|
|
|
|||||||||||||
Kiến trúcGóp thêm vài nhận xét về căn nhà do anh Nghĩa thiết kế (cập nhật 2) 25. 06. 13 - 11:17 pmSiêuNoob và Phó Đức TùngSiêuNoob: Tôi xin góp thêm vài nhận xét về căn nhà này, nếu nông cạn quá cũng xin các bạn bỏ qua: – Về cái cầu thang xoắn dẫn vào nhà: Theo tôi về mặt hình khối là đẹp và ấn tượng, lại có âm hưởng brutalism ở việc đưa một bộ phận công năng/với chất liệu thô nổi bật ra mặt ngoài của ngôi nhà. Tuy nhiên về mặt sử dụng thì có vẻ rất hạn chế và lẵng phí, vì cầu thang này chắc chỉ dùng cho khách đi bộ từ cổng vào.
– Về bố trí các không gian ngủ/sinh hoạt riêng: Theo tôi các không gian này tách biệt nhau quá (hi vọng đó là yêu cầu của chủ nhà). Với cách bố trí này, trừ khi ăn uống ra, còn mọi người trong nhà chắc ít khi nhìn thấy nhau. Đặc biệt phòng hai vợ chồng và ông bà quá xa nhau, có thể gây bất tiện khi ông bà đau ốm, cần chăm sóc.
– Về hệ thống giao thông: Theo tôi cũng khá bất tiện, nhất là cho người sống trên tầng 5. Phải di chuyển qua một hệ thống thang không đồng nhất (thẳng + xoắn). Hay nhà có hệ thống thang máy mà tôi không nhìn ra? – Về hệ thống vệ sinh: Theo quan sát của tôi thì trong ngôi nhà này, cũng như ngôi nhà xanh của Võ Trọng Nghĩa, các vị trí vệ sinh bố trí quá rải rác. Cảm ơn các bạn.
Phó Đức Tùng: Siêunoob, Theo mình thì việc bố trí các không gian ngủ của bố mẹ, con cái xa nhau thực tế nhiều ích lợi hơn là tác hại. Thứ nhất là đối với mặt bằng nhà chật hẹp, mọi người không thể sống chung tầng thì kiểu gì cũng đã có ngăn cách cơ bản. Việc người ta có ra không gian chung sinh hoạt không hay người nào về phòng người đó tùy thuộc vào sinh hoạt từng gia đình. Tất nhiên ai cũng mơ ước một gia đình tam tứ đại đồng đường mà hòa thuận với nhau. Nhưng thực tế, con cái ở chung với bố mẹ, ông bà trong không gian chật rất khó. Ngay ở quê, nếu có điều kiện cũng cho con cái ra ở riêng. Ngay cả có ở chung một khuôn viên cũng còn cách sân. Việc bố trí vệ sinh tản mát, mỗi tầng một khác thì có thể tốn kém về đường ống, nhưng lại có sự linh động hơn về bố trí sao cho tối ưu cho từng tầng, từng phòng. Theo mình, cái chi phí phụ trội để dẫn thêm một đoạn đường ống xứng đáng để có sự tự do trong bố trí. Còn việc cụ thể bố trí từng tầng trong công trình này đã hay chưa mình không bàn. Về việc đổi thang để lên tầng 5, mình không hiểu sao bạn lại coi là dở. việc làm hai, ba thang khác nhau trong một công trình đa số có nhược điểm về lãng phí diện tích giao thông, nhưng có cái lợi là tạo ra các không gian khác nhau, vì cầu thang là yếu tố liên tầng. Mặt khác, nếu lên tầng 5 mà bằng 2 cầu thang khác nhau, với một đoạn nghỉ tương đối dài ở giữa thì đỡ mệt hơn là leo liền một mạch. Về cầu thang xoắn bên ngoài. Cá nhân mình không thích cầu thang này, vì thấy nó không đủ độ trang trọng cho một cổng vào, mặc dù có hình thức mạnh. Nhưng lý do bạn nêu là lãng phí vì chỉ dùng cho người từ ngoài vào thì mình thấy chưa hợp lý. Trong các biệt thự xưa, cầu thang ngoài dẫn lên phòng khách còn hoành tráng hơn, thậm chí đi từ hai vế lên. Cầu thang dẫn khách từ ngoài vào phòng khách là không gian trang trọng bậc nhất trong căn nhà, khó có thể gọi là phí được. Còn nếu nói bản chất của kiến trúc là công năng, cần tối giản tới mức vừa đủ dùng, thì như mình đã nói, nhu cầu thực của con người không biết bao nhiêu, có lẽ chẳng cần kiến trúc, chỉ cần một cái lều đánh cá cũng đủ cho cả gia đình sống an toàn, ấm cúng và hạnh phúc. * SieeuNoob: Rất cám ơn anh Tùng đã cho ý kiến, xin được chia sẻ thêm với anh và các bạn vài suy nghĩ cá nhân: – Về cái cầu thang xoắn đón khách, như đã nói, theo tôi là đẹp. Nó vừa có chất liệu thô, hình khối vững chắc, nhưng cũng rất lãng mạn. Theo tôi cái cầu thang này nói gọn được nhiều điểm chính trong kiến trúc của cả ngôi nhà: những khung ảnh (cửa sổ) instagram, những mái trần mềm mại, đến sự trung thực của vật liệu. Nói chung cái thang này như một lời giới thiệu cho cả ngôi nhà. Tuy nhiên về sử dụng thì tôi vẫn thấy hơi lãng phí. Anh Tùng có so sánh với cầu thang đón khách trong các biệt thự xưa. Điểm khác biệt cơ bản là trong những biệt thự xưa đó, khách thường đi thẳng xe tới chân cầu thang, hoặc đưa vào garage bên cạnh rồi đi bộ đến thang. Trong trường hợp cái thang này, chủ và khách phần lớn đều đi xe xuống tầng trệt. Liệu họ có mất công ra ngoài để thưởng thức cái thang xoắn không? – Về sự tách biệt của các không gian ngủ/sinh hoạt riêng: Đồng ý với anh Tùng là với một căn nhà có nhiều thế hệ, việc có không gian riêng tư cho mỗi thế hệ là tối cần thiết để duy tri sự hòa thuận. Tuy nhiên, theo tôi các không gian riêng đó phải được kêt nối bởi các không gian chung. Nó giống như cái sân gạch trong cái nhà ở nông thôn mà anh Tùng nói đến. Để ông bà có ra quét sân thì con cháu ở trong phòng riêng cũng có thể nhìn thấy… Tóm lại các không gian chung nên là những mắt xích nối các không gian riêng với nhau. Để được như vậy, theo tôi mỗi không gian riêng phải được thiết kế để người ở trong đấy vẫn cảm nhận được phần không gian chung bên ngoài, có thể là nhìn thấy, nghe thấy một phần của các không gian chung ấy. Trong ngôi nhà này của Võ Trọng Nghĩa, với việc bố trí thang thẳng, ở mỗi tầng, ta có rất ít cảm nhận về những tầng khác. – Việc đổi thang từ thẳng sang xoắn ở tầng 4, theo tôi sẽ gây mệt mỏi cho người đi. Tôi tưởng tượng thế này, sau một ngày đi làm về, cất xe ở dưới tầng trệt, tôi phải leo một loạt các cầu thang thẳng. Tất nhiên là mệt, nhưng tâm lý/hơi thở của tôi sẽ thích nghi theo những nhịp leo đó. Nhưng đến tầng 4 thì tôi lại phải leo tiếp một cái thang có cấu trúc hoàn toàn khác. So sánh có hơi khập khiễng, nhưng nó giống với việc ta thi chạy 20km và thi triathlon vậy. Chạy bộ 20km có mệt nhưng chắc vần dễ hơn là chạy 10km, rồi đi xe đạp 5km, rồi lại bơi… Nói đi nói lại, nhưng nhìn chung tôi thấy đây là một ngôi nhà đẹp. Nó có nhịp điệu riêng của nó. Chỉ mong gia chủ cũng có thể hòa đồng với nhịp điệu đó của ngôi nhà. * Bài liên quan: – Nhà tích bụi và tốn điện của Võ Trọng Nghĩa Ý kiến - Thảo luận
18:01
Wednesday,26.6.2013
Đăng bởi:
lê phương
18:01
Wednesday,26.6.2013
Đăng bởi:
lê phương
Tôi xin có vài lời góp ý có tính kỹ thuật cho thiết kế này, như sau
12:48
Wednesday,26.6.2013
Đăng bởi:
SiêuNoob
Cảm ơn Soi đã biên tập cmt của mình.
...xem tiếp
12:48
Wednesday,26.6.2013
Đăng bởi:
SiêuNoob
Cảm ơn Soi đã biên tập cmt của mình.
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Tôi xin có vài lời góp ý có tính kỹ thuật cho thiết kế này, như sau
1. Nhìn mặt cắt có thể thấy dụng ý nhô ra thụt vào để tạo không gian mặt đứng, nhưng mặt trái của nói lại làm cho thế mạnh về chiều dài đất bị kém hiệu quả đi. Hậu quả có thể thấy ở c&aacu
...xem tiếp