Nghệ sĩ: Nguyễn Ngọc Lâm Tác phẩm: Cây đất Mường Chất liệu: Gỗ, đinh sắt Ý tưởng: Sáu thân cây gỗ dựng đứng, trên đầu được ghép hình chiếc tổ – ngôi nhà, thể hiện cái nhìn riêng biệt về điêu khắc trong không gian tự nhiên của nghệ sĩ, có lẽ lấy gợi ý từ ngôi nhà sàn hoặc những tổ chim. Cây cũng là một hình tượng điêu khắc được Nguyễn Ngọc Lâm theo đuổi vài năm gần đây.
Tác phẩm “Cây đất Mường”, Nguyễn Ngọc Lâm
.
.
.
*
NHÀ CÂY
Nghệ sĩ: Nguyễn Ngọc Lâm Tác phẩm: Nhà – cây Chất liệu: Gỗ, đinh sắt, sắt hàn Ý tưởng: Một điêu khắc đặt trong không gian tự nhiên. Ngôi nhà gỗ đóng và ghép bằng các mảnh thân cây, được treo cục sắt hàn lơ lửng ở giữa. Nghệ sĩ sử dụng thủ pháp tương phản khối khung nhà rỗng – vững chãi với khối sắt đặc, nặng – mong manh, cũng như hai chất liệu gỗ – đá, để khai thác hiệu quả của các tương quan rỗng – đặc, nặng – nhẹ.
Tác phẩm “Nhà cây”, Nguyễn Ngọc Lâm
.
.
.
*
KỲ NHÔNG NÚI
Nghệ sĩ: Nguyễn Tuấn Khôi Tác phẩm: Kỳ nhông núi Chất liệu: Gỗ, dây thừng, đá Ý tưởng: Một sắp đặt kết hợp giữa đá, thân cây, dây thừng với mặt nền tạo ra hình ảnh cách điệu của những con kỳ nhông nằm trên mặt đất.
Tác phẩm “Kỳ nhông núi”, Nguyễn Tuấn Khôi
.
.
.
.
*
LỢN CON ĐI KIỆN
Nghệ sĩ: Phạm Thái Bình Tác phẩm: Lợn con đi kiện Chất liệu: Gỗ, nhôm, đinh sắt, sơn màu Ý tưởng: Tác phẩm được sáng tác từ gợi ý một câu chuyện ngụ ngôn cổ của người Mường với nhan đề Lợn con đi kiện, thể hiện hình ảnh đàn lợn con leo thang lên kiện với ông Trời. Hiện giảng dạy ở Đại học Kiến trúc, nghệ sĩ có ý khi đặt tác phẩm cạnh hồ nước như một phối cảnh nhỏ với không gian xung quanh.
Tác phẩm “Lợn con đi kiện”, Phạm Thái Bình
.
.
*
CHUYẾN ĐI
Nghệ sĩ: Phạm Văn Tuấn Tác phẩm: Chuyến đi Chất liệu: Gỗ Ý tưởng: Những con trâu được tạo từ nhiều thân gỗ, sau đó được bày đặt ngoài trời với ý tưởng mô tả hình ảnh một đàn trâu lao xuống đỉnh dốc. Tác giả phối hợp các hình tượng với địa hình trưng bày để tạo nên một sắp đặt điêu khắc kết hợp với tự nhiên.
Tác phẩm “chuyến đi”, Phạm Văn Tuấn
.
.
*
KHÁT VỌNG TRỞ VỀ
Nghệ sĩ: Trần Trọng Tri Tác phẩm: Khát vọng trở về Chất liệu: Đá, dây thép Ý tưởng: Những phiến đá chẻ sắp đặt trên mặt đất, nối với nhau bằng dây thép hiện thân cho những nỗ lực và khát vọng trở về với nguồn gốc và bản năng tự nhiên.
Tác phẩm “Khát vọng trở về”, Trần Trọng Tri
.
*
ÂN HUỆ CUỐI CÙNG DÀNH CHO TỰ NHIÊN
Nghệ sĩ: Trần Trọng Tri Tác phẩm: Ân huệ cuối cùng dành cho tự nhiên Chất liệu: Gỗ, đá, dây thép Ý tưởng: Tự nhiên như viên đá treo trên cột gỗ chờ phát đạn tử hình – một ý tưởng nói lên tính mâu thuẫn giữa tư tưởng bảo vệ và các hành động phá hoại thiên nhiên của con người.
Tác phẩm “Ân huệ cuối cùng dành cho tự nhiên”, Trần Trọng Tri
.
.
*
CỔNG CHÀO
Nghệ sĩ: Vũ Quang Sáng Tác phẩm: Cổng chào Chất liệu: Tre, đinh sắt Ý tưởng: Lấy ý tưởng từ cổng chào của các đô thị, tác giả tạo dựng hai kết cấu tre đặt hai bên đường vào khu nghệ thuật đương đại tại bảo tàng Mường.
Tác phẩm “Cổng chào”, Vũ Quang Sáng
.
.
*
GIAO HƯỞNG
Nghệ sĩ: Vương Văn Thạo Tác phẩm: Giao hưởng Chất liệu: Gỗ, đinh, dây thừng, loa sắt, chiêng đồng nhỏ Ý tưởng: Người Mường có dàn chiêng cổ trong nhạc cụ truyền thống, người Việt ở đô thị dùng loa vừa để thông tin và phát nhạc. Công cụ hiện đại sẽ dần dần biến đổi, pha tạp trong khuynh hướng toàn cầu hóa, tạo ra những vật phẩm lai căng và giống nhau.
Tác phẩm “Giao hưởng”, Vương Văn Thạo
.
.
*
HÓA THẠCH NHÀ SÀN
Nghệ sĩ: Vương Văn Thạo Tác phẩm: Hóa thạch nhà sàn Chất liệu: Composite Ý tưởng: Nghệ sĩ tạo tác phẩm này từ Hà Nội và đem lên trưng bày. Nhà sàn Mường là một di sản vật chất có giá trị văn hóa cần được lưu giữ và bảo tồn, như một hóa thạch còn sống và thở của nền văn minh Mường cổ.
Tác phẩm “Hóa thạch nhà sàn”, Vương Văn Thạo
.
*
LŨA
Nghệ sĩ: Trần Đức Sỹ Tác phẩm: Lũa Chất liệu: Gỗ, đinh sắt Ý tưởng: Một chiếc ghế băng được đóng từ nhiều thanh gỗ dỡ ra từ một chiếc rương cũ. Sức ỳ, sự chậm chạp, bất biến và lạc hậu của nền văn minh nông nghiệp, như hình ảnh chiếc ghế – một đồ vật quen thuộc – bị mài mòn hư hỏng theo thời gian.
Tác phẩm “Lũa”, Trần Đức Sỹ
.
.
Nguyễn Anh Tuấn (chụp ảnh và biên soạn từ ý tưởng của các nghệ sĩ)
Tôi thích "Lợn con đi kiện" và "Chuyến đi".
Tác phẩm "Lợn con đi kiện" của Phạm Thái Bình sẽ còn hay hơn nữa nếu bỏ những thanh zíc zắc sơn xanh đi, nó làm mất sự thanh thoát.
"Lũa" của Trần Đức Sỹ đẹp nhưng không mới. ...xem tiếp
10:39Wednesday,19.10.2011Đăng bởi: hồ thu ba
Tôi thích "Lợn con đi kiện" và "Chuyến đi".
Tác phẩm "Lợn con đi kiện" của Phạm Thái Bình sẽ còn hay hơn nữa nếu bỏ những thanh zíc zắc sơn xanh đi, nó làm mất sự thanh thoát.
"Lũa" của Trần Đức Sỹ đẹp nhưng không mới.
19:27Monday,17.10.2011Đăng bởi: HongLam
Nhìn tổng thể thấy mỗi Kỳ nhông núi của Vũ Tuấn Khôi là có vẻ được nhất, ăn vào không gian môi trường, ý tưởng giản dị, vui vui, dễ xem. Không cầu kỳ, không lơ mơ, không ngớ ngẩn, cũng chẳng đánh đố người xem như một vài tác phẩm khác ở đây. ...xem tiếp
19:27Monday,17.10.2011Đăng bởi: HongLam
Nhìn tổng thể thấy mỗi Kỳ nhông núi của Vũ Tuấn Khôi là có vẻ được nhất, ăn vào không gian môi trường, ý tưởng giản dị, vui vui, dễ xem. Không cầu kỳ, không lơ mơ, không ngớ ngẩn, cũng chẳng đánh đố người xem như một vài tác phẩm khác ở đây.
Tác phẩm "Lợn con đi kiện" của Phạm Thái Bình sẽ còn hay hơn nữa nếu bỏ những thanh zíc zắc sơn xanh đi, nó làm mất sự thanh thoát.
"Lũa" của Trần Đức Sỹ đẹp nhưng không mới.
...xem tiếp