|
|
|
|||||||||||||
Gẫm & BìnhMột góc nhìn “Mở cửa – Mỹ thuật 30 năm thời kỳ đổi mới (1986-2016)” 15. 10. 16 - 7:31 amPhạm Hà Hải(SOI: Bài viêt này đă đăng trên tạp chí Mỹ thuật, Soi xin post lại theo đề nghị của tác giả) * Khi bắt đầu những suy nghĩ về Mỹ thuật 30 năm đổi mới (1986 – 2016), ý nghĩ đầu tiên đến với tôi là hình ảnh danh hoạ Nguyễn Tư Nghiêm. Xem những bức họa của ông, dù vẽ cái gì, cũng thấy mình như nhìn thấy văn hóa. Sức mạnh tạo hình vẫn cho ta nhận thức trực tiếp nhất về cuộc sống, di sản dân tộc. Nghệ thuật của ông là sự chiết, lọc để từng tầng văn hóa diễn ra trước mắt, giản dị, phong phú được diễn đạt thần diệu bằng nét trên mặt phẳng hai chiều, khiến ta cuốn hút mãi. Tôi thấm một phương cách, một thái độ làm nghệ thuật . Đó là điểm tựa từ bao giờ cho tôi tiếp xúc, học tập, lao động sáng tạo cũng như đánh giá về mỹ thuật. Đầu tiên, cần xác định tính khoa học cấp thiết, mục đích, ý nghĩa, tính tác động xét từ góc nhìn xã hội của sự kiện. Tiếp theo là các bước giải quyết vấn đề sao cho đạt được trên hai phương diện học thuật và phương pháp triển khai. Cuối cùng, công tác tổ chức thực hiện phải tối ưu hóa được điều kiện con người, kinh phí…, trong đó cần tính các yếu tố chủ quan và khách quan. Mỹ thuật 30 năm thời kỳ đổi mới là một giai đoạn tương đối dài với sự phong phú, đa dạng. Đường lối văn nghệ của Đảng đề cao tính nhân văn, tạo điều kiện để văn nghệ sỹ sáng tác và thử nghiệm đa dạng. 30 năm qua, mỹ thuật Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ cả về số lượng, chất lượng tác phẩm, tác giả so với các thời kỳ trước đó. Vị trí mỹ thuật trong xã hội giai đoạn này đã khẳng định cả bề rộng lẫn bề sâu, trong và ngoài nước. Người nghệ sỹ có được sự sáng tạo chủ động, độc lập với tư tưởng cởi mở… Các tác phẩm được đưa ra giới thiệu công chúng dễ dàng với cơ chế mở, các cá nhân, nhóm tự chịu trách nhiệm và tự tổ chức các hoạt động, có thể nói như trăm hoa đua nở. Trong thập niên 90 của thế kỷ trước, cả ba miền tạo ra các trung tâm có hoạt động mỹ thuật sôi nổi là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, miền trung có Đà Nẵng và Huế. Các tác giả nổi lên qua những triển lãm, giao dịch với khách quốc tế đã cho họa sỹ một đời sống dễ thở hơn rất nhiều, thực sự là đầu ra của sự tái tạo. Đó chính là cú hích, cũng là hệ quả của công cuộc Đổi mới. Đáng chú ý, mỹ thuật là một lĩnh vực bắt nhịp rất sớm nhờ đặc thù thuận lợi của mình bởi sự đổi mới trong nghệ sỹ đã sẵn sàng trước khi việc đổi mới về đường lối. Đã có không ít nghiên cứu và nhiều chương trình triển lãm trong nước và quốc tế, được triển khai với sự hợp tác của giới chuyên môn, học giả trong và ngoài nước cũng như những tổ chức trao đổi, kinh doanh nghệ thuật khu vực. Tất cả những phát hiện và đánh giá đó hết sức có ý nghĩa và trở thành những tài liệu nghiên cứu cho sự kiện Mỹ thuật 30 năm thời kỳ đổi mới. Cái tên “MỞ CỬA” đạt được sự đồng thuận giữa các nhà giám tuyển để khẳng định một lần nữa bầu không khí chính đã làm nên những thuận lợi căn bản cho một giai đoạn mỹ thuật ở đó người nghệ sỹ, nhà tổ chức, nhà nghiên cứu, người kinh doanh đã có sự thông thoáng tối đa. Đời sống xã hội bước sang kinh tế thị trường, bước đầu biểu hiện và thường xuyên dần hơn các giao dịch mua bán, triển lãm ở thị trường cả trong nước và quốc tế tạo không khí cởi mở cũng là động lực kích thích các nghệ sĩ sáng tạo thì đồng thời cơ hội bán đi rất nhiều tác phẩm đánh dấu thành quả người nghệ sỹ. Nhiều tác phẩm phải khẳng định là rất đặc sắc đã đầu quân vào Bộ sưu tập của SAM (Singapore), nhiều tổ chức, cá nhân khác … Giai đoạn này thực sự là cánh cửa mở rộng để từng nghệ sỹ bước đi thênh thang trong cuộc truy tìm bản ngã và thử nghiệm với tất cả khát khao dồn tích trước đó. Sự phong phú nằm ở điểm mấu chốt này và nó cũng là bản sắc riêng có của Mở cửa. Có nhiều cách thực hiện một nhiệm vụ, đã nhiều triển lãm thực hiện với việc sử dụng một Hội đồng nghệ thuật, song, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm đã chọn phương án sử dụng các giám tuyển độc lập. Cách làm này đòi hỏi các giám tuyển thực sự nắm chắc mục tiêu, sâu sát, độc lập, chủ động tổ chức đề xuất và giải quyết toàn bộ các khâu. Các giám tuyển chịu trách nhiệm xây dựng đề cương, đề cử nghệ sỹ và tổ chức thực hiện công tác tiếp xúc, khảo sát, lập tư liệu, ghi chép, phỏng vấn, ghi hình, ghi âm, biên tập, lên phương án chọn địa điểm phù hợp quy mô và chất lượng trưng bày. Trao đổi với nghệ sỹ về tác phẩm trưng bày trên nguyên tắc tôn trọng tối đa chủ kiến tác giả. Mỹ thuật 30 năm thời kỳ đổi mới là một câu chuyện lớn, đặc biệt phong phú, thể hiện trong một khuôn khổ nào cũng rất khó tránh khỏi cảm giác vẫn thiếu hoặc thừa. Đặt vấn đề chọn 30 gương mặt hay 50 hay hơn nữa là những điều đã phải suy đi tính lại rất cẩn trọng. Mục tiêu là phải tạo nên một toàn cảnh phản ánh được một câu chuyện lịch sử đã và còn đang diễn biến trải dài ba thập niên, ở đó là nhiều thế hệ với sự đa dạng, thú vị. Mặt khác, bản chất điều là mới của ba thập niên trước, khi đưa ra hôm nay thì nó vốn đã cũ với nhận thức đương thời. Đó là một trong những khó khăn để người kể chuyện phải chịu thách thức khi xây dựng thiết kế một triển lãm. Ngoài ra, trong mỗi giai đoạn ngắn của lịch sử lại có những câu chuyện, mỗi thập niên lại có xuất hiện một lực lượng rất đông đảo mà trong phạm vi quy mô không thể đưa ra hết. Đây cũng một lần nữa thách thức đặt ra cho nhà tuyển chọn. Lúc này, rất cần bám sát mục tiêu xương cốt, đồng thời dự liệu các biểu hiện nghệ thuật của các tác giả trong một tổng thể, mục tiêu xác định phải đưa một câu chuyện đủ để công chúng hiểu được, thấy một triển lãm có chất lượng thẩm mỹ cao và vẫn đảm bảo quy mô trong điều kiện nhất định về không gian trưng bày lẫn tài chính cho phép. Bước vào thực hiện, các giám tuyển thực sự là những người lặn lội Nam Bắc, thâm nhập không gian nghệ sỹ để chia sẻ chuyện nghề, những câu chuyện lịch sử, xã hội, cá nhân. Lấy tư liệu, trao đổi là tác nghiệp cơ bản để giám tuyển viết lên câu chuyện lịch sử sống động và tất nhiên bên trong đó có các góc nhìn, đó chính là ý đồ của một sự kiện “Nghệ thuật thực sự trở nên thu hút với sự giàu có, thú vị của nó khi được đặt trong bối cảnh xã hội khách quan, chứng minh tác động hai chiều giữa nghệ thuật và bối cảnh” Phương pháp sử dụng giám tuyển là đổi mới với hoạt động của đơn vị tổ chức nhà nước từ trước tới nay. Giám tuyển không ngồi nhận thông tin, tác phẩm từ tác giả mà chủ động đến với tác giả. Thực hiện phỏng vấn, ghi chép, trao đổi, lấy tư liệu, ghi âm, ghi hình 50 nghệ sỹ trong thời gian hơn 70 ngày trên phạm vi cả nước bởi hai giám tuyển (Họa sỹ Phạm Hà Hải và Nhà Nghiên cứu Nguyễn Đức Bình). Đã lật giở các dấu mốc, các sự kiện nghệ thuật, các mối tương tác đa chiều trong các câu chuyện đời sống, quan niệm nghệ thuật của cá nhân, thế hệ trải dài 30 năm Thiết lập kênh truyền thông trên mạng xã hội Facebook hoạt động cập nhật trước khai mạc Triển lãm hơn 130 ngày. Thông tin đã kết nối đông đảo giới chuyên môn và công chúng mang lại nhận biết về sự kiện và đưa tới công chúng thông tin về các tác giả, các tác phẩm, các trao đổi giới thiệu của báo chí về sự kiện… Đây là hoạt động đã thực sự đổi mới, tận dụng công nghệ, chi phí quảng bá hoàn toàn không mất và khẳng định hiệu quả truyền thông rất rõ ràng. “Mở cửa” và những cái được – Là sự chính thức lên tiếng cho thành quả mỹ thuật đổi mới trong chặng đường 30 năm, đồng thời quảng bá công chúng diện rộng; – Tinh thần dân chủ, tôn trọng nghệ thuật, tác giả – tác phẩm thể hiện bởi tinh thần mời từng tác giả, trao cho tác giả quyền tự đề xuất tác phẩm của mình; – Quá trình nghiên cứu, tiếp xúc, phỏng vấn, lấy tư liệu Tác giả-Tác phẩm chặt chẽ, thông tin trưng bày tiêu chuẩn cao về nội dung và hình thức; – Trình bày sang trọng, tạo điều kiện thực hiện hỗ trợ trưng bày tác phẩm tối đa, chuyên nghiệp; – Sự kiện được nhận diện chuyên nghiệp từ truyền thông trên trang mạng xã hội FaceBook đến bộ thiết kế đồ họa công phu, ấn tượng, Lễ Khai mạc gọn gàng, trang trọng. Quà tặng mang dấu ấn nhân văn sâu sắc và hình thức độc đáo, thực hiện công phu; – Phối hợp hiệu quả Nhà Tổ chức-Nghệ sỹ-Báo chí-Công chúng – Giao lưu nghệ sỹ và báo chí là hoạt động bên lề nhằm giúp hai bên chia sẻ sâu sắc để mang tới công chúng nhiều thông tin chuyên môn cũng như hiểu biết hơn về mỹ thuật Việt Nam giai đoạn này; – Đổi mới cách thức thực hiện vượt khung đối với các chế độ cho nghệ sỹ di chuyển, ăn nghỉ, hỗ trợ vận chuyển tác phẩm… – Sự kiện thu hút và nhận được sự hợp tác giúp đỡ của nhiều cá nhân, tổ chức từ các thành phần xã hội như các Gallery, các nhà sưu tập, doanh nghiệp… thể hiện sự năng động của đơn vị tổ chức cũng như chính sức hút có được từ mục đích, ý nghĩa của sự kiện. – Mở cửa đã thực sự là một sự kiện ấn tượng năm 2016, gây tiếng vang trong dư luận, thu hút quan tâm của giới nghề cũng như cộng đồng. – Toàn bộ quy trình và chất lượng thực tế thực sự đạt mục tiêu trở thành mô hình thí điểm cho công tác tổ chức các sự kiện nghệ thuật quy mô quốc gia, quốc tế. Những tiếc nuối: Một công trình trong những điều kiện nhất định, bên cạnh những việc đã làm được thì còn nhiều điều bản thân đơn vị tổ chức cũng còn nhiều băn khoăn, mong muốn hơn nữa. Các giám tuyển vốn không phải những nhà hoạt động xã hội độc lập và thực hiện trong khuôn khổ định chế nhà nước với các quy định chặt chẽ và giới hạn về kinh tế, tài chính. Cũng xin chia sẻ tâm tư của Cục trưởng, họa sỹ Vi Kiến Thành cũng là một giám tuyển của sự kiện khi bản thân ông tiếc là đã không thể có kinh phí thực hiện một cuốn phim thể hiện toàn bộ các câu chuyện đối thoại, ghi chép tư liệu bếp núc tại các xưởng họa nghệ sỹ bởi nó sẽ để lại những thước tài liệu giá trị theo thời gian trong khi kể câu chuyện của 30 năm tạm khép lại thì nó lại đã đang tạo ra dữ kiện cho câu chuyện tiếp sau thời kỳ đổi mới này. Cuối cùng, để kết cho những chia sẻ của người trong cuộc xin trích lời nhà báo Vĩnh Phúc trong một bài viết của ông trên trang điện tử Soi.today sau đôi ngày khai mạc Triển lãm Mở Cửa, trong đó có đoạn: “…Mở cửa nói gì thì nói cũng là việc làm đáng ghi nhận trong bối cảnh kinh tế khó khăn, Nhà nước vẫn dành kinh phí vinh danh những nghệ sỹ tạo hình. Nó cũng gợi ra nhiều bài học cho công tác sưu tập của Nhà nước, bảo tàng lẫn các nhà sưu tập trong nước đối với tác phẩm nghệ thuật. Đây là điều hoàn toàn không mới, nhưng dường như chưa có bước tiến nào thực sự đáng kể.” * Về tác giả Phạm Hà Hải – Họa sỹ, ThS. Mỹ thuật tạo hình
Ý kiến - Thảo luận
8:12
Monday,17.10.2016
Đăng bởi:
Nghệ Nhân
8:12
Monday,17.10.2016
Đăng bởi:
Nghệ Nhân
Bài viết đặc trưng tiêu biểu bản báo cáo thành tích của công chức nhà nước "sáng cắp ô đi, tối cắp về". Cái này để trình thủ trưởng hơn là đưa ra cho bà con và dân trong nghề, nhất là những người đã xem triển lãm đọc.
23:51
Sunday,16.10.2016
Đăng bởi:
BÔ LÃO PHÊ BÌNH HỒNG VỆ BINH
Chui cha, các cán bộ Cục làm ăn triển lãm thế nào mà lại để cho nhà báo Quang Việt nhận định rất "lập trường" mà rằng:
H.A (phỏng vấn): Nhân đang nói chuyện về Hội đồng Nghệ thuật. Chắc anh cũng biết triển lãm “Mở cửa- Mỹ thuật 30 năm thời kỳ đổi mới 1986-2016” do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tháng 9/2016 vừa xong? Được đánh giá là ...xem tiếp
23:51
Sunday,16.10.2016
Đăng bởi:
BÔ LÃO PHÊ BÌNH HỒNG VỆ BINH
Chui cha, các cán bộ Cục làm ăn triển lãm thế nào mà lại để cho nhà báo Quang Việt nhận định rất "lập trường" mà rằng:
H.A (phỏng vấn): Nhân đang nói chuyện về Hội đồng Nghệ thuật. Chắc anh cũng biết triển lãm “Mở cửa- Mỹ thuật 30 năm thời kỳ đổi mới 1986-2016” do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tháng 9/2016 vừa xong? Được đánh giá là một sự kiện lớn của mỹ thuật Việt Nam, nhưng có rất nhiều ý kiến xuôi chiều và trái chiều, thậm chí là phản ứng gay gắt về tiêu chí chọn lựa. Anh đã xem triển lãm chưa? Danh sách 50 nghệ sĩ được chọn đây... Q.V (Trả lời): Tôi không xem. Thà tôi ngồi ở nhà mở một cuốn sách Tây nói về mỹ thuật Việt Nam đương đại có khi lại hơn. Bởi vì có khác gì nhau lắm đâu. Tiêu chí chọn lựa tác giả tham dự của cuộc triển lãm này có vẻ “ngoại quốc” quá, nó luôn luôn mang tính khiêu khích, và chưa phản ánh được thực chất tiêu đề mà những người tổ chức đã đặt ra. Một triển lãm do nhà nước đứng ra tổ chức, mang tính chất quốc gia và mang tính tổng kết cả một thời kỳ dài quan trọng, bày tại bảo tàng quốc gia, mà lại do các tác giả tham dự tự chọn tác phẩm (như ở cuộc triển lãm "Mở cửa" này) - thì cá nhân tôi chưa từng thấy trên thế giới. Xem ra, hầu hết các nghệ sĩ tạo hình được Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh có hoạt động nghệ thuật xuyên suốt qua thời kỳ đổi mới, ít nhiều có sáng tạo mới - đều vắng mặt, hay nói đúng hơn là họ đã bị “chặn cửa”. Trong khi đó, có một ông khét tiếng chống Đảng Cộng sản Việt Nam thì lại có mặt, lại được mời chào. Đảng lãnh đạo toàn diện, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, ở đây phải được hiểu như thế nào đây? Với lại, cái ông “chống cộng” ấy cũng không biết tự trọng. Đã chống Đảng rồi thì tham gia vào cuộc triển lãm “có sự lãnh đạo của Đảng” để làm gì? Tôi thấy “đáng thương” nhất cho hai người: Nguyễn Tư Nghiêm và Tạ Quang Bạo. Cả hai người đều đã được Giải thưởng Hồ Chí Minh, đều được coi là những bậc tiền phong cho đổi mới, và đều có những đóng góp quan trọng cho mỹ thuật Việt Nam thời kỳ đổi mới. Vậy mà họ đều vắng mặt, không được mời tham dự vào cuộc triển lãm “duyệt binh” của thời kỳ đổi mới. Nên nhớ, cho tới tận năm 1990, tức là đổi mới đã được bốn năm, Nguyễn Tư Nghiêm vẫn đoạt giải nhất tại Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc với bức tranh sơn mài “Gióng”. Riêng Nguyễn Tư Nghiêm thì ngay cả đối với người nước ngoài, kể cả những người nước ngoài không ưa chế độ chính trị của ta nhất, họ cũng không bao giờ quên ông. Nguyễn Tư Nghiêm là tài năng của mọi thời. Với danh nghĩa và trách nhiệm của một người dân, của một Đảng viên lâu năm “chưa hề bị biến chất, thoái hóa”, tôi muốn nhắc lại một câu mà nhà văn Tô Hoài nói đã lâu: “Mở cửa”, nếu không thận trọng, không sáng suốt - thì cũng giống như mở một cái chặn miệng cống, mở ra toàn rác. Theo: http://www.vietnamfineart.com.vn/Story/Tapchimythuat/2016/10/5318.html Triển lãm được đánh giá khen chê là do dư luận bình xét chứ ai lại người tổ chức lại tự khen lấy được việc mình làm thì đúng là chỉ có thể đang tự Sướng với Cục. Nẫu à nha. Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp