Kiến trúc

Nhân ngôi nhà của Võ Trọng Nghĩa thiết kế – xin bàn một chút về thông gió và chiếu sáng trong kiến trúc 24. 06. 13 - 8:09 pm

Nghiêm Toàn

Trong kiến trúc – chốn sinh tồn của con người cũng như các loài sinh vật – điều kiện thông gió và chiếu sáng cho phù hợp với nhu cầu và đặc trưng sinh học của từng loài luôn là một trong những điều kiện quan trọng nhất.

Dễ minh chứng nhất là tổ của loài mối sa mạc, ở đó, kiến trúc kỳ vĩ và dễ nhận biết nhất không phải là phần tổ nằm sâu trong lòng đất mà là những tháp giải nhiệt khổng lồ (đôi khi cao tới vài mét) của phần ourdoor thuộc hệ thống air conditioner này.

Cấu trúc tổ mối sa mạc

Tóm lại hệ thống đó là để làm gì? Là để tôi có thể đón thứ tôi muốn với liều lượng phù hợp, tách bỏ hoặc loại bớt những thứ có hại hoặc tôi không thích ra khỏi không gian sinh tồn của tôi.

Với hiểu biết hạn chế, xin không nói tới các giải pháp thông gió và chiếu sáng của các vùng khí hậu và các dân tộc khác, chỉ xin được gói gọn về Việt Nam, cụ thể là đồng bằng Bắc Bộ.

Với khí hậu đặc trưng nhiệt đới gió mùa, trong năm chia thành bốn mùa và các hướng gió rõ rệt, số giờ nắng trong ngày/ năm cao, vậy thứ tôi cần là gì?

Ánh sáng và bức xạ là thứ tôi cần giảm bớt liều lượng hơn là đón vào. Gió là thứ tôi cần để đối lưu trong mùa nóng và ngăn bớt vào mùa lạnh.

Vậy nhà Việt cổ truyền ứng xử với nó ra sao?

Hướng nhà thường là hướng Nam hoặc Đông Nam để đón hướng gió chính là Đông Nam vào mùa nóng và tránh bức xạ nhiệt trực tiếp vào buổi chiều. Nhà thường thấp, hệ mái lớn để giảm bớt nắng xiên. Đóng góp lớn là phần hiên nhà với giại chắn nắng như một hệ thống vừa để ngăn bức xạ trực tiếp, vừa là không gian đối lưu không khí, trao đổi nhiệt.

Nhà ở truyền thống đồng bằng Bắc Bộ

Riêng người Pháp, trong các công trình từng thực hiện ở Việt Nam, với kỹ thuật và tài lực vượt trội, họ còn thực hiện những điều trên một cách triệt để hơn. Dạng thức mặt bằng rất phổ biến là các hành lang bao quanh nhà – gần như là một dạng “nhà trong nhà”. Với hệ thống cửa hành lang, lam gió, hầu như có thể nói, các công trình dạng này của người Pháp hoàn toàn có thể điều khiển theo ý muốn cho việc đón, ngắt ánh sáng, bức xạ và hệ thống đối lưu không khí.

Tòa thị chính Hà Nội (nay là UBND thành phố Hà Nội), một số phần của công trình cũ vẫn được giữ lại khá nguyên vẹn, người viết bài đôi khi cũng phải đi lạy cửa quan nên biết khá rõ về công trình này.

Với kiến trúc kiểu “Xã hội chủ nghĩa” trong các năm trước đây, phần thông gió chiếu sáng cho công trình cũng được lưu ý. Tuy vậy, các giải pháp thường thấy thiên về chắn nắng với các dạng thức phong phú của bê tông, từ lam dọc, lam ngang tới các dạng thức khác. Những mặt nạ kỳ quặc hồi trước của nhà bách hóa tổng hợp Thanh Xuân nghe đâu cũng là kết quả của một công trình nghiên cứu kỳ công lắm cho phần thông gió chiếu sáng kiến trúc, ngoài những phần người dân đã phá bỏ để đeo ba lô chuồng cọp thì vẫn còn kha khá . Các hệ thống đối lưu không khí trong công trình kiến trúc thì không có gì nhiều, các hành lang hầu hết là hàng lang đơn, mang tính chất giao thông là chính.

Nhà C4 khu tập thể Giảng Võ

Với kiến trúc thời “doi moi”, hệ thống thông gió điều hòa không khí tiến bộ một cách kinh ngạc và dễ dãi, thuần túy là cưỡng bức. Phần chiếu sáng, nhường chỗ cho diện tích sử dụng và chủ nghĩa hình thức, cũng là cưỡng bức nốt. Đôi chỗ kỳ quặc như hệ thống lam chắn nắng của tòa nhà Dầu khí ở Láng Hạ, nghe đâu đầu tư cho phần này hết mấy triệu USD, thuần túy biến thành khối trang trí vô duyên chứ chả chắn cho tòa nhà được mấy tí nắng.

Trụ sở Tập đoàn Dầu khí quốc gia trên đường Láng Hạ

Lan man một hồi thì xin quay trở lại ngôi nhà của Võ Trọng Nghĩa, ở Việt Nam hiện tại, các vị trí một mặt là sông, mặt còn lại thông thoáng mà ở đô thị là quá hiếm hoi. Điều kiện thông gió tự nhiên của nó đã quá lý tưởng nên thực ra việc của kiến trúc sư chỉ là tận dụng sao cho tốt mà thôi. Trong trường hợp căn nhà này, bạn Nghĩa đã sử dụng nắng gió có phần thái quá cho tầng 1 và 3, gió gì thì gió, có những lúc tôi cũng cần ngăn hoặc giảm bớt, đôi khi chỉ bằng cách đóng một phần của hệ thống cửa vách của một hoặc hai bên. Với các tầng 2 và 4 thì lại hơi dở với các hệ chắn nắng và hành lang đơn mang tính chất ngăn bức xạ hơn là trao đổi nhiệt-không khí. Với chiều rộng của lô đất, hoàn toàn có thể bố trí hàng lang phụ nối trước sau thì việc đóng mở, điều tiết gió, thông khí là hoàn toàn tùy ý.

Lầu trên cùng của căn nhà mà Võ Trọng Nghĩa thiết kế

Ngoài phần thông gió chiếu sáng, xin nói thêm về cấu trúc chắn nắng của Nghĩa, nói một cách thật lòng thì đơn điệu nếu so sánh với hệ cửa sổ Ronchamp của Le Corbusier, nhất là khi thấy Nghĩa mang rất nhiều ảnh hưởng của ông khi thiết kế căn nhà này. 

Hệ cửa tại Notre Dame de Ronchamp

Nói một cách cá nhân, các cấu trúc bê tông dù đẹp đẽ thế nào thì cũng… chóng chán lắm, người viết bài thích những thứ thay đổi theo mùa như cây cối hoặc sở thích ngắn hạn như cửa rèm hơn – công dụng chắn nắng thì chắc như nhau, chưa kể là với các cách khác, tôi có quyền thưởng thức một tầm nhìn toàn vẹn hơn khi tôi muốn.

*

Bài liên quan:

– Nhà tích bụi và tốn điện của Võ Trọng Nghĩa
– Tranh luận về kiến trúc: khác cứ khác, nhưng đừng bịt mồm nhau
– Có nhiều thứ rất nên học hỏi từ công trình của Võ Trọng Nghĩa
– Nhân ngôi nhà của Võ Trọng Nghĩa thiết kế – xin bàn một chút về thông gió và chiếu sáng trong kiến trúc
– Góp thêm vài nhận xét về căn nhà do anh Nghĩa thiết kế (cập nhật 2)
– Thực sự là buồn cho cuộc tranh luận này 
– Lạm bàn về thể loại nhà “lạ” 
– Tầng trệt và tầng 1 nhà Bình Thạnh của anh Nghĩa: Khỏe chân thì ngon miệng 
– Tầng 2 và 3 nhà anh Nghĩa: rối tinh giao thông và mất vệ sinh    
– Tầng 4 và 5 nhà anh Nghĩa: lúng túng khi cần cấp cứu 

 

Ý kiến - Thảo luận

15:19 Friday,30.5.2014 Đăng bởi:  SiêuNoob
@Admin: Nhân chủ đề về comments, mình nghĩ Soi nên bố cục trang sao cho hiện được ít nhất 3 comments mới nhất. Sẽ dễ theo dõi hơn nhiều Soi ạ.

...xem tiếp
15:19 Friday,30.5.2014 Đăng bởi:  SiêuNoob
@Admin: Nhân chủ đề về comments, mình nghĩ Soi nên bố cục trang sao cho hiện được ít nhất 3 comments mới nhất. Sẽ dễ theo dõi hơn nhiều Soi ạ.
 
14:52 Friday,30.5.2014 Đăng bởi:  admin

:-) Cứ hy vọng đi Paxu. Biết đâu Trời thương bạn...


 



...xem tiếp
14:52 Friday,30.5.2014 Đăng bởi:  admin

:-) Cứ hy vọng đi Paxu. Biết đâu Trời thương bạn...


 


 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả