Nghệ sĩ thế giới

Eugène Atget: cả tư liệu lẫn nghệ thuật đều giành ông 07. 09. 12 - 4:35 pm

Soi dịch

SYDNEY – Lần đầu tiên ở Úc, người ta tổ chức một triển lãm khá toàn diện về nhiếp ảnh của Eugène Atget (1857–1927). Trong ảnh: “Sân 28 đường Bonaparte,” 1910.

 

200 bức ảnh được Man Ray chọn từ các bộ sưu tập lớn của các bảo tàng được bày trong lần này. Trong ảnh: “Đại lộ Strasbourg”, 1912

 

Thoạt đầu, Atget chỉ được coi là một nhiếp ảnh gia thương mại, bán loại ảnh mà ông gọi là “tư liệu cho họa sĩ”, tức là những bức ảnh phong cảnh, hoa lá, cảnh trí, ảnh cận… Trong ảnh: “Hồng”, 1923.

 

… hay những bức như tranh… Tóm lại là loại ảnh để họa sĩ có thể dùng “tham khảo” khi vẽ. Trong ảnh: “Ám ảnh thứ Năm”.

 

Thế rồi Atget chuyển sang quan tâm đến đường phố Paris, và những tác phẩm nhiếp ảnh của ông ngay lập tức thu hút sự chú ý của các tổ chức lớn như Bảo tàng Carnavalet và thư viện Quốc gia. Những cơ sở này đã trở thành khách “sộp” của ông.

 

Chính trong những bức ảnh chụp Paris mà ta thấy Atget mới chính là Atget – ông bày ra cho ta một thành phố khác xa với những hình ảnh cliché đẹp đẽ, bóng bẩy của Thời kỳ vàng. Những hình ảnh về một “Paris cũ” của Atget chính là những vùng đã không bị chương trình hiện đại hóa của Baron Haussmann hồi thế kỷ 19 sờ đến. Trong ảnh: “Bến Ajou sáng sớm”.

 

Những con đường vắng, những tòa nhà vắng, những chi tiết thường hay bị bỏ qua; Khắc khổ đó, nhưng những bố cục độc đáo đã mang lại một chân dung bí ẩn của thành phố này. Trong ảnh: “Phố Broca”.

 

Người chọn những tác phẩm để bày trong đợt này là Man Ray. Ông từng gặp Atget hồi những năm 1920s. Chính những người như Berenice Abbott và Man Ray đã nhìn ra tài năng nghệ thuật của Atget đầu tiên, trân trọng ông như một nghệ sĩ. Cả hai người đều là những người vận động để các tổ chức lưu giữ ảnh của Atget. Trong ảnh: “Montmartre, maison de musette” (Nhà của “tiểu” nàng thơ?), 1923.

 

Kỹ thuật và thiết bị mà Atget sử dụng chính là thứ mà thế kỷ 19 dùng. Ông có một cái máy ảnh xếp cồng kềnh, trong một cái thùng gỗ 18 x 24cm vừa nặng vừa cần phải có chân để đặt lên. Ống kính của Atget cho phép ông chụp được chi tiết bé nhất một cách chính xác nhất.

 

Atget cũng dùng phương pháp rửa ảnh truyền thống, với giấy albumen nhúng nitrat bạc, phơi dưới ánh sáng tự nhiên và sau đó nhuộm vàng (?). Phương pháp thì cũ, nhưng cái nhìn của ông trước hình ảnh, với nhiếp ảnh, lại là cái nhìn hiện đại. Trong ảnh: “Người bán chụp đèn”.

 

Chính vì thế, Atget đã mang lại cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ, nhiếp ảnh gia, như các họa sĩ siêu thực, rồi Walker Evans và Bernd & Hilla Becher… Ông còn được coi là người mở đầu cho nhiếp ảnh tư liệu thế kỷ 20.

 

*

Mời các bạn đọc thêm:

– Eugène Atget: cả tư liệu lẫn nghệ thuật đều giành ông   
– 5. 11: MAURICE UTRILLO: sinh tại Montmartre, sống nhờ Montmartre, chôn tại Montmartre
  
– “Maison de musette” gọi đúng phải là gì?

 

 

Ý kiến - Thảo luận

13:00 Saturday,8.9.2012 Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng
"La Maison de musette" còn có tên là "La Maison de Mimi Pinson". Mimi Pinson là tên của một nữ nhân vật hư cấu trong tập truyện "Le Diable de Paris" (Con quỷ của Paris) do Alfred Musset sáng tác năm 1845. Mimi Pinson là một cô gái nghèo làm thợ may, kết bạn với các nghệ sĩ, làm mẫu cho các họa sĩ và say mê một thi sĩ phóng đãng.

Nhân vật Mimi Pisoncủa Musset đã trở nên nổi tiếng như nà
...xem tiếp
13:00 Saturday,8.9.2012 Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng
"La Maison de musette" còn có tên là "La Maison de Mimi Pinson". Mimi Pinson là tên của một nữ nhân vật hư cấu trong tập truyện "Le Diable de Paris" (Con quỷ của Paris) do Alfred Musset sáng tác năm 1845. Mimi Pinson là một cô gái nghèo làm thợ may, kết bạn với các nghệ sĩ, làm mẫu cho các họa sĩ và say mê một thi sĩ phóng đãng.

Nhân vật Mimi Pisoncủa Musset đã trở nên nổi tiếng như nàng Kiều của Nguyễn Du, đi vào nhiều bài hát, nhạc kịch, điện ảnh sau này.

Điển hình là hai vở opera cùng tên "La Bohème" (Giới phóng đãng) của Giacomo Puccini (1896) và Ruggero Leoncavallo (1897), dựa trên tiểu thuyết "Scènes de la vie bohème" (Những cảnh đời phóng đãng) của Herni Murger viết năm 1847 - 1849. Leoncavallo sau đó đã đổi tên vở này thành "Mimi Pinson".

Các cô gái xuất thân từ giới cần lao Pháp (grisettes) như Mimi Pinson thường làm nghề thợ may, thợ giặt, phụ bán hàng, bán hoa ngoài phố, làm mẫu vẽ cho các họa sĩ, cặp bồ với các đại gia, và bán dâm nghiệp dư (Fantine trong "Những người khốn khổ" của Victor Hugo cũng là một grisette như vậy).

Khi nhà soạn nhạc Pháp Gustave Charpentier (1860 - 1956) thành lập Nhạc viện bình dân (1902) để dạy âm nhạc miễn phí cho các nữ công nhân, ông đã gọi đó là "Nhạc viên của các Mimis Pinsons". Mimis Pinsons trở thành danh từ chung số nhiều, tương tự như ta nói "các nàng Kiều".

Từ thế kỷ 19, dân quê vùng Auvergne (miền trung nước Pháp) kéo về Paris mở ra các quán café và bars tại các quận 5, 11 và 12 ở Paris. Trong các quán này có cả phòng nhảy, nơi người ta thường chơi musette (kèn túi) và grelottière (vòng có chuông đeo ở cổ chân phát ra tiếng nhạc khi nhảy). Những quán nhảy như vậy được gọi là các quán musette. Sau khi cư dân Ý kéo tới Paris vào cuối thế kỷ 19, họ mở các quán bars tại quận 19, và thường chơi đàn accordion thay vì musette, nhưng họ cũng vẫn gọi các quán nhảy của họ là musette.

Tại Hội hóa trang 1897 (La Vachalcade de 1897) do các nghệ sĩ tổ chức tại Montmartre, họ đã làm một cái xe diễu hành trên đó có hình nóc ngôi nhà mà họ đặt tên là "Nhà của nàng Mimi Pinson" (La Maison de Mimi Pinson"). Ngôi nhà số 18 phố Mont Cenis (rue du Mont Cenis) tại Montmartre từ đó mang tên này. Ngôi nhà này đã bị phá bỏ năm 1925. Tại nơi đó nay là một khu nhà mới, trên tường có gắn một tấm phù điêu nhỏ hình của La Maison de Mimi Pinson.

Cho nên, "La maison de musette" mà chuyển sang tiêng Việt thì có lẽ là "Quán nhảy" hay "Nhà của nàng Mimi Pinson". Ở Paris có nhiều cái tên với bao bí mật và lịch sử ẩn bên dưới, khi đọc lên cũng gần như nghe một bản nhạc hay xem một bức tranh, có nghĩa là không cảm được cái bí mật và lịch sử đó thì coi như chưa hiểu hết cái hay cái đẹp của tác phẩm.

Chú ý: Maurice Utrillo từng vẽ vài bức La Maison de Mimi Pinson trong khoảng từ năm 1914 tới 1938 - 1940, tức là tới tận sau khi ngôi nhà đã bị phá hủy vì sau năm 1935 cụ sống tại Le Visinet ở ngoại ô Paris, sức khoẻ yếu, nên chỉ ngồi nhà vẽ từ ảnh trên bưu thiếp hoặc theo trí nhớ.


 
10:07 Saturday,8.9.2012 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
"..."nhà của "tiểu nàng thơ" nhé?..."

Hẹ hẹ, cái này cháu nghĩ SOI chỉ có thể hỏi chú Đăng thì phiên mới chuẩn được ạ.

Vì răng? Vì điển tích MIMI PINSON nó rất chi là lâm ly lẫm liệt đặc biệt có liên quan đến các họa sĩ hay vẽ đồi Mông-mạc.

Nếu gúc-gồ về "house of Mimi Pinson, painting" cháu thấy có đến vài chăm bức tranh của rất nhiều họa sĩ từ gạo-c
...xem tiếp
10:07 Saturday,8.9.2012 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
"..."nhà của "tiểu nàng thơ" nhé?..."

Hẹ hẹ, cái này cháu nghĩ SOI chỉ có thể hỏi chú Đăng thì phiên mới chuẩn được ạ.

Vì răng? Vì điển tích MIMI PINSON nó rất chi là lâm ly lẫm liệt đặc biệt có liên quan đến các họa sĩ hay vẽ đồi Mông-mạc.

Nếu gúc-gồ về "house of Mimi Pinson, painting" cháu thấy có đến vài chăm bức tranh của rất nhiều họa sĩ từ gạo-cội đến cạo-gội (thanh-nữ-máy-lạnh)...

Lại còn Mimi Pinson trong các thể loại ca-vũ-nhạc-kịch-tiểu-thuyết-thi-phú nữa chớ !!!

Bất-ngờ ghê gớm 1 cái ảnh zản zị ! 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

E hèm, sau đây tôi xin trả lời...

Germaine Greer – Hồ Như Mai st và dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả