Nghệ sĩ thế giới

NỢ 03. 03. 11 - 8:43 pm

Nicole Powell - T.N dịch

Two toe, 1988, Simon Gouverneur

Thông thường từ “nợ” làm dấy lên một nỗi sợ hãi trong lòng con người ở khắp nơi nơi. Với người phương Tây, “nợ” thường gắn liền với những chiếc thẻ tín dụng đã dùng đến mức kịch trần cùng những nỗi khổ tâm khác về tài chính. “Nợ” đôi khi liên quan tới những con người tốt bụng đến mức kỳ quái, những người vì lý do này hay lý do khác chúng ta luôn cảm thấy… mắc nợ họ. “Nợ” – nói chung cho cảm giác tiêu cực.

Tuy nhiên, cũng có thể có những nghĩa tích cực đối với từ này. Thí dụ như Nợ là tên một cuộc triển lãm của hai họa sĩ với tác phẩm dành để tôn vinh những thứ họ “mắc nợ” thời Tiền Columbia và Chủ nghĩa Hiện đại giữa-thế kỷ. Tác giả là Simon Gouverneur và Andy Moon Wilson, địa điểm là Curator’s Office, Washington, Mỹ.

Nổi tiếng về độ mãnh liệt trong hiệu quả thị giác, cả Simon Gouverneur lẫn Andy Moon Wilson cùng kết hợp thành một cặp thú vị. Trong gian gallery nhỏ xíu Curator’s Office là hai bức tranh khổ lớn của Simon Gouverneur, vây quanh bởi hàng trăm tác phẩm được vẽ trên giấy thật tỉ mỉ tinh tế của Andy Moon Wilson.

Tác phẩm của Andy Moon Wilson

Phẳng, nhưng những phối hợp màu sắc rực rỡ cùng những motif sâu sắc về mặt thiết kế là đặc trưng trong tác phẩm của cả hai người. Thí dụ những đường zíc–zắc theo chiều ngang thật sống động trong bức Xương Rồng II của Simon Gouverneur bổ sung cho những sọc ngang cũng tươi sáng không kém trong bức Không Đề của Moon Wilson. Những bức trừu tượng phức tạp của cả hai người cho thấy họ đều yêu thích cũng như đầy hiểu biết về thiết kế, mặc dầu nguồn ảnh hưởng của hai người là rất khác nhau.

Xương rồng II (chi tiết), 1985, Simon Gouverneur

Không đề, 2010, Andy Moon Wilson

Simon Gouverneur thì lấy Kinh Dịch, những Mạn Đà La và lịch của người Maya, người Aztec làm cảm hứng sáng tác, cố gắng đạt được một điều gì đó mang tính siêu hình.

Ngày thứ năm, 1988, Simon Gouverneur

Andy Moon Wilson thì quan tâm hơn về hiệu quả thị giác và cách nào để hiệu quả ấy có thể liên hệ với văn hóa mang tính lịch sử và đương đại (mục tiêu này xin lỗi là Soi cũng không hiểu – SS).

Gouverneur trên con đường truy tìm tâm linh, trong khi Andy Moon Wilson thì thích trình khai thác những mảng hoa văn, những mẫu design và trang trí, tập trung vào yếu tố cảm giác rất bản năng hơn là yếu tố tâm linh. Đúng thôi, vốn là dân thiết kế thảm, Andy Moon Wilson chuyển lên giấy những thuật toán ông sử dụng trong thiết kế thảm và tạo ra một lượng nhiều vô tận những bố cục gồm các đường thẳng.

Tranh của Andy Moon Wilson

Ngược lại, Simon Gouverneur có vẻ đối lập với sở trường của Andy Moon Wilson: tác phẩm của ông lãng mạn, như nắm giữ những bí mật để đi vào các nền văn hóa và tôn giáo trong quá khứ.

Phác thảo trong sổ tay

Thoạt đầu, khi nhận được thiệp mời dự buổi khai mạc NỢ, tôi phải thừa nhận rằng có cảm thấy hơi dội bởi cái tên. Rồi khi xem hai tấm hình đi chung với thiệp, tôi vẫn bối rối chút ít về sự liên hệ giữa cái tên và tác phẩm. Tuy nhiên, một khi đã làm quen với hai họa sĩ và tác phẩm của họ thì mọi chuyện trở nên rõ ràng ngay. Tất cả chúng ta đều vay mượn những yếu tố từ đời sống, dù chúng đến từ các nền văn hóa trong quá khứ, từ những tác phẩm của các họa sĩ đang sống, hay từ chính xã hội đương đại. Chúng ta đều mang một món nợ vô cùng lớn với những thứ chung quanh. Tuy nhiên, không như nợ tiền bạc, cái loại nợ này cho phép chúng ta tỏ lòng kính trọng với những thứ đã ảnh hưởng sâu sắc đến ta, và hơn thế nữa, tìm ra phương cách khiến chúng trở nên một phần của thế giới của chính mình.

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả