Ăn uống

Pha Lê nấu ăn: dưa leo chua ngọt, tỏi miso, củ cải đỏ ngâm mơ muối 25. 01. 17 - 7:07 am

Bài và ảnh: Pha Lê

(Tiếp theo bài trước)

Tỏi miso

Tiếp theo hai món “muối” trước, giờ là một món học Nhật. Món này thì dễ lắm, chẳng cần chờ Tết mới làm.

Tỏi bóc vỏ, đem trụng sơ trong nước sôi độ 1, 2 phút là vớt ra, để ráo. Pha miso với mirin (1 miso thì pha chừng ¼ mirin), sau đó cho một lớp miso vô đáy hũ thủy tinh, tiếp đó rải một lớp tỏi, lại tiếp tục một lớp miso, lớp tỏi… cho đến khi lấp gần hết hũ với miso trên cùng.

Món tỏi miso.

Tỏi miso không bị quá nồng hương tỏi, lại được vị miso mặn mặn ngọt ngào hỗ trợ, xơi chung với cơm sẽ thấy ấm bụng hẳn ra.

Dưa leo ngâm chua ngọt

Đây là món vô cùng dễ chịu và mát mẻ, nếu tìm được đúng loại dưa leo hữu cơ nhỏ xíu ốm ốm gai gai và… cong queo bất thường thì món này sẽ ngon đến mức cả nhà oánh nhau giành ăn. Hiện nay một số nhà nông tự nhiên có trồng dưa leo giống Nhật, loại này phát triển tốt trên đất Việt và ăn rất ngon, hạt của nó ăn vào bụng không bị khó tiêu óc ách nên lấy chúng ngâm chua là ngon bá cháy. Tuy nhiên dù là dưa leo giống gì thì trồng sạch sẽ một chút cũng sẽ hơi khó lùng. Món này phụ thuộc nhiều vào dưa leo ngon sạch nên chúng ta ráng đi lựa đi lùng một chút.

Dưa leo cong queo, mỗi trái một vẻ của tôi.

Dưa leo đem xát muối, sau đó rửa muối đi và ngâm dưa trong nước đá (như vậy thành phẩm cuối cùng sẽ giòn hơn).

Dung dịch ngâm bao gồm:
– muối (chừng 55-60g),
– giấm (khoảng 400 đến 480 ml tùy giấm chua cỡ nào),
– nước lọc (120 ml),
– đường (180 đến 200g),
– muỗng cà phê nghệ (vừa để tạo màu vừa giảm thiểu khả năng hư hại, mốc meo do nghệ chống mốc khá hiệu quả).

Ai ngại đường trắng thì dùng đường mía thô, tuy nhiên đường này sẽ khiến nước ngâm nom hơi… xỉn xỉn đen đen một chút. Cho hết toàn bộ thành phần của dung dịch ngâm vào nồi, bắc lên bếp đun cho hơi nóng, đảo đảo đến khi đường muối giấm… hòa quyện vào nhau, tan đều hết.

Ai thích cắt dưa leo thành lát mỏng thì cắt, riêng tôi khoái ngâm nguyên phần dưa leo dài ngoằng nên tôi thường cắt phần to (hoặc chẻ làm tư nếu dưa bự quá, tuy nhiên dưa trồng tốt thường bé tẹo). Xếp dưa leo vào hũ, đổ nước ngâm vào sau khi nó nguội bớt, đóng nắp lại rồi xếp hũ vô tủ lạnh. Độ một tuần hoặc 2 tuần là lôi dưa ra oánh nhau giành ăn.

Dưa leo chua ngọt của tôi, nom vỏ dúm dó vậy chứ giòn tan. Miếng dưa bóng lộn như thể chúng được sơn PU, ruột dưa ngà màu vàng bơ nhờ nghệ.

 

Cận cảnh món dưa ngâm.

Theo lý thuyết thì món này trữ chừng tháng trong tủ lạnh được, nhưng nó quá ngon, ăn vào thoải mái dễ chịu lắm nên chả bao giờ hũ dưa nằm được lâu trong tủ lạnh. Cỡ một tuần là hết veo rồi

Khuyến mãi cho Candid: củ cải đỏ ngâm nước mơ muối

Cách đây khá lâu, Candid có hỏi rằng củ cải đỏ (loại tròn bé xíu) thì chế biến kiểu gì ngoài ăn sống hoặc trộn xa lát. Ờ thì cũng có nhiều kiểu. Dân Nhật có thể lấy nó đi ngâm nước giấm mơ umeboshi.

Đúng ra người Nhật thường ngâm giấm mơ muối umeboshi với củ cải kabu, tuy nhiên củ này ở Việt Nam hiếm khi thấy, tôi cũng chỉ vừa lùng ra vài củ (do một bạn nông dân Việt trồng, sẽ dành nó để làm bài khác), thành thử lấy nước mơ đi ngâm củ cải đỏ vẫn dễ thực hiện hơn. Thứ củ cải tôi mua để làm tặng Candid có vỏ hơi tim tím chứ không đỏ lắm, nói chung cũng loại củ đó nhưng nông dân trồng ra đa dạng màu thì mình ủng hộ thôi. Bạn nào thấy củ tím chứ không đỏ là cứ yên tâm, dùng ngâm vẫn ổn.

Củ cải “đỏ màu tím” trong rổ, nhìn xa tưởng hành.

Củ cải chẻ tư, xếp hũ, sau đó đổ giấm mơ muối umeboshi cô. Lượng giấm mơ muối không đủ thì pha thêm chút nước lọc. Nếu bạn nào đang hỏi giấm mơ muối là cái chi, thì đây là cái nước thừa ra sau khi ngâm mơ làm umeboshi kiểu Nhật.

Hũ umeboshi ngâm muối và tía tô của tôi, hình cũ, đã đăng trong bài về món mơ này, cách làm cũng trong bài mơ luôn nhé.

Ngâm mơ ra nước, sau đó đem mơ và tía tô đi phơi nắng hai ba ngày cho héo lại như đã chỉ trong bài umeboshi. “Tía tô mơ muối” phơi nắng héo khô ăn rất ngon vì nó khô giòn và có vị mặn mặn, lại thơm phức nữa. Món này ban đầu bạn bè tôi cho là “phụ phẩm” của việc ngâm mơ, nên khi tôi mời bạn dùng cơm với tía tô muối phơi khô là bạn tỏ ý nghi ngờ, nghĩ món này sao mà ngon. Cuối cùng ăn thấy ngon quá, bạn lại tiếc và bảo “sao lúc ngâm mơ muối mày không ngâm nhiều tía tô hơn”.

Lá tía tô mơ muối sau khi phơi nắng cho khô.

 

Còn giấm mơ muối lấy ngâm củ cải đỏ, củ cải trắng, củ cải kabu… gì cũng ngon, mà đỡ phí phạm lắm do từ giấm tới tía tô tới mơ đều tận dụng hết được. Giấm mơ muối có tía tô nhuộm đỏ nên củ cải sau khi ngâm trong giấm này cũng sẽ… đỏ chót, nhìn thích mê ly.

Củ cải “đỏ tím” trong hũ giấm mơ muối. Thay vì đậy nắp, bọc hũ bằng vải mùng, cột dây chỉ hoặc dây thun để cố định vải, cho hũ vô tủ lạnh chừng vài ngày.

 

Củ cải đỏ tím sẽ thành đỏ chót như vầy sau khi ngâm.

Mơ nếu muốn làm là phải chờ, hiện nay chưa tới mùa. Nhưng dù gì đang bài ngâm muối ngâm chua nên tiện tay cho món này vào tặng anh Candid luôn. Bạn nào tính ngâm là qua Tết đến mùa mơ có thể thử làm. Nguyên liệu mua được ở Việt Nam hết cả. Với lại sau Tết ăn uống ọc ạch nên háo hức trông chờ món mơ muối và củ cải ngâm giấm mơ cũng vui chứ, món này ăn vào thấy dễ chịu nhẹ nhàng lắm, xem như giải ngán sau Tết luôn.

 

*

Bài tương tự:

- Ăn uống: Mua hạt Tây ăn tết Ta

- Mùa chán ăn: làm Tzatziki để đỡ vác bụng

- Mùa chán ăn (phần 3): thòm thèm cá ngừ, cá hồi khi ngán thịt

- Mùa lười: uống trà chiều ăn bánh để hưởng Tết

- Không ăn Tết phí phạm nhờ Takikomi Gohan

- Pha Lê nấu ăn: Tết không ngán với ya-ua Hy Lạp (phần 1)

- Pha Lê nấu ăn: Tết không ngán với ya-ua (phần 2) – Cà-ri mà nhẹ tựa bóng bay

- Pha Lê nấu ăn: Tết không ngán với ya-ua (phần 3) – Heo ta heo tây đều ngon khi ngâm whey

- Pha Lê nấu ăn: muối trứng vịt và vỏ củ cải

- Pha Lê nấu ăn: dưa leo chua ngọt, tỏi miso, củ cải đỏ ngâm mơ muối

- Tết không ngán: làm món thịt “kho đi kho lại”

- Làm món ngâm nước bạn cho món nước ta thêm thanh nhã

- Đôi món ngâm chua cho Tết đoàn viên

Pha Lê nấu ăn:

- Pha Lê nấu ăn: Trúng phải âm mưu của Soi, cuối cùng nấu được rươi ngon

- Pha Lê nấu ăn: cá hanh với bó xôi

- Pha Lê nấu ăn: Tết không ngán với ya-ua Hy Lạp (phần 1)

- Pha Lê nấu ăn: Tết không ngán với ya-ua (phần 2) – Cà-ri mà nhẹ tựa bóng bay

- Pha Lê nấu ăn: Tết không ngán với ya-ua (phần 3) – Heo ta heo tây đều ngon khi ngâm whey

- Pha Lê nấu ăn: thích ăn cá thì nên tự phi lê

- Pha Lê nấu ăn: ức gà khô thì đem bọc mỡ chài

- Pha Lê nấu ăn: có măng ngon, nấu món gì cho lạ?

- Pha Lê nấu ăn: Hai món serrano đơn giản cho người nấu thanh thản

- Pha Lê nấu ăn: serrano củ cải – cuối cùng vẫn phải là Tàu

- Nước hầm (phần 1): nếu hầm đúng, trong nước hầm có gì bổ?

- Nước hầm (phần 2): chọn xương rồi lại chọn nồi, và tại sao phải hầm lâu, lửa nhỏ

- Nước hầm (phần 3): làm sao để vừa hầm xương vừa đi chơi được với bồ

- Pha Lê nấu ăn: muối trứng vịt và vỏ củ cải

- Pha Lê nấu ăn: dưa leo chua ngọt, tỏi miso, củ cải đỏ ngâm mơ muối

- Chanh muối kiểu Ma-rốc: chỉ để uống không thì quá phí

- Pha Lê nấu ăn: người lười làm pancake lười để tạ lỗi

- Pha Lê nấu ăn: Trời thương người siêng cho “pancake siêng” ngon hơn hẳn

- Pha Lê nấu ăn: cho trái cấm của Nhật cặp kè với phô mai

- Pha Lê nấu ăn: sốt táo thiên đường

- Pha Lê nấu ăn: thịt viên Nga – làm thế nào cũng không ngon bằng mẹ nấu

- “Pa-tê lười” của Tây

- Pa-tê lười kiểu Việt Nam

- Làm kẹo bơ fudge

- Kẹo bơ mặn cho Giáng sinh thêm ngọt

- Tết không ngán: làm món thịt “kho đi kho lại”

- Làm món ngâm nước bạn cho món nước ta thêm thanh nhã

- Trồng rau thơm ở ban công

- Câu chuyện bánh mì, bài 1: Vị cứu tinh cổ kim

- Câu chuyện bánh mì (bài 2): Bánh mì ngon phải làm từ men vĩnh cửu

- Câu chuyện bánh mì (bài 3): Pháp hay không Pháp, đó mới là vấn đề

- Làm gì nếu ghét gạo lứt?

- Món Việt tinh thần Nhật: Cá mó ướp giấy dó

- Tự làm dầu (nhiều) hào

- Kim chi vụn hào:
Cái gì ngon là phải ăn nhanh

- Cánh gà “Benny and Lê”

- Tương “có con nhoi nhoi” ủ lâu năm của anh Sơn

- Ngàn năm xử lý thịt heo

- Mạch nha: “cải tiến” món ức gà thành ngon tê tái

- Hummus: món Trung Đông nhưng trẻ con Việt ăn thun thút

- Không màng yêu ghét với tỏi confit

Ý kiến - Thảo luận

13:21 Monday,21.1.2019 Đăng bởi:  phale
@Phúc: Để nguội rồi ngâm vẫn được nhé bạn, miễn nó đừng sôi trong thời gian quá lâu là không sao cả
...xem tiếp
13:21 Monday,21.1.2019 Đăng bởi:  phale
@Phúc: Để nguội rồi ngâm vẫn được nhé bạn, miễn nó đừng sôi trong thời gian quá lâu là không sao cả 
12:14 Friday,18.1.2019 Đăng bởi:  Phúc
Chị Pha Lê ơi, em làm tới bước đun dung dịch ngâm, do em để nhiệt hơi lớn nên dung dịch được đun sôi. Như vậy em có dùng được dung dịch ngâm này để ngâm dưa leo hông chị, hay em sẽ thay bằng dung dịch ngâm mới ạ
...xem tiếp
12:14 Friday,18.1.2019 Đăng bởi:  Phúc
Chị Pha Lê ơi, em làm tới bước đun dung dịch ngâm, do em để nhiệt hơi lớn nên dung dịch được đun sôi. Như vậy em có dùng được dung dịch ngâm này để ngâm dưa leo hông chị, hay em sẽ thay bằng dung dịch ngâm mới ạ 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Bài đã đăng

» Xem tiếp...

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả