|
|
|
|||||||||||||
Gẫm & BìnhNHỮNG ĐỨA TRẺ: Mỹ nghệ toàn phần 10. 10. 13 - 4:17 amNguyễn P. PheoDÒNG CHẢY VI – NHỮNG ĐỨA TRẺ Triển lãm “Dòng Chảy 6 – Những đứa trẻ” của họa sĩ Nguyễn Thị Hiền bày ở khu nhà II của Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM, trải hết 3 gian, chia thành nhóm chất liệu: sơn mài và sơn dầu. Điều đầu tiên làm tôi bỡ ngỡ là so với những gì xem trên Soi, tranh ở đây dường như bé hơn. Điều thứ nhì là cũng so với những ảnh trên Soi, tranh bên ngoài màu sắc cũng thế, nhưng tính mỹ nghệ là vượt trội, làm bao nhiêu cái lấn cấn nơi ranh giới sáng tạo-khéo tay đã được dọn sạch sẽ, để lại một vương quốc hoàn toàn của thợ thủ công. Đó là những gian hàng tranh mỹ nghệ không hơn không kém, mấy chục bức như làm hàng loạt, đa phần là theo motif “1 cháu + 1 loại hoa”. Nền sơn mài nông choèn, bóng loáng, tranh lại ra ùn ùn trong có 1, 2 năm, khiến không khỏi phì cười khi nghĩ chị Hiền lấy thì giờ đâu ra mà mài lắm sơn thế, có mà rụng tay! Nhưng đặc biệt, tính vô hồn của tranh là thấy rõ. Không cháu bé nào khác cháu bé nào, tất cả đều đơ đơ, tay chân cứng đờ, may ra những bức sơn dầu, vì không bị cái nền bóng loáng, trông còn chút gì hơi người. Hoa trong tranh cũng thế, chẳng loài hoa nào khác hoa nào, hướng dương cũng như hoa lan, huệ lan cũng như dáy… Màu của tranh cũng vậy. Một bữa bội thực màu. Những nền cam, nền vàng, xanh, đỏ, tím… hỗn mang, cảm giác họa sĩ đang cố làm bức này khác bức kia một chút nhưng bất thành. Màu như không đến từ cảm xúc. Màu như đến từ một yêu cầu “làm hàng”: vừa nhiều mà vẫn phải hơi khác. Trong phòng tranh có vài người xem, tất cả đều đi rất nhanh, không có gì giữ họ lại. * 5.000 tiền vé là quá rẻ, nhưng tiếc là tiếc thời gian đã đến đây, nên lại lần sang khu nhà lớn của Bảo tàng, lên lầu 1, và tôi thực sự khuyên các bạn nên năng đến khu vực này: nó sẽ làm bạn lên tinh thần, bớt vô vọng trước hội họa Việt Nam hiện tại. Bạn sẽ được xem những tác phẩm của các họa sĩ lớp trước, kỹ càng và giàu tình cảm, đúng là vẽ vì muốn vẽ. Từ chân dung một kỹ sư Tiệp Khắc với đôi mắt như hút người xem của Diệp Minh Châu, đến các phác thảo sơn trên giấy màu với màu đỏ đặc biệt của họa sĩ Nguyễn Gia Trí. Bạn sẽ được xem một phác thảo chì sáp cũng của Nguyễn Gia Trí tuyệt đẹp, vẽ một thiếu phụ mềm mại và trễ nải (hơi giống tranh Nhật). Ở tường bên kia là bức sơn dầu “Chợ Cầu kè” của Nguyễn Văn Đen, nhỏ thôi, màu vàng vàng, nâu nâu của chiều gần tắt nắng, người lố nhố không rõ mặt, nhưng sao tranh như có âm thanh! Gian bên cạnh, tôi khuyên bạn phải xem cho được bức tượng đồng “Mùa Xuân” của Lê Văn Mậu. Tượng diễn tả một phụ nữ Nam Bộ, cổ đeo chiếc kiềng, từ đôi mắt liếc, cho đến cái mũi nho nhỏ, cánh môi cong mềm, đến mái tóc búi gọn… cả bức tượng bán thân bằng đồng ấy như không có bàn tay của ai can thiệp, đồng cứ thế mà chảy thành hình người. Cả cái tầng ấy, đẹp nhất vẫn là cánh trái (ngay khi bước lên cầu thang), với những bức bút sắt của Cổ Tấn Long Châu, làm ta mơ ước phải chi có được một bức “xíu xiu” này thôi ở trong nhà. Họa sĩ ngày ấy cảm xúc nhiều mà giấy ít, màu ít, nên vẽ tranh cô đọng hơn ngày nay thì phải. Những bức be bé như màu nước “Lão du kích” của Vũ Ba, chì than “Lớp người mới lớn Bác Ái” của Hoàng Minh Hải…, làm ta hy vọng rằng một ngày kia, hội họa Việt Nam sẽ bình tĩnh trở lại, không chạy theo diện tích nữa, mà tuân theo cảm xúc, “biết đủ là đủ”. Gian bên phải của tầng 1, đã bắt đầu là những tranh to mà chán… Chán thì thôi, không bàn đến ở đây làm gì… Tiếc là quy định của bảo tàng không cho chụp ảnh, nên tôi không chụp được những bức vừa nói với các bạn. Nhưng các bạn ở Sài Gòn (hay đến Sài Gòn) nên đi xem lắm. Lên đến tầng này mới thấy người xem khác hẳn: họ đi chậm hơn, dừng lại lâu hơn trước tranh. Cũng có vài người rút máy ra, lấm lét ngó quanh rồi chụp ảnh. Tiếc là tôi không có cái can đảm ấy, nên phần sau của bài này đành viết chay vậy, các bạn đến xem tận nơi cho thấy hết cái đẹp của tranh, và để niềm vui được xem tranh đẹp cũng được là tận gốc! Ý kiến - Thảo luận
14:57
Monday,14.10.2013
Đăng bởi:
mai ngoc
14:57
Monday,14.10.2013
Đăng bởi:
mai ngoc
Sơn mài bình dương cho rằng tranh của HS NTH (hay mỹ nghệ nói chung?) có nội dung rõ ràng, đường nét tinh xảo, màu sắc ngọt ngào,bố cục vững, nhưng lại... vẽ gì không quan trọng
11:24
Monday,14.10.2013
Đăng bởi:
sơn mài bình dương (facebook)
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ trong đó có sơn mài, gốm sứ...đã góp phần không nhỏ trong đời sống xã hội khi dân ta trước đây phần lớn làm nông nghiệp, lúc nông nhàng họ tạo ra những sản phẩm phục vụ đời sống tinh thần con người. Qua quá trình rèn luyện người thợ tạo ra những sp đẹp, bắt mắt được xem là hàng hóa góp phần phát triển kinh tế, xã hội..
11:24
Monday,14.10.2013
Đăng bởi:
sơn mài bình dương (facebook)
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ trong đó có sơn mài, gốm sứ...đã góp phần không nhỏ trong đời sống xã hội khi dân ta trước đây phần lớn làm nông nghiệp, lúc nông nhàng họ tạo ra những sản phẩm phục vụ đời sống tinh thần con người. Qua quá trình rèn luyện người thợ tạo ra những sp đẹp, bắt mắt được xem là hàng hóa góp phần phát triển kinh tế, xã hội... Từ sau năm 1925 các họa sỹ đã nâng bước lên thành mỹ thuật (chúng ta thường gọi là mỹ thuật thị giác hay mỹ thuật tạo hình). Hiện nay cả hai loại hình mỹ nghệ và mỹ thuật đều phát triển song hành và đáng trân trọng. Chỉ riêng chất liiệu sử dụng trong sáng tạo nghệ thuật chúng ta có quyền sử dụng bất kỳ, thậm chí pha trộn nhưng phải gọi cho đúng, tránh đánh lừa ngưới xem. Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Sơn mài bình dương cho rằng tranh của HS NTH (hay mỹ nghệ nói chung?) có nội dung rõ ràng, đường nét tinh xảo, màu sắc ngọt ngào,bố cục vững, nhưng lại... vẽ gì không quan trọng
Tôi không rõ lắm nội dung rõ ràng ở đây là gì? Có một cái rõ ràng nhất là những em bé, hoa- nếu gọi đây là nội dung rõ ràng thì e rằng yêu cầu đối với một tác phẩm nghệ thu
...xem tiếp