Gẫm & Bình

Với PHẬP PHỒNG: Các bạn có đang lạm dụng danh nghĩa “phái nữ”? 10. 12. 11 - 7:22 am

L.B

(Từ cmt của L.B cho bài Art talk PHẬP PHỒNG: Phần 2: Ngọt, Chuyện của Mẹ, Cổng Vạn Tuế, và Giàn mướp. SOI xin trích thành bài cho các bạn tiện theo dõi.)

*

Tôi quan tâm đến triển lãm của các bạn vì tôi là một khán giả nữ yêu thích nghệ thuật. Những lời trong bản thông cáo triển lãm, về nữ quyền, đấu tranh bình đằng giới, cách mạng tình dục… mà các bạn đưa ra quá hấp dẫn. Thêm nữa, với sự đảm bảo bằng cái tên curator là Trần Lương, hứa hẹn có nhiều điều để nói về các bạn.

Tôi không thể tham dự buổi khai mạc, nên chỉ đến để nghe art talk và xem lại các trình diễn qua video quay lại phát ngay tại phòng triển lãm.

Tôi thích xem các tác phẩm và đánh giá chúng bằng cảm nhận thông qua thị giác của chính mình, chứ không phải những lời giới thiệu gây shock, những statement bay bướm về tác phẩm. Và nhất là càng không thích chỉ ngồi nghe những lời ca ngợi, phân tích các tác phẩm thị giác như phân tích văn chương. Ý nghĩa của tác phẩm, tự tác phẩm nói ra, chứ không phải tác giả ngồi tâm sự đời mình.

Từ trái qua phải, hàng đầu, là các tác giả: Phạm Hồng, Hoài Thơ, giám tuyển Trần Lương, Hường, Ngọc Huế, Hồng Ngân, Thu Thủy.

Sau khi dự art talk của các bạn về, tôi bỗng thấy tíếc. Vì giá mà mình cố gắng đến xem các tác phẩm vào hôm trước rồi về tự cảm. Còn hơn đến art talk rồi trở về với hai tai lùng bùng rất nhiều lời phát biểu, cứ y như nghe một chương trình thay lời muốn nói trên radio vậy. Tác phẩm bỗng dưng bị làm nền cho các bạn đọc diễn văn. Tôi tự hỏi không bíêt các bạn có thấy mình đang nói nhiều hơn là làm không?

Nhiều người hài lòng với những điều các bạn nói. Xúc động, cảm thông với tâm sự của các bạn. Họ ra về và tán tụng rằng triển lãm của các bạn hay lắm, có ý nghĩa lắm. Hỏi thử họ xem tác phẩm của các bạn trông như thế nào, chẳng hiểu họ có nhớ không?

Vấn đề tôi muốn nói ở đây, các bạn là nghệ sĩ thị giác, xin các bạn hãy quan tâm đến tác phẩm của mình hơn là tìm lời để nói về chúng. Và đừng nói về chúng quá vĩ đại như cái gọi là “lời tuyên ngôn nữ quyền” trong khi thực chất tác phẩm của các bạn chưa với đến tầm ấy.

“Ngọt”: tác phẩm hình đôi môi được tác giả dùng khoảng 10.000 lưỡi dao lam lắp ghép, sắp đặt thành.

Đương nhiên trong số các tác phẩm, tôi vẫn đánh giá cao những tác phẩm mà có vẻ như tác giả đầu tư tâm huyết nhiều hơn số còn lại. Ví dụ như Nở của bạn Hồng, hay Ngọt của bạn Thủy… Tác phẩm của các bạn rất nữ tính, vừa yếu đuối vừa có chút gì gai góc. Tôi ấn tượng với hình ảnh của chiếc áo dài đầy kim nhọn đâm ra trong một ánh sáng chói lòa giữa phòng triển lãm. Chỉ tiếc là tác phẩm của bạn có cái gì hơi giống sắp đặt Áo cưới từ xa xưa của Trương Tân thì phải? Nhưng điều ấy không quan trọng. Nghệ sĩ trong đầu cũng có từng ấy cái suy nghĩ, nói là giống thì ai chả có cái giống ai.

Sắp đặt “Nở” của Phạm Hồng. Chất liệu: dây thép, voan, ren


Váy cưới, Trương Tân

Buổi art talk hôm đó, tôi nghe các bạn nhắc đi nhắc lại rất nhiều về vấn đề bình đằng giới, về cách mạng tình dục, giải phóng tình dục cho phái nữ. Các bạn bảo rằng đó là vấn đề cấp bách. Như thể cứ là đàn bà thì ai cũng chán đàn ông, ai cũng dùng sex toy, ai cũng khổ sở về tình dục. Có đúng không ạ? Hay cứ đàn bà làm nghệ thuật thì lại hay danh dứt với chủ đề tình dục. Xu hướng gần đây các anh nghệ sĩ thì thích chính trị xã hội, còn các chị vẫn cứ quanh quẩn mãi với mấy cái trần trụi nhất về sex mà các chị nghĩ ra. Các bạn nói rằng các bạn tìm bình đẳng, nhưng tôi thấy các bạn lại cứ đang lạm dụng cái danh nghĩa “phái nữ” của mình để nghệ thuật của các bạn được quan tâm hơn. Giống như một anh tàn tật cứ bắt xã hội phải coi mình là người bình thường, nhưng đụng một chút là tự ái, là lấy lý do tàn tật nên có nhiều khó khăn… Thế thì bình đẳng làm sao được?

Tôi thích những câu hỏi của cô bé tự giới thiệu là sinh viên kinh tế hỏi về tác phẩm Nở của bạn Hồng. Cô bé ấy hỏi rất nhiều câu kiểu, chị nói thế mà sao em không thấy thế, chị bảo cái này nói lên điều này mà sao em thấy nói lên điều khác. Rất ngây thơ, rất logic kiểu kinh tế, nhưng lại đáng để các nghệ sĩ phải nghĩ. Rằng đáng nhẽ tác phẩm của các bạn nếu thành công, phải khiến người ta cảm được nhiều hơn chứ? Tôi nhớ sau rất nhiều câu hỏi của cô bé ấy, thì anh Trần Lương chốt lại một câu “Bạn cần đến xem các triển lãm nhiều hơn”. Tôi cũng nghĩ như thế. Các bạn trẻ quan tâm đến nghệ thuật cần phải biết kinh nghiệm chú ý đến statement, hay lời giới thiệu của tác giả trước khi xem tác phẩm, không thì không cảm nổi điều gì đâu.

Tôi đóng góp những ý kiến của mình, để mong các bạn làm tốt hơn. Tôi thấy ở các bạn lòng say mê và yêu nghệ thuật nhiều lắm, nhưng chỉ thế thì chưa đủ để làm tác phẩm của các bạn thực sự hay, thực sự tốt. Cần một chút tư duy hay trí tuệ hơn chăng? Chắc chắn các bạn sẽ còn tiến xa hơn trên con đường nghệ thuật. Nên hãy tiến những bước vững hơn. Dù sao cũng xin chúc mừng các bạn, chúc mừng triển lãm….

 

*

Bài liên quan:

– 2. 12: PHẬP PHỒNG tại viện Goethe
– Art talk PHẬP PHỒNG: Phần 1: “Chiến” và “Nở”

– Art talk PHẬP PHỒNG: Phần 2: Ngọt, Chuyện của Mẹ, Cổng vạn tuế, và Giàn mướp

– Với PHẬP PHỒNG: Các bạn có đang lạm dụng danh nghĩa “phái nữ”?

– Ngày cuối cùng của PHẬP PHỒNG và Cổng Vạn Tuế

Ý kiến - Thảo luận

1:13 Sunday,11.12.2011 Đăng bởi:  CÔNG AN PHƯỜNG
thế VŨ HUY có biết PHƯƠNG LINH nhái ai ko, à wen không pải nhái mà là 2 tư tưởng " NỚN" gặp nhau chứ.
Ừ HỰ ghê ghớm


...xem tiếp
1:13 Sunday,11.12.2011 Đăng bởi:  CÔNG AN PHƯỜNG
thế VŨ HUY có biết PHƯƠNG LINH nhái ai ko, à wen không pải nhái mà là 2 tư tưởng " NỚN" gặp nhau chứ.
Ừ HỰ ghê ghớm

 
9:32 Saturday,10.12.2011 Đăng bởi:  tuedang
Bạn Vụ Huy xem tác 2 tác phẩm của Phạm Hồng và Phương Linh ở "góc độ" nào mà cho rằng tác phẩm của Phạm Hồng "nhái" của Phương Linh?
Theo mình thấy và so sánh tác phẩm của Phương Linh (Allery - đinh mũ cắm đặc trên đồ lót nhúng hóa chất)và tác phẩm "Nở" của Phạm Hồng thì về "kiểu dáng" bên ngoài cũng như nội dung ý nghĩa mà tác giả muốn nói đều khác nhau.
-N
...xem tiếp
9:32 Saturday,10.12.2011 Đăng bởi:  tuedang
Bạn Vụ Huy xem tác 2 tác phẩm của Phạm Hồng và Phương Linh ở "góc độ" nào mà cho rằng tác phẩm của Phạm Hồng "nhái" của Phương Linh?
Theo mình thấy và so sánh tác phẩm của Phương Linh (Allery - đinh mũ cắm đặc trên đồ lót nhúng hóa chất)và tác phẩm "Nở" của Phạm Hồng thì về "kiểu dáng" bên ngoài cũng như nội dung ý nghĩa mà tác giả muốn nói đều khác nhau.
-Nếu bạn chỉ dựa trên chất liệu hay vật liệu giống nhau (như ở 2 tác phẩm này có dùng đến những vật nhọn)mà Vũ Huy cho là "nhái" thì có lẽ ý kiến của bạn hơi vội vàng rồi.
-Giả như có ai đó làm tác phẩm 1 người đang đau đớn, bằng những mũi tên nhọn, hay những mũi dao... thì có bị cho là "nhái" không? 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tức quá, người ta cứ nghĩ là SOI giỏi

Bạn Thành và Soi (tranh luận với nhau :-)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả