phải nói là vô tiền khoáng hậu trong lịch sử phim ảnh nước nhà: chưa bao giờ báo chí khen phim nhiều (cả về số lượng và chất lượng) như thế, vậy mà khán giả xem phim lại phản ứng tiêu cực, chê bai nhiều đến thế. Dường như cũng chưa có phim nào có thời gian sống ở rạp ngắn ngủi đến thế: chỉ có 1 tuần đã bay ra khỏi hệ thống rạp của Megastar, và ở Galaxy chỉ còn chiếu mỗi rạp một hay hai suất. Nghe các bạn nói nhiều về chất lượng rồi, tôi chỉ xin bàn một chút dưới góc độ marketing (mà có một bạn đã nói qua ở một comment nào đó).

Dân marketing chắc ai cũng biết rằng nó có rất nhiều lý thuyết xung quanh, tuy nhiên cái ai cũng được học từ đầu là 4P: Product, Price, Promotion, Place, và sau này người ta bổ sung thêm 1 chữ P là People hoặc PR. Mạo muội đánh giá chiến dịch bán hàng của Blue Production qua lăng kính này nhé:

1. Product: (Sản phẩm) tất nhiên là yếu tố quan trọng nhất để bán được hàng. Tôi không đánh giá phim này nữa, vì các bạn nói nhiều rồi. Tôi chỉ nhìn nó dưới góc độ người bán hàng, thì không hiểu nó định hướng đến khách hàng nào? Phim ảnh muốn ăn khách thì kiểu gì cũng phải có phụ nữ, phim gì mà chỉ có ba anh đực rựa, nói xin lỗi chứ, ngoài Quý Bình (chết quá sớm) thì hai anh kia nhìn không có chút gì hấp dẫn với khán giả nữ. Một anh đen đúa, ngơ ngác, một anh thư sinh kiểu Hàn Quốc mà phong cách thì không giống ai, giả dụ tôi có đưa bạn gái đi xem, lúc hai đứa đứng tần ngần trước cái poster của Đường Đua, có nhẽ 99% là bạn gái tôi sẽ bảo, thôi coi phim khác đi anh. Có thể nói là về mặt sản phẩm, Đường Đua đã chết trước khi ra rạp.

2. Price: (Giá) cái này thì không bàn đến, vì giá cả do rạp phim quyết định rồi. Phim nào cũng như nhau, từ phim được Oscar cho đến phim tào lao.

3. Promotion: (Khuyến mãi) Ôi cái này mới là tức cười đây! Sau hai tuần ra rạp và thấy rõ ràng là thua, thì Blue Production (hay bên anh Nguyễn Thanh Sơn không biết nữa), lên facebook hứa giảm 20% giá vé cho khách hàng, nhưng bắt phải đăng ký gì đó đại loại là khá lằng nhằng, và phải in email (hay cầm đến) cho người của công ty xem. Thử hỏi có ai đi lòng vòng Sài Gòn để kiếm cái phiếu giảm giá trị giá… 10 ngàn đồng hay không? Tại sao nhân viên công ty không đứng ngay ở rạp mà phát phiếu cho khách xem phim. Cách làm Promotion này, xin thưa là nghiệp dư lắm, vẫn còn âm hưởng từ thời bao cấp, nặng cơ chế xin cho. Và rõ ràng là chẳng hiệu quả gì.

Hí họa của Tom Fishburne

Hí họa của Tom Fishburne

4. Place: (Nơi bán hàng). Thực ra đây chính là kênh phân phối sản phẩm. Muốn bán được hàng thì phải có… hàng đã chứ. Nhìn kênh bán hàng cho Đường Đua mới thấy nó thảm thế nào. Nhà phát hành là Galaxy thì chiếu được mỗi rạp chừng 3 suất, và sau 1 tuần thôi đã cắt luôn xuống còn 1 suất (ở Nguyễn Du). Megastar chiếu mỗi cụm rạp của họ được chừng 3 suất, sau 1 tuần cắt sạch. Chỉ còn các cụm rạp vắng khách như Lotte, BHD là cố gắng duy trì Đường Đua. Nhưng họ có khách đâu mà chiếu, mỗi suất dăm người, thu về giỏi lắm 1 triệu, có lẽ không đủ tiền máy lạnh chứ chưa nói đến lãi. Tổng số suất chiếu Đường Đua hàng ngày, trong 3 ngày đầu tiên, cũng là những ngày quan trọng nhất, là khoảng 120 suất. Cứ cho mỗi rạp có 200 ghế đi, thì về lý thuyết mà nói, phim có thể có khoảng 24000 khách, thu về được tầm 2 tỷ mỗi ngày. Nhưng trên thực tế thì dù có chiếu thứ 7, CN, thì cũng chỉ có 30% số suất là vào giờ thuận tiện cho khách hàng, còn lại thì thường chẳng có mấy ai đi coi, và cũng chẳng mấy khi rạp kín người, phủ được 70% là đã quá may mắn với chủ rạp. Như thế thì doanh thu tối đa mà Đường Đua có thể thu được trên thực tế chỉ vào khoảng 600 triệu một ngày. Và như vậy thì trong những trường hợp khả quan nhất, phim này cũng không có cách gì thu về được trên 10 tỷ sau 2 tuần công chiếu. Mà để hoàn vốn (theo con số đầu tư 12 tỷ nhà sản xuất công bố) thì nó phải thu được về ít nhất 25 tỷ. Những con số này cho thấy khả năng thu hồi vốn của Đường Đua là hoàn toàn không có ngay từ khi kênh bán hàng được chốt lại! Thất bại về doanh thu của Đường Đua là quá rõ ràng, nhưng với người có kinh nghiệm kinh doanh, thì nó chết ngay khi dựng xong kênh bán hàng.

5. PR: Công tác này, như có người nói, là điểm sáng của Đường Đua. Tôi lại không nghĩ vậy. Ngoài những chuyện lập cập như đạo diễn thì chẳng thấy nói gì, toàn thấy ông chủ phim phát biểu, báo chí toàn đăng ảnh hai vợ chồng chủ phim ôm nhau “cười phớ lớ” chứ nhìn đạo diễn rất ngơ ngác, cứ như anh thợ làm thuê đến ăn tân gia nhà mới (thực tế chưa bao giờ ở Việt Nam và trên thế giới có tình trạng như thế, đằng sau Victor Vũ, Charlie Nguyễn, Phan Đăng Di,… các ông chủ không mấy khi lộ mặt), thì công tác PR phim này không đúng.

origin-of-marketing

PR không phải chỉ là đưa tin tốt lên báo chí, và nó phải dựa trên phân khúc khách hàng. Nguyễn Thanh Sơn bán phim mà cứ làm như đang bán mì ăn liền, dầu ăn, hay bánh mì Sài Gòn. Showbiz cần scandal, cần cái gì đó có chất nghệ, cần cái gì đó kích thích trí tưởng tượng, cần một cá tính. Người làm PR giỏi phải dựa trên bad news, cân bằng nó với good news; khán giả không phải trẻ con để thành tâm tin vào các bài khen quá lời. Ai cũng biết phim Việt chắc chắn là dở (so với phim người ta), nên có khen đến mấy cũng chẳng ai nghe. Đường Đua cần một nhóm làm PR chuyên nghiệp hơn. Nếu được làm tốt, từ poster, trailer, cho đến các Thông cáo Báo chí, cho đến việc đưa tin thế nào, đưa tin gì, đưa làm sao… chắc chắn phim sẽ thành công hơn.

Tất nhiên đây chỉ là ý kiến của cá nhân tôi, nhưng mong được chia sẻ để góp ý với nhóm làm phim (nếu họ còn làm nữa), cũng như một kinh nghiệm về chiến dịch bán hàng mà tôi và dân kinh doanh nên phân tích để tránh thất bại cho mình.

*

 

Bài liên quan:

– ĐƯỜNG ĐUA: Căng thẳng, nghẹt thở, với Hồng Ánh làm sản xuất
– Doanh thu Đường Đua thua xa phim ma. Nhưng…    
– Xem đi! Please!       
– Vì sao Đường Đua thành công về PR, thất bại về bán vé?     
– Em chả phải hot blogger nên cho em nói thiệt đi, về Đường Đua    
– Đường Đua: đứa nghịch tử của Tarantino   
– Nói thêm vài điều về chuyện ai cũng biết là chuyện gì    
– Đừng khá hay trung bình khá, vì mắt cú vọ và tim cạn máu của khán giả sẽ làm bạn tắt ngóm 
– Không thể dùng sự đông/vắng của phòng vé để nói là phim hay/dở    
– Gửi Lê Hồng Lâm: Bạn đã hiểu sai chữ “Tử Tế” mà mình nói    
– Sự bất lực của báo chí trong vụ Đường Đua    
– 5 bài học về marketing sau “vụ” Đường Đua

Ý kiến - Thảo luận

21:56 Monday,19.8.2013 Đăng bởi:  Nguyên Hải
Mới coi xong Lửa Phật nè, ôi trời ơi, phim dở chưa từng có, lộn xộn bát nháo, y như là món thắng cố chợ vùng cao vậy, có cả rượu Hennessy của nhà tài trợ nữa trời ơi! Đánh nhau mà như còn thấy dây treo sau lưng, diễn viên đóng vai hành động mà cứ đơ đơ, không thấy lực c
...xem tiếp
21:56 Monday,19.8.2013 Đăng bởi:  Nguyên Hải
Mới coi xong Lửa Phật nè, ôi trời ơi, phim dở chưa từng có, lộn xộn bát nháo, y như là món thắng cố chợ vùng cao vậy, có cả rượu Hennessy của nhà tài trợ nữa trời ơi! Đánh nhau mà như còn thấy dây treo sau lưng, diễn viên đóng vai hành động mà cứ đơ đơ, không thấy lực của đòn đánh đâu. Vai diễn của Thái Hòa coi được nhất phim, còn đâu,... không biết nói sao! Anh Dustin xuống quá rồi, cả sắc, cả hình, cả thanh, cả điệu, đâu còn phong độ ngày xưa. Biết là phim viễn tưởng, người xem nên có tưởng tượng và không xét nét chi tiết, nhưng cũng phải có gì đó hấp dẫn tạo không khí, có cái logic trong cái vô lý, có cái duyên trong cái bi, có cái thống nhất trong mạch chuyện, có hơi thở của thời đại của phim,... chứ đây cứ như là các mẩu chuyện, mẩu chi tiết cắm vào nhau Ôi phim Việt Nam cứ thế này thì biết khi nào mới ngồi xem hết một cuốn phim mà không phải chịu đựng đây.  
17:31 Monday,19.8.2013 Đăng bởi:  Hennesy
Với kiểu trang phục nhăng nhít, quần áo Tàu, đi moto Mỹ, ở nhà VN, nói giọng lơ lớ của Lửa Phật thì em dự đoán doanh thu phim này cũng chẳng hơn Đường Đua là bao đâu. Phim tạp nham quá, thiếu một người làm design thống nhất, xem có cảm giác như nhóm làm phim quá tham, trộn đủ thứ thà
...xem tiếp
17:31 Monday,19.8.2013 Đăng bởi:  Hennesy
Với kiểu trang phục nhăng nhít, quần áo Tàu, đi moto Mỹ, ở nhà VN, nói giọng lơ lớ của Lửa Phật thì em dự đoán doanh thu phim này cũng chẳng hơn Đường Đua là bao đâu. Phim tạp nham quá, thiếu một người làm design thống nhất, xem có cảm giác như nhóm làm phim quá tham, trộn đủ thứ thành một nồi lẩu thập cẩm... hay như Vũ Bằng nói là nồi lẩu mà sau Tết còn gì thừa, giò chả, bánh trưng, bún, miến, gà luộc, heo quay,... tống hết vào đun lên.... rồi múc ăn....  

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả