Kiến trúc

Nhà tích bụi và tốn điện của Võ Trọng Nghĩa 22. 06. 13 - 1:57 pm

Võ Phi Ngư

 

.

Hôm nay đọc trên Ashui (một trang web hay của Việt Nam về kiến trúc, nhớ vào đọc nha các bạn), tôi thấy bài viết về một công trình dân dụng của anh Võ Trọng Nghĩa.

Bài viết cho biết, ngôi nhà này có “một yếu tố ‘trời cho’”, đó là “nằm cận kề sông nước và một công viên xanh tươi quanh năm”.

Từ đó, nhóm kiến trúc sư quyết định làm nhà “thông thoáng tự nhiên, sử dụng tối đa ánh sáng và khí trời.” Đó sẽ “là một kiến trúc của vùng nhiệt đới, gần gũi với người Việt, có hình khối được thiết kế hợp lý, luôn thoáng đãng nhưng vấn ngăn được bức xạ mặt trời và những cơn mưa nặng hạt, đồng thời đảm bảo an toàn và sự riêng tư cần thiết cho gia chủ.”

.

 

Giải pháp cụ thể của các kiến trúc sư là: “dùng những khối bê tông đúc sẵn cho công trình – mỗi khối có chiều ngang 60cm, cao 40cm”. Theo người viết, nhờ thế này mà “ngôi nhà luôn đón được ánh sáng đẹp mỗi sớm mỗi chiều, đồng thời hiệu quả ánh sáng qua những khối bê tông còn tạo bóng đổ huyền ảo, gợi nhớ ngôi nhà Shodan nổi tiếng.” 

Nhà Shodan của Le Corbusier xây năm 1966

 

Mặt hậu nhà Shodan

Đánh giá của người viết bài trên Ashui: “Giản dị, ngôi nhà bê tông này có một kiến trúc mới mẻ, không lặp lại bất kỳ hình ảnh nào đã có trước đây nhưng vẫn quen mắt với người Việt. Một công trình xanh, gắn bó với thiên nhiên, được xây dựng với vật liệu hoàn toàn địa phương, phù hợp với sự phát triển của các đô thị lớn tại Việt Nam.” 

Mặt tiền công trình của Võ Trọng Nghĩa tại quận Bình Thạnh

 

Mặt tiền nhà ban đêm

Bản thân tôi, vốn không biết gì về kiến trúc, chỉ đọc bài viết như những người bình thường đọc và xem hình, thấy căn nhà của anh Nghĩa quá nặng nề, nhất là vừa trải qua đợt nắng nóng ở Sài Gòn tháng trước, nghĩ tới những khối bê tông này mà nung thì cả nhà cứ gọi là chín đều.

Không gian này cho cảm giác đang ở trong khu vực hầm để xe của các cao ốc – chính xác là khu vực các bác bảo vệ hay ngồi chờ đến giờ cơm.

 

Một cái trần rất nặng nề, và với mặt tiền tổ ong như vầy, giống căn nhà xanh ngày nào, hai vợ chồng có định “làm gì” thì cũng phải âm thầm trong bóng đêm thôi…

 

… vì chỉ cần bật một cái đèn nho nhỏ lên ngắm vợ thì các cụ đi tập thể dục bên công viên cũng được ngắm theo mất.

 

Căn nhà quá nhiều bê tông, nhìn nặng nề, “hại môi trường”

 

Mọi thứ vừa không thân thiện với thiên nhiên, lại không thân thiện cả với con người. Tôi cảm giác nếu cả nhà đi vắng hết, chỉ còn một người ở lại trông nhà thì sẽ rất sợ hãi khi phải đi lại trong những hốc xi măng thế này.

 

Hay trong những cầu thang tăm tối thế này….

 

Đặc biệt là ở Việt Nam, trộm cắp nhiều, trộm lại có thể hóa thành cướp khi bị phát hiện, thì những ô bê tông đây không hiểu có giúp cho gia chủ ngủ ngon không.

 

Nhà bếp thì thoáng, tiếc rằng với căn nhà này, công việc chiếm nhiều giờ nhất của người nội trợ là rửa bát, rửa rau thì lại phải quay lưng với khung cảnh đẹp.

Theo bài báo gốc, “nhờ các khối bê tông đúc sẵn mà ánh sáng trời luôn chan hòa các khoảng sân vườn mặt trước và sau ngôi nhà cũng như tạo được hiệu quả ánh sáng cho các không gian.”

Tuy nhiên tôi thấy quá phí khi phải nhìn thiên nhiên qua những ô tổ ong, trong khi có thể nhìn cây cỏ của công viên đối diện một cách thoáng đãng và “thẳng thừng” hơn.

 

Mặt cắt

Các bạn vào bài gốc để xem nhé, còn rất nhiều hình và các mặt bằng nữa.

Nhưng tóm lại, nhà của Võ Trọng Nghĩa thì nhà nào mới trông qua cũng đẹp, nhưng theo quan điểm cá nhân (của riêng tôi thôi nhé), thì bất tiện, chỉ như một thứ để người ngoài nhìn vào (sự duy mỹ của anh Nghĩa) chứ người trong phải khép nép sử dụng (nhất là ở Việt Nam, khoảng cách tầm nhìn đối với người ngoài là rất ngắn).

Nhà anh Nghĩa nếu làm bằng tre thì lại quá nhiều tre, tốn tiền chống mối mọt, mốc, và lâu dài là không vệ sinh. Còn nhà bê tông của anh thường lại nhiều bê tông quá, tốn tiền điện. Ngoài ra anh chuộng nhà nhiều ô, lỗ, rất không thích hợp với sự bụi bặm của Việt Nam.

.

Nhà thiếu tính an toàn, giả sử đóng cửa mà đi chơi xa thì không an tâm, mà nếu chỉ còn ít người trong nhà cũng không an tâm nốt, trong bối cảnh Việt Nam thiếu an ninh thế này. 

Lấy gì để đảm bảo trộm không trèo vào đây?

Đặc biệt, nhà nào cũng thiếu tính kín đáo, nặng tính khoe giàu, chỉ tổ làm cho trộm cướp nhòm ngó. Có thể vì khách hàng của anh Nghĩa cũng là những người đang còn trong giai đoạn muốn người ngoài biết mình giàu, chưa giàu tới mức muốn người khác ngỡ mình nghèo?

*

 Bài liên quan của căn nhà Bình Thạnh:

– Nhà tích bụi và tốn điện của Võ Trọng Nghĩa
– Nếu có tiền, mình sẽ nhờ Võ Trọng Nghĩa vẽ nhà  
– Còn tôi có tiền cũng không nhờ anh Nghĩa vẽ nhà, vì…
 
– Những bất hợp lý trong căn nhà được giải của Võ Trọng Nghĩa
 
– Nói tiếp về những thất cách của căn nhà này
 
– Tôi thích căn nhà được giải của Võ Trọng Nghĩa
 

– Tranh luận về kiến trúc: khác cứ khác, nhưng đừng bịt mồm nhau
– Có nhiều thứ rất nên học hỏi từ công trình của Võ Trọng Nghĩa
– Nhân ngôi nhà của Võ Trọng Nghĩa thiết kế – xin bàn một chút về thông gió và chiếu sáng trong kiến trúc
– Góp thêm vài nhận xét về căn nhà do anh Nghĩa thiết kế (cập nhật 2)
– Thực sự là buồn cho cuộc tranh luận này 
– Lạm bàn về thể loại nhà “lạ” 
– Tầng trệt và tầng 1 nhà Bình Thạnh của anh Nghĩa: Khỏe chân thì ngon miệng
– Tầng 2 và 3 nhà anh Nghĩa: rối tinh giao thông và mất vệ sinh

– Tầng 4 và 5 nhà anh Nghĩa: lúng túng khi cần cấp cứu  
– “Vì sao không phỏng vấn chủ nhà? Tôi nghĩ là thừa”

Ý kiến - Thảo luận

15:32 Friday,2.11.2018 Đăng bởi:  Arch Tron
Bạn có biết khi vẽ 1 bức tranh mà nó hư, không vừa ý bạn, bạn sẽ làm gì với nó ? Vứt đi, xé nát, đốt bỏ.
Khi bạn làm xong 1 tác phẩm kiến trúc không vừa ý, bạn làm gì với nó ?
 
...xem tiếp
15:32 Friday,2.11.2018 Đăng bởi:  Arch Tron
Bạn có biết khi vẽ 1 bức tranh mà nó hư, không vừa ý bạn, bạn sẽ làm gì với nó ? Vứt đi, xé nát, đốt bỏ.
Khi bạn làm xong 1 tác phẩm kiến trúc không vừa ý, bạn làm gì với nó ?
  
5:08 Friday,8.9.2017 Đăng bởi:  Binh Do
Tất nhiên là xã hội Nhật khác với bên Việt Nam chứ. Cái xứ Hoa Anh Đào đẹp gấp ngàn lần Việt Nam, và ngời dân có ý thức/truyền thống bảo vệ môi trường trong sạch; các em học sinh phải học tập và vệ sinh trường/lớp từ thuở bé, đâu có như học sinh bên Việt Nam.

Công nhận là công trình của Nghĩa… đầy bụi thật. Nếu ở đó bẩn và lười như dân Việt Nam t
...xem tiếp
5:08 Friday,8.9.2017 Đăng bởi:  Binh Do
Tất nhiên là xã hội Nhật khác với bên Việt Nam chứ. Cái xứ Hoa Anh Đào đẹp gấp ngàn lần Việt Nam, và ngời dân có ý thức/truyền thống bảo vệ môi trường trong sạch; các em học sinh phải học tập và vệ sinh trường/lớp từ thuở bé, đâu có như học sinh bên Việt Nam.

Công nhận là công trình của Nghĩa… đầy bụi thật. Nếu ở đó bẩn và lười như dân Việt Nam thì nên xây nhà “lồng kiếng” như bên Tây. Việt Nam cứ chơi sang mở điều hòa không khí 24/24 là khỏe. Đất nước Việt Nam có nhiều thủy điện và dầu mỏ, khí mỏ… để đem bán cho nước ngoài. Chỉ tội cho dân Việt Nam chẳng được hưởng chút gì gia tài của mẹ Việt Nam để lại.

Bên Tây ngủ cũng cần khóa cửa nhà mặc dù rất an ninh. Thử vào nhà ăn trộm xem, chỉ cần một cú phone là cảnh sát xuất hiện đầy đường, có mà thoát…

(SOI: Binh Do ơi lần sau gõ có dấu nhé để Soi phải gõ lại toàn bộ. Cảm ơn bạn) 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

THẾ HỆ MỚI của Anh Tuấn

Thông tin từ triển lãm

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả