|
|
|
|||||||||||||
Gẫm & BìnhVictor không phải lúc nào cũng là Hugo và việc đối diện với các bậc thầy 17. 10. 11 - 6:55 amBài và ảnh: Vũ Lâm(LỜI NGƯỜI VIẾT: Tuy sự kiện Festival Mường đã qua, nhưng dù sao các tác phẩm của một tập hợp khá đông nghệ sĩ sáng tác ở đó còn tồn tại nơi đây chí ít một năm nữa. Còn nhiều cơ hội để người xem có thể lên chơi, xem và thưởng thức trong không gian này. Đây là những cảm nghĩ khi tôi “ba cùng” với các nghệ sĩ ở đây vài hôm.)
Cũng nhân chuyện thời gian quan sát và ăn ở trại sáng tác Đất Mường, có một số “bậc thầy” cùng dự trại và sáng tác nơi đây là nhà điêu khắc Đào Châu Hải, họa sĩ Lý Trực Sơn, họa sĩ Nguyễn Bảo Toàn; nên tôi có một số ý phát sinh từ câu chuyện của họ với “cánh trẻ”. Trong ba người, có hai người từng làm thầy. Đó là ông Đào Châu Hải và ông Lý Trực Sơn. Cả hai ông cũng đã từ bỏ ghế giáo sư trường mỹ thuật, người sớm người muộn. Còn họa sĩ Nguyễn Bảo Toàn, ông chưa từng một ngày làm thầy. Cuộc đời ông là cuộc đời của một người Hà Nội tài hoa long đong lận đận. Thậm chí tấm bằng tốt nghiệp đại học ông cũng không có. Nhưng những công việc ông làm, độ “quái thủ” và “khoái thú” nổi bật trong cách làm việc cũng như tạo tác của ông. Những nghệ sĩ ít tuổi hơn học hỏi ở ông trong gốm và trong hội họa, “thuổng” một số nét sáng tạo của ông để làm của riêng mình rồi nổi danh cũng không hiếm. Với một bậc thầy “hữu thực” nhưng không có danh thầy như vậy, thì Bảo Toàn có thừa. Tất nhiên chưa phải “ăn lương” của việc bị đôn lên chức thầy nên ông chưa cần có cái độ lượng của nghề đó.
Trong “trại sáng tác” lần này, mỗi bậc thầy ấy có tác phẩm và cung cách ứng xử với “đàn con trẻ” theo một cách riêng “người thì lặng lẽ, người sôi ồn ào”. Nhưng cũng đủ để tôi có vài nhận định, không phải với các bậc chớm cao niên ấy, mà với chúng ta, những người trẻ hơn và đang trầy trật. Có một nhà văn nổi tiếng bình các tác phẩm của Victor Hugo như thế này: “Victor không phải lúc nào cũng là Hugo”. Câu này rất hay và nhân văn. Cánh nghệ sĩ ở ta, khi bàn chuyện về các bậc thầy, hay dẫn những bậc thầy xa xôi ở Tây hay Tàu, nếu có nói về các bậc thầy ở ta thì hay bàn (và tỏ lòng kính trọng) với các bậc thầy đã chết mục xương. Còn bậc thầy đang sống thì ỉ ôi láo khoét. Nhưng “Phong độ nhất thời, đẳng cấp mãi mãi” là câu của bóng đá. Chớ có nhìn vào các bậc thầy thời điểm họ gặp ta rồi có thể nhạo cợt. Các bậc thầy trong nghệ thuật, khác với các bức “tường thành” trong thể thao, chạy nhanh, rê bóng và sút giỏi hơn người khác; Họ từng làm những tác phẩm “oách” và mở ra những con đường kiến giải mới về nhân văn, chứ không phải việc ngày một ngày hai, đua tranh sức khỏe hay kỹ thuật vớ vỉn. Phong độ bóng đá còn trồi sụt thất thường nữa là “phong độ sáng tác nghệ thuật”.
Con nghé mới sinh, không kinh con cọp. Trẻ con mới lớn, thích vuốt râu hùm. Vô danh tiểu tốt, ham bàn chuyện triều đình xen lẫn số đề. Dân chủ “ba vạ” khổ sở nhất hiện nay là dân chủ mạng. Bây giờ không ai cấm được ai nói, nghĩ, chặn tường lửa thì đã có các proxy. Cái thời này nói linh tinh ở đâu cũng được, lại không phải chịu trách nhiệm về lời nói của chính mình, làm con người ta thiếu tiết chế. Khổng Tử nói “khắc kỷ phục lễ vi nhân” là thế (nghiêm khắc với chính mình, thuận phục theo sự kính lễ có trên có dưới, mới mong thành được người tử tế). Cái mà người làm nghệ thuật cần là sự ứng xử tử tế từ trong lòng với con người, dù cao hay thấp. Còn lại “không gì hiểm bằng lòng người, nếu buông phóng ra toàn quỷ quái cả”. Nhà Phật dạy rằng cái tâm con người ta là “tâm viên ý mã’ tức là hết sức mông lung và vớ vẩn. Người theo chính đạo phải biết tiết chế, nghiêm phận tự trong tâm. Nghệ thuật cũng là một quá trình tiết chế, chưa tới thì sượng, quá thì thành lòe loẹt phô diễn. Nó là đường dẫn đưa ta tới gặp thánh thần, nhưng ngược lại, cũng đưa ta đến với ma quỷ rất nhanh. Chỉ một lời nói thiếu tôn trọng với nghệ thuật – con người mà mình chưa biết gì, thiếu thông tin, thiếu “nhìn, sờ” thì người làm nghệ thuật có chí cầu tiến không làm. Còn nếu ai thích “dân chủ gầm sàn” thì tha hồ… “cười hở mười cái răng, gió lọt vô lỗ mồm đau bụng ráng chịu”.
Đã thân làm người thầy, hoặc người đàn anh thì có cái may mắn là sẽ làm cây cầu bệ đỡ khơi gợi, hoặc làm một bức tường thành để người sau nỗ lực hơn phá đi. Có lẽ đừng nên đùa với các “cao thủ” vội. Ai cũng có thời điểm của họ. Hoa hậu Bùi Bích Phương nếu bây giờ đi thi hoa hậu báo Tiền Phong chắc bị loại từ vòng gửi xe. Nhưng thời điểm ấy cô là nhất. Đó là chuyện hoa hậu hay bóng đá. Còn trong nghệ thuật thì không có chuyện đó đâu. Gừng càng già càng cay là “lý của nghệ thuật”. Ta hẵng cứ vượt chính mình đi cũng đã oải lắm rồi. Nói gì đến chuyện hòng so sánh với những danh nhân đã phải trả nhiều giá đắt để làm nên tên nên tuổi “vang bóng một thời”. Biết thế mới lớn được. Có một vĩ nhân của thế giới khiêm tốn nói rằng tôi lớn được bởi tôi biết đứng được trên vai những người khổng lồ! Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp có làm mấy câu vè miêu tả một “bậc thầy”, một nhà thơ lớn của nước ta thời cả trước và sau cách mạng như thế này: Khi ủ rũ như triết gia mắc bệnh/ Khi rỡn chơi như trẻ nhỏ thơ ngây/ Đôi khi cũng phải mặt dầy/ Đôi khi cũng phải loay hoay một mình. Có lẽ chẳng có gì thích thú, kính trọng và thông cảm hơn với các bậc thầy như thế…
* Bài liên quan: – Đón xem Hiếu Mường lần đầu làm Festival * Vũ Lâm nói nhăng nói cuội: - Victor không phải lúc nào cũng là Hugo và việc đối diện với các bậc thầy - Hội chứng “Giã từ mây trắng” trong sáng tác Ý kiến - Thảo luận
23:57
Thursday,20.10.2011
Đăng bởi:
Phạm Huy Thông
23:57
Thursday,20.10.2011
Đăng bởi:
Phạm Huy Thông
Vn leak ơi! Ám hiệu rủ nhau đi cà phê sáng chăng?
9:30
Thursday,20.10.2011
Đăng bởi:
VNLEAK
pham Huy Thông ơi
Tớ "...Vẫn để dành một cuốn Catalog triển lãm để tặng bạn đấy nhưng chưa có dịp". ...xem tiếp
9:30
Thursday,20.10.2011
Đăng bởi:
VNLEAK
pham Huy Thông ơi
Tớ "...Vẫn để dành một cuốn Catalog triển lãm để tặng bạn đấy nhưng chưa có dịp". Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp