|
|
|
|||||||||||||
Gẫm & BìnhXét cho cùng là say mình 18. 07. 10 - 7:12 amJerry Saltz - Ngọc Trà dịch(SOI: Như từng giới thiệu, Jerry Saltz là nhà phê bình nghệ thuật Mỹ thuộc hàng “cay nghiệt”, hay “nói ngược”. Soi xin giới thiệu góc nhìn của ông về chương trình triển lãm The Artist is Present – Nghệ sĩ giá lâm.) Bên ngoài các bảo tàng, giữa những quảng trường ồn ĩ, người nhìn người. Bên trong các bảo tàng, chúng ta bỏ lại thế giới kia, bước vào cái có thể gọi là “tâm thức chung” (group-mind), yên lắng lại để nhìn nghệ thuật. Đã hai tháng nay (bài viết vào tháng 5. 2010), triển lãm quy mô lớn tổng kết sự nghiệp 40 năm của Marina Abromovic tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại (MoMa) mang tên Nghệ sĩ giá lâm – với chính Abramovic có mặt, an tọa như một nữ hoàng trong sảnh lớn bảo tàng, thêm các nghệ sĩ trình diễn khỏa thân diễn lại các tác phẩm trong quá khứ của bà, và rất nhiều khán giả cùng tham gia – đã biến không gian vốn trầm mặc hàn lâm của bảo tàng thành một rạp xiếc hiện sinh của màn “tự phục vụ” quái đản. Từ 14 tháng Ba, 2010, nghệ sĩ trình diễn người gốc Yugoslavia 63 tuổi này đã tiến hành các cuộc “ thi nhìn chằm chằm” kéo dài với những người đến thăm bảo tàng. Gần như từng phút bảo tàng mở cửa đều có mặt bà, và bà sẽ vẫn có mặt ở đó cho đến giờ bảo tàng đóng cửa vào chiều 31 tháng Năm. Tin đồn lan rộng trong giới nghệ sĩ, nào là chuyện bà phẫu thuật thẩm mỹ, nào là cách dẫn tiểu của bà (trong thời gian triển lãm). Suốt ngày, người người nối đuổi nhau đợi tới phiênngồi đối diện Abramovic, nhìn bà chằm chằm bao nhiêu tùy thích. Một số khoác trang phục cổ quái; số nữa òa ra khóc; một số cứ thế ở lại cả ngày, khiến trong hàng không bao giờ dứt tiếng thở than. Trong khi đó, khách tham quan ở tầng sáu thì hoặc đang cố tránh, hoặc đang ép sát vào, hoặc liếc mắt đưa tình với Imponderabilia (Bất khả tiên lượng), một tác phẩm trong đó hai người khỏa thân đứng mặt đối mặt trong một khung cửa hẹp. Người xem có thể chọn giải pháp đi ngang qua họ. (Tôi chọn giải pháp đó, và thế là dương vật cọ ngay vào đùi). Xa hơn trong các phòng trưng bày, những người đóng thế vai cho nữ nghệ sĩ đang tạo dáng trong các tư thế khác nhau: một nghệ sĩ khỏa thân “đậu” trong tư thế sải cánh đại bàng trên một chiếc yên xe đạp đính cao lên tường, bắt chước hình tượng Universal man trong tranh của Leonardo Da Vinci. Ngày xưa, chính Abramovic, hoặc một mình, hoặc cùng bạn đồng hành một thời Ulay, từng thử nghiệm tất cả những hành động gần như khổ dâm này. Bản thân tôi thì phân vân về show diễn này. Nó là một tác phẩm phô trương, mang tính tự tôn thờ bản thân, và nó giúp đám đông bộc lộ bản tính tự yêu mình, thích phô trương mình, trong một vòng phản hồi tự thỏa mãn. Nó có vẻ giống như một loạt các trò đùa về khái niệm. Buổi triển lãm này thực tế là nằm trong cả một “mùa” nghệ thuật trình diễn ở các bảo tàng New York. Trước show diễn của Abramovic là tác phẩm của Tino Sehgal tại Guggenheim, và buổi tái hiện một màn đóng đinh thập giá của Pawel Althamer diễn ra tại New Museum. Có thể đó là do các bảo tàng đã nhập thân với thời đại truyền hình thực tế (reality TV), ở đấy cuộc đời mỗi người đều là nghệ thuật. Cũng có thể vì nghệ thuật tập thể (participatory sculpture) sẽ giúp hai chữ nổi tiếng đến với mọi người. Mà cũng có thể chỉ vì các bảo tàng đang cạnh tranh để giành thị phần của nhau mà thôi. Nhưng hình thức này cũng rất hấp dẫn. Người ta đã tham gia vào tác phẩm một cách mạnh mẽ và sâu sắc như họ đã tương tác với hội họa và điêu khắc. Đặc biệt thú vị là không có ngài Thị trưởng Guiliani nào xuất hiện để đóng cửa bảo tàng chỉ vì nó xúc phạm chúng ta hay xúc phạm ông ấy(*). Việc show diễn của Abramovic thành công vang dội cho thấy nghệ thuật đã lớn hơn cả đạo đức, và khán giả đã cởi mở và chín chắn hơn bao giờ hết. Quái đản và tự coi mình là trung tâm như thế đấy, nhưng Nghệ sĩ giá lâm cũng cho ta thấy rằng, khi chủ nghĩa giật gân bước lên sân khấu chính, nó không cần phải quá màu mè, lòe loẹt, gây sốc và lố bịch. Ờ, có thể chỉ hơi lố bịch tí thôi. * (*): Năm 1999, thị trưởng New York Guiliani đã dọa cắt tài trợ của Bảo tàng Mỹ thuật Brooklyn vì ông cho rằng các tác phẩm trong bộ sưu tập của Charles Saatchi đang trưng bày tại đây là “bệnh hoạn” và “ghê tởm” (Soi)
* Bài liên quan: – Nghệ sĩ giá lâm! Ý kiến - Thảo luận
0:10
Monday,19.7.2010
Đăng bởi:
Hoa Nguyen
0:10
Monday,19.7.2010
Đăng bởi:
Hoa Nguyen
Không phải nhà phê bình nghệ thuật Phương Tây nào, hay bất cứ nhà phê bình nghệ thuật nổi tiếng nào cũng luôn luôn khách quan. Đôi khi, đọc một bài phê bình nghệ thuật , ta vẫn thấy lởn vởn đâu đó những ý nghĩ hết sức cá nhân. Vấn đề là, nhà phê bình có đủ thời gian để tìm kiếm các lý lẽ mà bẻ gẫy đầu các tác phẩm hoặc các nghệ sỹ, trong khi, các nghệ sỹ thì quá bận rộn nghiên cứu, sáng tác, đi chơi, uống bia hoặc tán gái - (có thể lắm chứ?!), không muốn mất thời gian vào việc mài kiếm mà đáp trả, khiến cho thiên hạ càng nghĩ rằng mấy anh phê bình này đúng cả. Tại sao tôi nói như vậy, bởi vì:
1/Jerry Saltz bắt đầu sự nghiệp viết lách của mình cho New York Magazine năm 2006 , được đề cử 3 lần giải Pulitzer cho phê bình nghệ thuật (tuy nhiên chưa có thông tin chính thức nào là đã đạt) và từng là tư vấn duy nhất cho Whitney Biennale năm 1995. Thành tích kể ra cũng đáng nể, đáng nể như thế thì cũng không cần phải chĩa bút vào Marina Abramovich làm gì.Vì: 2/Không ai trong giới mỹ thuật hay nghệ thuật đương đại mà không biết đến cái tên Marina Abramovich, dù gần đây, (có lẽ do tuổi già lẩm cẩm) bà tự nhận mình là "bà nội của nghệ thuật performance". Nói như Jerry Saltz rằng "Quái đản và tự coi mình là trung tâm như thế đấy, nhưng Nghệ sĩ giá lâm cũng cho ta thấy rằng, khi chủ nghĩa giật gân bước lên sân khấu chính, nó không cần phải quá màu mè, lòe loẹt, gây sốc và lố bịch. Ờ, có thể chỉ hơi lố bịch tí thôi" hoàn toàn không đúng trong trường hợp của Abramovich, nó sẽ đúng hơn với Tracey Emin, Billy Childish hay kể cả Damien Hirst về mặt hình thức , chứ không thể là là Marina Abramovich, người đã tốt nghiệp năm 1972 tại học viện mỹ thuật Zagreb, Croatia, có hơn 30 năm làm việc với nghệ thuật trình diễn, video art. Các tác phẩm của bà dựa trên khám phá về mối liên hệ giữa nghệ sỹ trình diễn và khán giả,sự giới hạn của cơ thể và các năng lực của ý thức. Các tác phẩm của bà là nghiên cứu nghiêm túc, tuy là, thường có các hình thức gây sốc cho khán giả lúc đầu. Và quan trọng hơn, trong sự nghiệp nghệ thuật của mình, bà đã có những tác phẩm dấu ấn cho nghệ thuật đương đại thế giới.Với tầm vóc như thế có lẽ bà chả cần phải gây sốc hay làm ai giật gân nữa. 3/Kết luận một điều gì, một ai, không nên chỉ căn cứ vào một sự kiện đang hiện diện, một nhà phê bình nóng vội thường hay có các kết luận bề mặt.Tác phẩm của Marina Abramovich mà tôi thích nhất chính là "performance" trên Vạn Lý Trường Thành năm 1988 với người yêu lâu năm, người bạn đồng nghiệp Tây Đức Ulay (2 người làm việc với nhau từ năm 1976 đến năm 1989). Sau một mối quan hệ có nhiều căng thẳng kéo dài họ quyết định chia tay, hai người sẽ đi gặp nhau từ mỗi đầu của Vạn Lý Trường Thành, Ulay bắt đầu từ Sa mạc Gôbi, Marina bắt đầu từ Biển Vàng, mỗi người đi bộ qua khoảng cách 2500km để gặp nhau và để chia tay nhau, kết thúc một mối tình. Sau này Marina đã nói về chuyến đi này như sau: "Chúng tôi cần một kết thúc chắc chắn... sau một khoảng cách đi bộ đằng đẵng để hướng tới việc gặp nhau.Nó rất nhân bản. Nó cũng kịch tích hơn, giống như một cuốn phim đang đến hồi kết… bởi vì, cuối cùng bạn thực sự cô đơn , cho dù bạn cố gắng làm gì". Một nghệ sỹ làm những tác phẩm trực tiếp và cá nhân như vậy, thường là những người rất mạnh.Đủ mạnh để làm những điều họ cảm thấy cần làm mà không quan tâm đến bất cứ ý kiến nào khác. Hay, nói một cách giang hồ hơn là những người này chính là hiện thân của tự do, tinh thần mà con người luôn khát khao.Họ ko khuất phục trước bất cứ rào cản nào. Bản thân Marina Abramovich xuất xứ từ một nước ngoại biên như Nam Tư và vươn lên vị trí hàng đầu của nghệ thuật đương đại thế giới, nội lực của bà phải rất mãnh liệt: cực đoan, mãnh liệt và cô đơn hết cỡ thợ mộc luôn. 4/Khi The Artist is Present có được sức tương tác lớn thế đối với khán giả (trên Facebook có 1 trang chia sẻ của các sitters , những người đã ngồi trước Marina trong thời gian triển lãm). Bản thân tôi nghĩ rằng, cái tên triển lãm ngụ ý về giá trị của nghệ sỹ trong thời hiện tại, cũng như con người ý thức về hiện tại mà mình đang sống, giản đơn như thế thôi và khả năng tỏa sáng của một cá nhân, ý niệm về sự tự do bát ngát, tự tại mênh mang trước một đám đông.Vậy thì, chỉ có thể nói, bài phê bình này của Jerry Saltz nhằm vào cái gì?! (Thái độ phủ nhận hoàn toàn các tác phẩm, miêu tả một cách bôi nhọ của Jerry, chỉ kể về các tiểu tiết thô lậu như "Người xem có thể chọn giải pháp đi ngang qua họ. Tôi chọn giải pháp đó, và thế là dương vật cọ ngay vào đùi." Đọc cả bài kị mãi không thấy được một tí chất xám phê bình nào.) Một tâm lý bất ổn trước cái xa lạ, không phân định được hay đánh vào một người đại thụ như Abramovich thì sẽ khiến thiên hạ nể nang mình hơn. Cái này chỉ có Jerry Saltz là rõ hơn ai hết, cũng có thể chỉ là hơi đố kị tí thôi. Ờ, có thể chỉ hơi đố kị tí thôi. Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp