Kiến trúc

Tầng 2 và 3 nhà anh Nghĩa: rối tinh giao thông và mất vệ sinh 06. 07. 13 - 6:52 am

Người xem Hà Nội

(Tiếp theo phần 1: Tầng trệt và tầng 1 nhà anh Nghĩa: Khỏe chân thì ngon miệng)

Căn nhà ở Bình Thạnh do Võ Trọng Nghĩa thiết kế

Tầng 2: Giao thông hỗn loạn

Trung thành với phong cách, lên tầng 2, lỗi giao thông lại “được” Võ Trọng Nghĩa lặp lại: cả không gian chằng chịt những giao thông là giao thông. 4 nút giao thông quây từ bốn hướng nhà:
Nút 1: từ cầu thang xoắn bước vào.
Nút 2: từ thang máy bước ra.
Nút 3: từ thang bộ tầng 1 đi lên.
Nút 4: cua một vòng ra sau nhà, mở cửa, ra hành lang mới lên tiếp được tầng 3. (Như vậy, một người từ tầng 3 xuống bằng thang bộ sẽ phải đi dọc hàng lang, mở cửa vào nhà, đi vòng qua bộ sofa để chọn, hoặc thang máy – gần hơn nhưng tốn điện – hoặc thang bộ (không tốn điện nhưng mỏi chân đi xa)

Mặt bằng tầng 2: Phòng khách có hành lang sau

Đây là phòng khách, nhưng với bố trí giao thông kiểu này, chủ và khách sẽ như ngồi ở bùng binh giao thông, bất cứ vị trí nào cũng bị động. Hay kiến trúc sư nghĩ, tâm lý bất ổn định vì người qua kẻ lại như vậy thì câu chuyện nó mới “sinh động”?

Nhưng tiếc nhất là cả một tầng thế này lại bố trí một cách vừa lãng phí, vừa không sáng tạo. Hãy tưởng tượng nếu không có bộ sofa thì sao? Có phải là chỉ có một tầng trống với cái toilet ở góc nhà không? Cả phòng khách vừa không được biệt lập lại vừa thất cách. Khách có cần một ly cà phê hay một đĩa hoa quả thì (chị giúp việc?) cũng phải leo mươi mấy bậc cầu thang để xuống bếp rồi lại leo lên.

Lạ lùng nhất là cái cầu thang xoắn. Xem trên mặt đứng bạn sẽ thấy, thang xoắn này không dừng ở tầng 1 mà đi thẳng từ tầng trệt lên tầng 2, chứng tỏ mục đích là đưa khách từ cổng lên thẳng phòng khách, không cần đi qua các tầng cho nó kích rích.

Mặt cắt

Nhưng thực ra dùng thang xoắn là giải pháp bất đắc dĩ, hoặc chỉ dùng cho những đoạn tương đối ngắn. Thôi thì có người bảo nó đẹp, nó ấn tượng v.v…, nhưng thang đầu tiên là để đi, để trèo lên nó cho an toàn và thoải mái, nhất là lại là thang chính vào nhà với đủ loại từ người già đến con trẻ. Thang mà để ngắm cho đẹp thì e chừng không ổn, nhất là ở đây nó khá dài, những hơn một lầu. Với vị trí thế này, cấu trúc thế này, thang xoắn ở căn nhà Bình Thạnh chỉ là một cục bê tông thuần trang trí (theo kiểu Nghĩa) không hơn không kém, đi cũng mệt mà dùng làm thang cứu hộ cũng không xong!

Chiếc cầu thang xoắn và hẹp này sẽ dẫn thẳng từ tầng trệt lên tầng 2.

Tầng 3: Nguy hiểm và mất vệ sinh

Bỏ qua sở thích của chủ nhà để bàn một cách chủ quan đi, thì theo tôi ở tầng này, vẫn là một cảm giác lãng phí không gian cho lưu thông.

Đầu tiền là lãng phí không gian ở phần cửa thang máy. Không gian ấy có vẻ hơi hẹp so với thang chung cư nhưng lại quá thừa so với thang gia đình. Gia đình thì đâu có quá đông người đứng chờ thang lên xuống đâu mà phải thế. Trường hợp thang máy có trục trặc, mất điện, hoặc một ngày kia gia chủ thấy tốn điện, không muốn dùng nữa, thì từ phòng ngủ, bạn vẫn phải chạy đúng một vòng chữ U mới ra được thang bộ.

Mặt bằng tầng 3

Lại thêm trường hợp xấu (phỉ thui!), bên trong có cháy nhà, điện chập, thang máy không hoạt động, nếu bên ngoài là vách kính thì còn dễ đập để thoát xuống bằng thang cứu hộ, nhưng những tấm bê tông đúc sắn chắn hết mặt tiền thì đập hơi khó, mà có thoát ra đó cũng chẳng có thang xoắn lên tới đó mà đón bạn đâu. Thôi, chả dám nghĩ nữa, nghĩ là thấy sợ rồi…

Với khối xi măng lỗ che kín mặt trước như thế này, sẽ rất lúng túng nếu cần thoát ra bên ngoài.

Buồng vệ sinh ở tầng này cũng cũng là vấn đề. Tất nhiên trong điều kiện không thể thu xếp được thì đành phải chịu, chứ một phòng vệ sinh cũng cần có không gian tự nhiên để mà “hít thở” chứ. Nhà vệ sinh hiện đại đâu phải là cái hố xí hai ngăn ngày xưa, bịt mũi lao vào tống cho nhanh rồi phắn. Nó là không gian thư giãn sau khi đi làm về. Nó rất cần có chút ánh nắng mặt trời, tí cây xanh (nếu được). Ánh mặt trời và sự thông thoáng sẽ chống được những vi khuẩn gây bệnh do môi trường ẩm ướt. Phải lạm dụng quá nhiều những hóa chất tẩy rửa quả cũng không hay, chả tốt tí nào cho phổi. Thế nhưng ở tầng này (cũng như tầng 1 là nhà ăn), nhà vệ sinh được bố trí ngay giữa nhà, tức là phải dùng ánh sáng đèn và máy quạt mùi (quạt đi đâu anh Nghĩa ơi?)

Cái toilet này, như đã nói ở phần 1, chắc là có công dụng trả thù khách: từ đây, gia chủ có thể tương một bãi tượng trưng lên đầu các vị khách ngồi bên dưới, trả cái thù chúng đã tương một bãi (tuy gián tiếp) lên đầu giường ngủ tầng 1.

Thâm thúy thế thì cũng hay, cũng là một khía cạnh mới của kiến trúc mà có lẽ mình chưa biết và có biết cũng chẳng dám áp dụng.

(Còn tiếp)

*

Bài liên quan:

– Nhà tích bụi và tốn điện của Võ Trọng Nghĩa
– Tranh luận về kiến trúc: khác cứ khác, nhưng đừng bịt mồm nhau
– Có nhiều thứ rất nên học hỏi từ công trình của Võ Trọng Nghĩa
– Nhân ngôi nhà của Võ Trọng Nghĩa thiết kế – xin bàn một chút về thông gió và chiếu sáng trong kiến trúc
– Góp thêm vài nhận xét về căn nhà do anh Nghĩa thiết kế (cập nhật 2)
– Thực sự là buồn cho cuộc tranh luận này 
– Lạm bàn về thể loại nhà “lạ” 
– Tầng trệt và tầng 1 nhà Bình Thạnh của anh Nghĩa: Khỏe chân thì ngon miệng
– Tầng 2 và 3 nhà anh Nghĩa: rối tinh giao thông và mất vệ sinh

– Tầng 4 và 5 nhà anh Nghĩa: lúng túng khi cần cấp cứu  
– “Vì sao không phỏng vấn chủ nhà? Tôi nghĩ là thừa”

Ý kiến - Thảo luận

16:44 Saturday,3.12.2016 Đăng bởi:  Mạnh Cường Nguyễn

Tôi cũng cố gắng bỏ 30 phút ra để đọc mấy bài viết của bạn, và thật sự thì đọc xong cũng có vài nhận xét, cảm nghĩ trả lời bạn. Mình viết trên cương vị là chuyên viên để tư vấn vì mình cũng là một KTS.
-Nhận xét đầu tiên thì mình biết ngưới viết mấy bài trên không có nhiều kiến thức về nghề, không cần biết là có phải KTS hay không, và Soi với
...xem tiếp

16:44 Saturday,3.12.2016 Đăng bởi:  Mạnh Cường Nguyễn

Tôi cũng cố gắng bỏ 30 phút ra để đọc mấy bài viết của bạn, và thật sự thì đọc xong cũng có vài nhận xét, cảm nghĩ trả lời bạn. Mình viết trên cương vị là chuyên viên để tư vấn vì mình cũng là một KTS.
-Nhận xét đầu tiên thì mình biết ngưới viết mấy bài trên không có nhiều kiến thức về nghề, không cần biết là có phải KTS hay không, và Soi với con mắt khá bảo thủ và cầu toàn (tâm lí chung của người Việt). Đây là căn nhà anh Nghĩa làm cho một đối tượng cụ thể, có cá tính và tài chính tốt, đủ thẩm mỹ và phù hợp với công năng của chủ nhà vậy nên căn nhà này không làm bạn hài lòng thì đó không phải là điều khó hiểu vì nó không dành cho bạn, còn với những yêu cầu của bạn thì mình nghĩ với trình độ của anh Nghĩa bây giờ thì hoàn toàn có thể đáp ứng làm hài lòng bạn, điều bạn cần là TIỀN&GU- để có một ngôi nhà ƯNG Ý.
- Mặt tiền : Nếu bạn có thể thấy nhiều điểm chung của ngôi nhà tương tự dinh độc lập hay một khách sạn ... và nhận xét nó giống với Le'Corbusie thì cũng là điều bình thường vì với ông có những tư tưởng ảnh hưởng tới kiến trúc của cả nhân loại sau này chứ không mỗi mình bác Nghĩa, đơn giản đó là sự kế thừa và vận dụng, cái hay của ngôi nhà này không nằm nhiều ở đó, chỉ là nhiều người quá chú ý đến nó.(vì nó đẹp-thế thôi)
- Công năng & Thẩm mỹ : đây là 2 yêu tố luôn tồn tại trong cuộc sống, những người làm thiết kế cũng luôn phải đưa lên bàn cân để cân nhắc việc nên đặt nặng vấn đề nào tùy từng trường hợp (thế đất, mục đích sử dụng ...) và với chủ nhà. Theo mình thấy công năng của ngôi nhà này mình không thích nhất đó là cái vệ sinh như thớt đã nói, bởi quan điểm riêng của mình vệ sinh luôn đặt nơi thông gió chiếu sáng tốt, ở ngôi nhà này anh Nghĩa hy sinh nó hơi quá, tất nhiên mình chưa có dịp trải nghiệm nên không biết anh có cái gì mới ở đây không.
Cái mình thích nhất ở ngôi nhà này là "Không gian" , biến hóa với kịch tính mạnh mẽ phù hợp với những người có cá tính mạnh và có tư duy thẩm mỹ riêng, mình nghĩ với chủ nhà chắc chắn là người thành công và khá hay ho khi sống với ngôi nhà này.
- Giao tiếp giữa 3 yếu tố Con Người-Thiên Nhiên-Kiến trúc khá linh hoạt và có nhiều nét riêng, điều này thể hiện ở việc bố trí các mảng xanh ở trong ngôi nhà, có thể hiện diện ở hầu hết các view, thông gió thì khỏi nói, chắc chắn bạn không gặp sự khó chịu khi suốt ngày hít điều hòa ở công sở về nhà vẫn nhốt mình trong cái hộp và được làm lạnh, hít thở khí trời ngoài tốt hơn cho sức khỏe thì quan trọng hơn là nó rất thoải mái, thư thái, nhắm mắt lại để thấy mình đang thư giãn ngoài công việc.
-Mình không thích thang máy trong nhà phố nhưng chắc nó để phòng lúc con người trở nên "Lười" hơn do tuổi tác hoặc là cách sinh hoạt, còn leo vài bậc thang cảm nhận biến chuyển không gian thì chắc chăn với mình khá thích thú và tốt cho sức khỏe, không có thang nào thiếu sáng nên khá an toàn. các thang bộ ngoài đảm bảo tốt công năng thì yêu tố tạo hình nó quá tốt, đặt vào không gian rất ăn nhập. Giao thông có nhiều điểm đúng là với cách nhận xét của bạn nghe có vẻ khá bật tiện , nhưng mình nghĩ chẳng có cái gì hoàn hảo như bạn muốn đâu, sẽ có cái này hi sinh cho cái kia một tí và có cách giải quyết phù hợp (như việc thuê một em osin chân dài và khỏe để hợp lí hóa những bất tiện nhỏ đó chẳng hạn)
- Và cuối cùng thì mình có 2 vấn đê lớn khi đã theo dõi ngôi nhà này từ lúc lên sóng cho đến bây giờ, một là nó góp phần phá vỡ lối mòn do lối kiến trúc đã cũ để lại, đưa cho nhiều người trẻ ở cái đất An Nam này thêm mở mang và thêm phần tự tin khi làm những sản phẩm sáng tạo, để thế giới biết đến chúng ta, đất nước và con người, thế hệ trẻ sẽ tự tin hơn khi có những người dám làm cái mới như anh. Hai là ngôi nhà mang trong mình cái khái niêm gây tranh cãi hoải "Kiến trúc bền vững" (Cái này dành cho nhiều nhà chuyên môn), chưa phải là quá hoàn hảo nhưng đẳng cấp về chuyên môn ở đây là rất cao, bởi vấn đề môi trường đang nhức nhối, bởi tính thời sự của nhà này rất cao nên thành công lớn như vậy, và cần nhiều hơn nữa những người chủ đầu tư nên quan tâm đến vấn đề này bởi hệ lụy của việc Công nghiệp hóa và Đô thị hóa không chú trọng đến môi trường nó rất lớn.

 
15:36 Monday,21.9.2015 Đăng bởi:  nguyễn phúc linh
không biết phòng thể thao có chơi được bóng bàn với kích thước phòng như vậy không nhỉ , các vần đề bạn nêu ra sao mà chính xác quá vậy
...xem tiếp
15:36 Monday,21.9.2015 Đăng bởi:  nguyễn phúc linh
không biết phòng thể thao có chơi được bóng bàn với kích thước phòng như vậy không nhỉ , các vần đề bạn nêu ra sao mà chính xác quá vậy 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

“Nói chuyện gì, khi nói chuyện tình?”

Vi Tường Vi (N°9 - Nhóm One Tree)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả