|
|
|
|||||||||||||
Đi & ỞCứ lên Sam Lang đi… Huhu, á đù! 19. 03. 14 - 6:18 pmTừ FB của Lê Đức DụcNhiều bạn vẫn lăn tăn chuyện Sam Lang, vì sao không tự mình làm càu mà đi, ỷ lại nhà nước, vì sao không đóng bè mảng? Còn ông Chánh Văn Phòng Bộ Giáo dục còn mắng bà con: “Sao không chịu khó tìm đường vòng mà đi?” Huhu, ta nói quan là liêu mà! Bà con có làm cầu chứ, đây là cây cầu gỗ mà dân đã bắc qua suối Nậm Pồ, nhưng chỉ đi mùa khô, mùa mưa thì cây cầu được kéo về hai phía bờ neo lại vì sợ lũ cuốn đi. Và dân qua suối bằng túi bóng, với họ chuyện qua suối bằng túi bóng cũng như chuyện đu dây hay ôm săm ô tô. Bài báo ấy do chính mình viết, không nhớ đi biên giới bao nhiêu chuyến rồi, riêng từ Tết đến nay đã 4 chuyến, không lên đó thì không hình dung được, mình viết về biên giới cũng nhiều nhưng tả cái đoạn đường ấy là như thế này: “Thầy giáo Lò Văn Chiến dù quá quen với cung đường này song không ít lần khiến tôi thót tim khi ngồi sau chiếc xe máy của thầy. Nhất là những đoạn dốc dựng đứng mà đất dưới nền đường đã vụn thành một lớp bột mịn như rây, dày cả tấc. Bánh xe không bám được vào nền đường, cứ thế trượt dài trong mớ bột đất tơi mịn dù đã đạp thắng xe hết cỡ, trong khi bên vệ đường là vực sâu hun hút.” Ít nhất hai lần xe trượt trên lớp bột đường dày cả tấc đó và mình nghĩ đã lao xuống vực! Chuyện vì sao có clip thì thế này: Khi gặp cô giáo Tòng Thị Minh, giáo viên mẫu giáo đang dạy ở điểm trường Sam Lang, nhắc lại chặng đường vừa đi từ Na Hỳ vào Sam Lang và bày tỏ sự khâm phục với “tay lái lụa” của các cô giáo khi hằng tuần đi về trên chặng đường này, cô Minh cười bảo: “Các anh đi hôm nay trời khô ráo, quá sướng, vào đây mùa lũ thì các anh phải xem cái này!” Nói rồi cô Minh mở điện thoại cho chúng tôi xem một đoạn clip cảnh vượt suối đến trường vào mùa lũ mà tôi tin chắc chưa ở đâu trên thế giới này có kiểu qua suối kỳ lạ như thế.
Còn chuyện “đã có đường ô tô vào bản” thì thế này: Khi báo Tuổi Trẻ xây cho Sam Lang một ngôi trường, nhiều người bảo là dựng trường bằng gỗ bởi không thể chuyển gạch đá xi măng vào được, nhưng dựng trường gỗ thì sợ vài năm lại mối mọt nên thay vì dựng ngôi trường gỗ 600 triệu, đã quyết định xây bằng gạch, xi măng, trị giá 1 tỷ đồng. Vì xây bằng xi măng nên ô tô mới chuyển vật liệu vào được, và thế là từ chuyện xây trường, bà con có thêm được con đường mở rộng ra, tuy nhiên ô tô chỉ đi từng đoạn , chỉ duy nhất 1 chiếc chở vật liêụ vào, xe 6 tấn chỉ dám chở hơn 1 tấn vì dốc quá. Và để xây ngôi trường trong 2 tháng thì vận chuyển tập kết vật liệu mất 3 tháng nay, trên đường vào, cứ 1 đoạn thấy 1 đống vật liệu, đó là cột mốc đánh dấu tài năng của tài xế, vì có tài chở vào đc 5 km thì hoảng quá, bỏ xe chạy về, có tài chở được 10 km thì cũng sạc vật liệu xuống rồi quay ra, anh Quý đồn trưởng bảo: Đã có 4 tài xế bỏ lái xe vì không chịu vận chuyển tuyến này, bạn nào cần thì mình PM số điện thoại thiếu tá Phương Công Quý mà hỏi, nhưng hỏi cũng thế thôi, trăm nghe không bằng 1 thấy, cứ lên Sam Lang một chuyến là biết ngay thật hay bịa, khổ hay sướng… và vì sao lại đi như vậy? Cơm chưa đủ ăn, dân lấy tiền đâu tự mình xây cầu? Mình cũng nói thêm là miền núi Việt Nam cần hàng vạn cây cầu như vậy, có hàng ngàn Sam Lang như vậy. Vì đất nước còn nghèo, vì sao đất nước này hòa bình 40 năm rồi mà vẫn nghèo? Cái đó thì đi hỏi con cá cơm nhá!Vì sao đi hỏi con cá cơm ư? Có người biết câu giả nhời đấy! Huhu, á đù! Ý kiến - Thảo luậnBài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|