Kiến trúc

Tầng trệt và tầng 1 nhà anh Nghĩa: Khỏe chân thì ngon miệng 03. 07. 13 - 7:04 am

Người xem Hà Nội

Mặt cắt

Theo dõi cuộc tranh luận về ngôi nhà ở Bình Thạnh do Võ Trọng Nghĩa thiết kế, thấy nhiều ý kiến khác nhau. Kẻ khen, người chê, âu cũng là chuyện thường. Thế nhưng nghe một vài ý kiến với cách phân tích mượn vào việc có nghề mà chê những ý kiến là không có nghề nên đừng nên có ý kiến ý cò gì thấy hơi lạ. Thế chừng, nếu anh đi thuê kiến trúc sư thiết kế thì họ cho gì nhận lấy mà đừng có ý nọ ý kia nếu anh không có nghề kiến trúc. Ơ hay, nếu tôi có nghề kiến trúc thì tôi tự làm lấy cho rồi!

Đúng như lời anh Phó Đức Tùng đã khuyên là sẽ học được nhiều ở công trình này, để cho khỏi lan man, tôi tạm thời bỏ qua bình luận về mặt hình thức về sinh thái này nọ, chỉ lấy sự tiện dụng và hợp lí không gian cho sử dụng làm tiêu chí đầu.

Bắt đầu từ mặt bằng tầng trệt và tầng 1: 

Mặt bằng tầng trệt (các bạn nhớ bấm vào hình để xem chi tiết): Có lẽ cái lỗi lớn nhất là sự bất hợp lí về giao thông. Hãy tưởng tượng nếu đi tầng trệt bằng thang bộ hoặc thang máy để lên tầng 1 thì quá là bất tiện khi từ cổng phải chui xuống tầng hầm theo một lam dốc rồi mới đi lên được. Nếu nhà có người già, bắt người già đi xuống bằng lam dốc như vậy thì hơi phiêu lưu (chưa kể lắm lúc còn phải len qua chiếc xe hơi mới chạy về nóng rừng rực nữa chứ).

 

Mặt bằng tầng 1: Mà tầng 1 hình như dành cho người già; Nếu không thích lên theo lối lam dốc, các cụ chỉ còn cách leo cầu thang xoắn đi lên… tầng 2 (vì từ tầng 1 không có cửa ra khu sân trước có thang xoắn!) rồi từ đó theo thang bộ hoặc thang máy tụt xuống lại tầng 1.

 

Thôi thì vất vả một tí cũng vào được nhà. Nhưng bắt đầu xuất hiện một sự xung đột giao thông (khá nghiêm trọng) trên tầng này:
–    nếu lên tầng 1 bằng thang bộ, muốn về phòng ngủ, các cụ phải len phải len qua bộ bàn ăn án ngữ trước cửa phòng ngủ
–    nếu lên tầng 1 bằng thang máy, muốn ra thẳng bếp lấy cốc nước, các cụ cũng phải len qua bộ bàn ăn, rồi đi tiếp một hành lang nữa.

Hãy tưởng tượng, đang đêm, các cụ muốn ra bếp lấy viên thuốc cất trong tủ lạnh thì sẽ thế nào. Đây: mở cửa phòng, len qua bàn ăn, lần theo hành lang dài, lấy viên thuốc, ngược trở lại qua hành lang ấy, quay lại… Đấy là còn chưa biết vị trí để công tắc đèn có hợp lí với lộ trình không, nếu không thì các cụ sẽ còn phải chạy thêm vài đường zíc zắc nữa để bật tắt đèn. Thôi, cứ coi là tập thể dục đi.

Nhưng sự bất tiện này còn tăng lên khá nhiều khi cả nhà dùng bữa. Bàn ăn quá xa với bếp, để dọn đủ thức ăn lên và dọn dẹp sau khi ăn xong thì bạn phải chạy đi chạy lại một quãng đường dài. Đang ăn, chợt thấy thiếu chút ớt, hay lỡ tay đánh rớt cái đũa, nếu cần thay thì tốt nhất nên dùng máy bộ đàm, một cô giúp việc đứng sẵn bên trong, chứ với không gian này thì ngồi tại bàn mà kêu toáng lên, bên trong bếp vẫn không hiểu.

Tôi thì thích xu hướng gia đình, nghĩa là người đang nấu nướng cũng có thể vừa nấu vừa tám chuyện với những thành viên khác trong gia đình trong lúc ngồi đợi. Thời hiện đại, ai cũng bận, nên lúc nấu ăn trong bữa cơm gia đình là thời gian khá quan trọng để tạo sự thân mật. Nhưng với không gian bếp tầng 1 kiểu này, bạn sẽ có hai lựa chọn: một là chấp nhận lụi cụi nấu ăn một mình trong bếp mà không biết câu những người thân ở bàn ăn đang bàn tán chuyện gì. Hai là mọi người sẽ ra đứng ở cái hành lang cạnh cầu thang để có thể nói chuyện với bạn. Đứng thôi nhé vì rất khó kê thêm vài chiếc ghế, hành lang hẹp mà…

À nhưng còn một lựa chọn nữa mà: không ai trong thành viên gia đình phải vào bếp. Đó là việc của ô sin, mà ô sin có chạy đi chạy lại vất vả một tí thì cũng đâu có sao phải không anh Nghĩa?

Bàn ăn và bếp ở tầng 1

Đến khi cả nhà vào bữa rồi thì lại nảy sinh thêm một vấn đề nữa: ai sẽ là người ngồi ở vị trí cuối bàn về hướng thang máy. Chớ nên để khách lạ ngồi đó. Lý do, họ sẽ luôn giật mình và bất an khi vị trí ngồi quay lưng lại cửa chính; cửa cứ chốc chốc lại mở ra mở vào, khách cứ chốc chốc phải quay lại vì không biết ai xuất hiện. Còn vị khách ngồi đối diện cửa phòng ngủ thì sẽ có cảm giác mất lịch sự khi thỉnh thoảng vô tình mà bắt buộc phải nhìn vào phòng riêng không hẳn lúc nào cũng gọn gàng.

Tiếp đến, toàn bộ không gian ngồi ăn của gia đình sẽ nhìn thấy gì? Nhìn ra ngoài ư: sẽ thấy những cái lỗ bê tông và sau cái lỗ bê tông là cái ống cống bằng xi xăng (thành của cái cầu thang cuốn nhìn gần chắc là giống vậy). Hay hướng ngược lại: được ngắm cái cửa buồng ngủ? Và trên bức tường cong cong của cái nhà vệ sinh có thể treo một bức tranh? Nhưng mà treo tranh thì lại chả có khoảng lùi nào để ngắm cả.

Một chi tiết nữa ở tầng 1: tôi thì chả tin lắm vào những luật phong thủy này nọ, thế nhưng nhỡ hôm nào có gã phong thủy tay mơ đến chơi mà nó phát hiện ra rằng đúng trên đầu giường của các cụ tầng 1 lại là toa lét của khách ở tầng 2…, thì toi. Các cụ già ai mà chả có lúc đau ốm, thế nhưng tâm lí khi ươn người hay thì thào đổ tội: “Tao ốm vì nó toàn cho khách trên tầng tương đúng đầu tao!”

Nhưng các cụ không lo, con các cụ đã có cách trả thù khác. Trả thù thế nào, tập sau sẽ rõ.


(Còn tiếp)

*

Bài liên quan:

– Nhà tích bụi và tốn điện của Võ Trọng Nghĩa
– Tranh luận về kiến trúc: khác cứ khác, nhưng đừng bịt mồm nhau
– Có nhiều thứ rất nên học hỏi từ công trình của Võ Trọng Nghĩa
– Nhân ngôi nhà của Võ Trọng Nghĩa thiết kế – xin bàn một chút về thông gió và chiếu sáng trong kiến trúc
– Góp thêm vài nhận xét về căn nhà do anh Nghĩa thiết kế (cập nhật 2)
– Thực sự là buồn cho cuộc tranh luận này 
– Lạm bàn về thể loại nhà “lạ” 
– Tầng trệt và tầng 1 nhà Bình Thạnh của anh Nghĩa: Khỏe chân thì ngon miệng
– Tầng 2 và 3 nhà anh Nghĩa: rối tinh giao thông và mất vệ sinh

– Tầng 4 và 5 nhà anh Nghĩa: lúng túng khi cần cấp cứu  
– “Vì sao không phỏng vấn chủ nhà? Tôi nghĩ là thừa”

 

Ý kiến - Thảo luận

0:53 Friday,30.5.2014 Đăng bởi:  Nguyen Huy
Người viết bài này ko biết có phải dân trong Nghề không mà khái niệm TẦNG sai căn bản.Tầng trệt tương đương với tầng 1 nha.Khi đã nói tầng trệt thì ở trên phải là lầu 1,2,..còn nếu nói tầng 1 thì ơ trên Là tầng 2,3... đây là khái niệm hết sức cơ bản ngay từ năm nhất đ
...xem tiếp
0:53 Friday,30.5.2014 Đăng bởi:  Nguyen Huy
Người viết bài này ko biết có phải dân trong Nghề không mà khái niệm TẦNG sai căn bản.Tầng trệt tương đương với tầng 1 nha.Khi đã nói tầng trệt thì ở trên phải là lầu 1,2,..còn nếu nói tầng 1 thì ơ trên Là tầng 2,3... đây là khái niệm hết sức cơ bản ngay từ năm nhất đại học. 
 
17:16 Monday,20.1.2014 Đăng bởi:  Cuong a ơ

Mình không biết mọi người muốn gì ở kiến trúc và ứng xử với nhau như thế nào... Còn phía bản thân mình thì mình rất thông cảm với anh ấy! Mong anh có những tác phẩm tốt hơn nữa! Những kiến trúc sư và các bạn góp ý ở Soi đều có giá trị cả. Về phần Nghĩa đã làm được việc mà anh em kiến trúc sư mong muốn cho xã hội, nói thật ra một điều là kiến trúc sư
...xem tiếp

17:16 Monday,20.1.2014 Đăng bởi:  Cuong a ơ

Mình không biết mọi người muốn gì ở kiến trúc và ứng xử với nhau như thế nào... Còn phía bản thân mình thì mình rất thông cảm với anh ấy! Mong anh có những tác phẩm tốt hơn nữa! Những kiến trúc sư và các bạn góp ý ở Soi đều có giá trị cả. Về phần Nghĩa đã làm được việc mà anh em kiến trúc sư mong muốn cho xã hội, nói thật ra một điều là kiến trúc sư ai cũng có tài cả, Nghĩa cũng chỉ là một phần cấu thành nên kiến trúc, nên làm cho đàng hoàng... Và làm điều cho mọi người quý, hơn là đi PR trên Soi... Nếu bạn có tg rồi, alo cho Cương 0983032815

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả