Kiến trúc

Tầng 4 và 5 nhà anh Nghĩa: lúng túng khi cần cấp cứu 10. 07. 13 - 7:08 am

Người xem Hà Nội

(Tiếp theo phần 1phần 2)

Tầng 4: tiếp khách ngắm cửa thang máy; nhà to thang xoắn tí hon

Mặt bằng lầu 4: với một khu bếp thứ hai, bàn ăn và khu vực tiếp khách thứ hai trong căn nhà này

 

căn nhà này, từ tầng 3, dùng cầu thang bộ hoặc bằng thang máy, bạn lên được tầng 4.

Nếu đi bằng thang bộ, bạn bước ra ban công, đấy cửa rồi mới bước vào nhà. Còn nếu bằng thang máy, bạn vào được lòng tầng 4 ngay, nhưng mở cửa ra là đụng ngay bộ sofa tiếp khách.

Nếu được chủ nhân của tầng này mời đến nhậu, bạn sẽ chọn ngồi ở đâu? Như mình, mình sẽ tránh xa cái bộ bàn ghế kê ở đầu cửa thang máy này. Không ai lại ngồi tiếp khách ở trước cửa thang máy cả. Không khác gì ngồi nhậu ở đầu cầu thang.

Nhưng cho dù có chọn ngồi ở bộ bàn ăn giữa nhà, thì bạn cũng không thể ngắm không gian vườn bên dưới (vốn được để khá rộng). Muốn ngắm, muốn hít thở mùi lá cây, bạn chỉ có cách ra ban công. Nhưng ban công lại cũng không đủ rộng để kê một bộ bàn ghế ngồi chơi, chưa kể ban công còn là đường giao thông đi xuống tầng 3 như đã nói. Cho nên cuối cùng ở tầng 4 này, ban công lại là một không gian lỡ cỡ về công dụng và kích thước.

Ở tầng 4 này có một cầu thang xoắn đặt sát tường để lên tầng 5 – hang ổ của chủ nhân hai tầng này.

Bếp ở tầng 4 và cầu thang xoắn lên tầng 5

Nhưng chiếc cầu thang xoắn này là một thất cách, chưa tính đến chuyện thẩm mỹ. Nó tạo ra hai góc chết vừa lãng phí, vừa tích bụi vì rất khó vệ sinh. Ngoài ra, chiếc cầu thang xoắn mở ở đây rồi sẽ có một công dụng ngoài ý muốn: như một cái ống khói hút hết tất cả các mùi từ bếp và tống nó lên phòng ngủ được cho là khá thơ mộng ở tầng trên. Cuối cùng, một lo ngại lớn nhất cho hai tầng 4 và 5 là đây: với cầu thang xoắn là lối đi duy nhất giữa hai tầng, rủi (phỉ thui nhé) người tầng 5 có ốm đau nặng, cần đưa cáng cấp cứu, thì làm sao cáng thương đi được cầu thang xoắn con con này?


Tầng 5: nhà vệ sinh trên đầu khách, tường trắng để dễ thấy bùn

Mặt bằng tầng 5: Là phòng ngủ chính của chủ nhân tầng 4 và 5, lên bằng thang xoắn. Lưu ý, ở đây có đến tận ba góc chết quanh cầu thang xoắn! Ở tầng này, một lần nữa lại có màn chủ nhà tương một bãi vào đầu khách: vị trí toa lét là trên khu vực bàn ăn tầng 4. (Hay, Võ Trọng Nghĩa có cái thú này kể cũng lạ đời!)

 

Để lên được tầng này, nếu từ tầng trệt và đang xông xênh có điện, thang máy chạy vo vo, bạn chỉ cần đi thang máy lên tầng 4, đi ngang phòng, lấy cầu thang xoắn lên tầng 5.

Gặp phải hôm cúp điện, thang máy hỏng, hay đúng thời khủng hoảng phải tiết kiệm điện thì sao? Thì sao bạn biết rồi đấy, sau khi đã điểm qua hệ thống giao thông bằng cầu thang bộ trong căn nhà này.

Nhưng thôi, lên phòng này, ta sẽ vấp phải thắc mắc: tại sao có một không gian rộng thế, thoáng thế, mà phòng ngủ lại chấp nhận nằm kẹp giữa hai bức tường: tường nhà và tường vệ sinh?

Phòng ngủ ở tầng 5, trước mặt là tường nhà vệ sinh.

Với xứ nhiệt đới gần đường xích đạo như Sài Gòn, bạn có cần nhiều nắng đến như trong hình dưới đây không? 

.

Như mình, mình sẽ không lãng phí đến mức làm một phòng ngủ mà bản thân sẽ không hề muốn dùng nó vào ban ngày vì quá chói. Với những ô nắng được chia cắt tương phản rất mạnh như thế này sẽ làm cho mắt bạn chỉ sau vài phút (lỡ) nhìn ra ngoài là sẽ không nhìn thấy gì khác khi ngó vào trong vì lóa. Còn nữa, khi mùa mưa đến, hệ bê tông tích bụi đô thị đây sẽ làm cho nước mưa nhỏ xuống có một… màu đen. Và bức tường trắng phau mà bạn đang nhìn trên ảnh kia sẽ phải mỗi mùa mỗi lăn sơn để xóa đi những vệt bùn chảy ngoằn ngèo từ trên mái xuống theo dòng nước mưa.

Thôi thì không lên đó vào ban ngày, lên ban đêm thôi để ngắm sao trời qua những lỗ bê tông vậy, nhưng nhớ là phải chấp nhận những cục bê tông vẫn đang hừng hựng tỏa cái nóng tích tụ từ ban ngày đấy nhé.

 

.

Bây giờ thì bàn đến một chút về cách kết cấu ngôi nhà. Quả thực, để chứng minh đây là một kiến trúc khác lạ với hệ mái bê tông, người ta đã lãng phí một số tiền không nhỏ. Hệ mái này làm tăng một khối lượng bê tông, tăng trọng lượng ngôi nhà (và dẫn đến phải tăng kết cấu móng), tăng chi phí khi phải tạo thêm một sàn chịu lực nữa cho sàn nhà. Đấy là chưa kể đến cực kì tốn kém về lượng nhân công và cốt pha khi thi công những dạng trần kiểu này.

Đọc trên kienviet.net mới biết là công trình lấy cảm hứng từ bậc thầy Le Corbusier. Quả thực, mình dân ngoai đạo, chưa biết ông ấy là ai, chứ mình nhìn mấy cái cây bị giam trong lưới mắt cáo bằng bê tông thế này thấy cứ tồi tội. Nhưng mà, chưa kịp tìm đọc Le Corbusier, đêm qua trong lúc lang thang trên Đồng Khởi, đoạn đối diện Maxim’s, nhìn qua đường, mình giật bắn cả mình, thấy đoạn mặt tiền này của tòa nhà Seaprodex rất giống nhà Bình Thạnh của anh Nghĩa. Một tẹo sau vòng qua Dinh Độc Lập, lại thấy cấu trúc mặt tiền lỗ bê tông cũng giống nhà Bình Thạnh của anh Nghĩa nốt. Ôi, cứ phải viện Le Corbusier ở đâu xa, hóa ra những thứ này cũng có ngay tại quê nhà, nơi anh Nghĩa có lẽ cũng hay qua lại mỗi ngày

.

 

.

*

 

Bài liên quan:

– Nhà tích bụi và tốn điện của Võ Trọng Nghĩa
– Tranh luận về kiến trúc: khác cứ khác, nhưng đừng bịt mồm nhau
– Có nhiều thứ rất nên học hỏi từ công trình của Võ Trọng Nghĩa
– Nhân ngôi nhà của Võ Trọng Nghĩa thiết kế – xin bàn một chút về thông gió và chiếu sáng trong kiến trúc
– Góp thêm vài nhận xét về căn nhà do anh Nghĩa thiết kế (cập nhật 2)
– Thực sự là buồn cho cuộc tranh luận này 
– Lạm bàn về thể loại nhà “lạ” 
– Tầng trệt và tầng 1 nhà Bình Thạnh của anh Nghĩa: Khỏe chân thì ngon miệng
– Tầng 2 và 3 nhà anh Nghĩa: rối tinh giao thông và mất vệ sinh

– Tầng 4 và 5 nhà anh Nghĩa: lúng túng khi cần cấp cứu  
– “Vì sao không phỏng vấn chủ nhà? Tôi nghĩ là thừa”

Ý kiến - Thảo luận

14:32 Tuesday,30.6.2015 Đăng bởi:  Phan Văn DIệu
tác giả viết chua quá, thử ngẫm xem ai đó viết về đứa con tinh thần của mình một cách mỉa mai thế này tác giả có chịu nổi không mà dám viết nó cho người khác.
...xem tiếp
14:32 Tuesday,30.6.2015 Đăng bởi:  Phan Văn DIệu
tác giả viết chua quá, thử ngẫm xem ai đó viết về đứa con tinh thần của mình một cách mỉa mai thế này tác giả có chịu nổi không mà dám viết nó cho người khác. 
14:56 Wednesday,26.2.2014 Đăng bởi:  Ivan Tung
Em xin có một số góp ý thế này:
Như một bạn đã nói, Bê Tông hoàn toàn không nóng như các bác nghĩ, còn nặng nề cũng là cảm nhận chứ không phải cảm giác thực. Với trần cao, bê tông đúc liền thì không phải quá nóng, thậm chí cách nhiệt tốt hơn
...xem tiếp
14:56 Wednesday,26.2.2014 Đăng bởi:  Ivan Tung
Em xin có một số góp ý thế này:
Như một bạn đã nói, Bê Tông hoàn toàn không nóng như các bác nghĩ, còn nặng nề cũng là cảm nhận chứ không phải cảm giác thực. Với trần cao, bê tông đúc liền thì không phải quá nóng, thậm chí cách nhiệt tốt hơn là gạch.
Em không thấy ai nói về hướng nắng, mà chỉ nói về chắn nắng bằng bê tông thì không hiệu quả? Những khối bê tông ở mặt tiền hội trường Thống Nhất là được thêm vào sau này, để lấy ánh sáng nhưng chống nắng, chống nóng hiệu quả. Các bác cứ đến hội trường Thống Nhất Buổi chiều chắc sẽ thấy hiệu quả.
Còn về giao thông, thì em phân vân không biết chủ nhà có phải là fan của game CS không? Các bản đồ của CS thì luôn có ít nhất là hai đường để đi tới một điểm trên bản đồ, và không có đường nào là ngắn nhất cả.
  
 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả