|
|
|
|||||||||||||
Soi họcBài học Chủ nhật: Chín nàng thơ – Biểu tượng của văn minh, nghệ thuật, nhưng hay bị vẽ sai 20. 11. 11 - 7:37 amPha Lê
Cách đây mấy hôm, đang đi lẩn thẩn trên đường thì gặp nàng Clio… Đùa đấy mà! Nhưng đây là cách các nhà văn thơ, nghệ sĩ, nhạc sĩ v.v… mở đầu trước khi biểu diễn vào thời Hy Lạp cổ. Người Hy Lạp thích học hỏi và yêu văn hóa văn nghệ, nên chẳng lạ gì khi họ biến “nàng thơ” thành thần thành tiên, cụ thể là 9 nàng. Hồi đó một số nghề nghiệp chưa được quy vào mục “nghệ thuật” (như điêu khắc hay hội họa) nên 9 nàng này không gói gọn được hết các ngành nghệ thuật hiện nay. Chữ Museum (bảo tàng) trong tiếng Anh, được lấy từ Muse (nàng thơ); Museum có nghĩa gốc: Nhà của các nàng thơ. Người Hy Lạp nghĩ rằng bảo tàng là nơi dành cho việc học tập các môn nghệ thuật, nên lấy tên phù hợp quá phải không? Các nghệ sĩ thời Hy Lạp cổ tin rằng, 9 nàng thơ chủ yếu sống trên đỉnh Olympia, ngày đêm mua vui cho 12 vị thần tối cao; nhưng lâu lâu 9 nàng cũng xuống trần thế, lựa một nghệ sĩ nào đó họ khoái và truyền cảm hứng cho nghệ sĩ này. Bởi vậy nên các nghệ sĩ thường nêu tên nàng thơ mình đã “gặp” trước khi biểu diễn. Tỷ như “Hôm trước tôi gặp Calliope”.
Nghề của 9 nàng Calliope: Thơ hùng biện, biểu tượng là bàn viết (một miếng gỗ được phủ sáp, dùng để kẹp tờ giấy vào viết, giống như một chiếc bàn di động). Thơ hùng biện cũng là tích, nhưng được Homer, Hesiod, Ovid v.v… viết theo cấu trúc thơ chứ không phải truyện. Cũng vì vậy mà dịch rất khó và đọc cũng khó, với vế sau cụt lủn, không thấy chủ từ đâu hết; chúng ta nên thông cảm cho những họa sĩ vẽ lộn tích; đừng nói tới bản khác của các nhà thơ khác nhau, chỉ bản dịch của một ông thôi mà cũng có lắm ý kiến.
Clio: Lịch sử, biểu tượng là cuộn giấy. Người Hy Lạp xưa cho rằng viết lịch sử cũng là một dạng nghệ thuật, nên nhiều ông như Herodotus viết nửa sử nửa tích, làm nhiều người đến giờ vẫn còn mò mẫm xem sự kiện nào thật sự kiện nào các ông bịa ra.
Erato: Thơ tình (lẫn thơ có nội dung sexy, gợi dục), biểu tượng là đàn Cithara (giống đàn lia). Cupid thường đi theo nàng này. Những anh hay gảy đàn ngâm thơ, trồng cây si trước nhà người yêu nên cảm ơn (hoặc trách) Erato đã để ý tới mình.
Euterpe: Nhạc và thơ vần (giống lời bài hát), biểu tượng: sáo.
Melpomene: Bi kịch, thường được diễn tại nhà hát, biểu tượng là mặt nạ khóc.
Thalia: Hài kịch, cũng được diễn tại nhà hát, biểu tượng là mặt nạ cười. Hồi đấy chỉ có hai thể loại hài và bi (sau có hành động, kinh dị, ma v.v… được?) nên cho đến ngày nay mặt nạ cười kèm mặt nạ khóc vẫn là biểu tượng của nhà hát; điều này bắt nguồn từ Hy Lạp cổ.
Polyhymnia (hoặc Polymnia): Dân ca. Biểu tượng là khăn voan. Chắc vì nàng này gắn với truyền thống nên phải có khăn quấn người để tỏ vẻ e thẹn, nề nếp? (Hy Lạp không quấn mặt, vì chẳng phải đạo Hồi).
Terpsichore: Múa, biểu tượng là đàn lia, nhưng nàng này không nhảy nhót gì, mà gảy đàn cho người khác nhảy.
Urania: Thiên văn, biểu tượng là quả địa cầu và com-pa. Cho cái môn “khoa học” vào đây thì hơi lạc đề; nhưng người Hy Lạp xưa tin rằng thần thánh là sao trên trời (Như Zeus: sao Mộc, Poseidon: sao Hải Vương, Artemis: mặt trăng v.v…) từ đó mới có tích, nên nghiên cứu sao giống như nghiên cứu thần. Bởi vậy thiên văn được nằm trong danh sách này.
Vậy mấy nàng này là con ai? Theo đa số – trong đó có Homer, Hesiod, Apollodorus; thì 9 nàng là con của Zeus với thần trí nhớ Mnemosyne; số nhỏ hơn như Pausanias hay Hyginus thì phán rằng 9 nàng là con của Apollo với ai đó tên Plusia, hoặc con của Athena với Zeus. Nhưng Athena thề sẽ làm trinh nữ và loạn luân kiểu này nghe quá tởm, nên ít ai tin 9 nàng là con của Athena. Đa số công nhận họ là con của Zeus với Mnemosyne, nhưng nằm dưới sự “tài trợ” của Apollo hay Athena.
Nghệ sĩ nào đang bí đề tài có lẽ nên lạy Apollo hay Athena một lạy, biết đâu hai người đó động lòng, phái nàng thơ xuống truyền cảm hứng cho thì sao? Tôi viết tích và có kể tí sử, hy vọng sẽ được Clio và Calliope viếng thăm thường xuyên.
* Bài liên quan: – Bài học Chủ nhật: THẦN VỆ NỮ – Gái không mẹ hay kẻ lăng loàn?
Ý kiến - Thảo luận
23:24
Saturday,5.7.2014
Đăng bởi:
phale
23:24
Saturday,5.7.2014
Đăng bởi:
phale
@Nguyễn Hạnh Quyên: Vì đây là tranh vẽ thần thoại Hy Lạp chứ không phải tranh Kinh Thánh nên mình có quyền "nghi ngờ" Cupid trước khi cho rằng đó là thiên thần bạn nhé, trong tích Hy Lạp không có thiên thần. Nhất là Cupid còn có mấy anh em có cánh (sau này tới con cái có cánh,) nên trừ khi họa sĩ vẽ một lô lốc bé con có cánh thì mình còn cho rằng họa sĩ "kết hợp Kinh Thánh" để vẽ ra thiên thần. Còn bức “Terpsichore” chỉ có mỗi một mụn thôi.
21:16
Saturday,5.7.2014
Đăng bởi:
Nguyễn Hạnh Quyên
Bức vẽ nàng Terpsichore (múa) ấy, đứa trẻ mà SOI bảo là Cupid trông như con gái ấy, cũng có cánh nhưng tóc dài mà xoăn tít ra ! Đáng ra đấy chỉ là một thiên thần bé con thôi, trên trời thiếu gì thiên thần mà hoạ sĩ không được vẽ vào chứ ? Đừng nhầm cứ đứa tr
...xem tiếp
21:16
Saturday,5.7.2014
Đăng bởi:
Nguyễn Hạnh Quyên
Bức vẽ nàng Terpsichore (múa) ấy, đứa trẻ mà SOI bảo là Cupid trông như con gái ấy, cũng có cánh nhưng tóc dài mà xoăn tít ra ! Đáng ra đấy chỉ là một thiên thần bé con thôi, trên trời thiếu gì thiên thần mà hoạ sĩ không được vẽ vào chứ ? Đừng nhầm cứ đứa trẻ nào có cánh bồ câu thì là Cupid nữa đi !
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
@Nguyễn Hạnh Quyên: Vì đây là tranh vẽ thần thoại Hy Lạp chứ không phải tranh Kinh Thánh nên mình có quyền "nghi ngờ" Cupid trước khi cho rằng đó là thiên thần bạn nhé, trong tích Hy Lạp không có thiên thần. Nhất là Cupid còn có mấy anh em có cánh (sau này tới con cái có cánh,) nên trừ khi họa sĩ vẽ một lô lốc bé con có cánh thì mình còn cho rằng họa sĩ "kết hợp Kinh Th
...xem tiếp