|
|
|
|||||||||||||
Điện ảnhNói thêm vài điều về chuyện ai cũng biết là chuyện gì 05. 08. 13 - 10:26 amVũ Thủy tổng hợp
Một tuần nay, quanh “Đường đua” nảy ra nhiều tranh cãi. Chuyện đó cũng vui, vì như vậy là còn được quan tâm. Nhưng tranh luận cũng là một nghệ thuật, không thể nói văng mạng rồi đòi tôn trọng quan điểm cá nhân. Thế nên phải viết thêm vài dòng đặng nói cho rốt ráo câu chuyện. Lâu nay, chẳng hiểu sao ở ta cứ phân ra hai khái niệm, “phim giải trí” và “phim nghệ thuật” (thêm dòng phim “cúng cụ” được loại qua một bên). Trong đó, cái gì khó hiểu hoặc có vẻ nhân văn được gọi là Nghệ thuật – được coi là thứ để ngắm, để đi thi. Cái còn lại là Giải trí, đồng nghĩa với “nhẹ óc” và kiếm tiền thiên hạ gì đó. Thực chất, cái gọi là “phim nghệ thuật” cũng chỉ là một cuộc thử nghiệm của tác giả, có thể thành công, có thể chỉ là thứ bế tắc rối rắm từ trong tư duy mà chính tác giả cũng không thể gỡ nổi, nhưng luôn được nhìn theo một cách “kính nhi viễn chi”, hay kiểu “hoàng đế cởi truồng” (tất nhiên có tỷ lệ cởi truồng và không cởi truồng). Ngược lại, làm cho rốt ráo một phim giải trí chẳng phải điều dễ dàng. “Bi kịch” là, khi một bộ phim được báo chí khen, người ta cho rằng nó ắt phải là phim nghệ thuật (vì khen phim giải trí thì thị hiếu tầm thường quá). Hoặc nhiều người xem phim mà cứ như đọc sách nghiên cứu, căng thẳng chuyện cái này ý gì, cái kia ý gì, hành động này chắc là bộc lộ triết lý này, hành động kia chứa đựng thông điệp kia. Nhiều khi muốn nói thẳng thế này: Chả có cái ý gì hết, là thích thế thôi! Cũng như chuyện hội họa, xem tranh trước hết phải rung động, chứ cứ ngồi soi xem cái gì ẩn chứa cái gì thì rất mệt (thậm chí nhiều chi tiết họa sỹ chỉ đưa vào cho đầy tranh, cho… đẹp, chẳng có ý ẩn triết lý rồi nhân sinh gì). Có người bảo tôi dramatic quá, review phim gì mà như đi van xin người ta xem phim. Thực chất thì nó đúng là tâm trạng của tôi khi vừa trải qua một cơn cảm xúc. Với nền điện ảnh èo uột, năm ra vài phim (và có năm chẳng phim nào đáng gọi là phim), khán giả thì quay lưng… trong hoàn cảnh ấy, làm cho tới một bộ phim giải trí cũng là điều đáng hoan nghênh. Một tín hiệu vui chẳng phải đáng để kêu lên lắm hay sao! Hơn nữa, nếu cho rằng cứ phim hay thì sẽ kéo được khán giả tới rạp, e rằng không phải là một tư duy duy lý, trong tương quan giữa nền điện ảnh còn quá non nớt với những đế chế khổng lồ. Cần nhớ rằng, ngay Hàn Quốc, một điển hình về phát triển điện ảnh ở Châu Á, cũng cần những sự hỗ trợ hết sức cụ thể, như chính sách bảo hộ phim quốc nội của chính phủ, và quan trọng hơn là tâm lý dùng hàng nội, xem phim nội của người dân. Vì thế, “phim hay” đúng là một yếu tố, nhưng nó là một bộ phim Việt Nam tử tế, và ta cần đi xem để ủng hộ điện ảnh Việt Nam – khi nào từng khán giả thấm nhuần tư tưởng ấy, khi đó mới mong điện ảnh Việt Nam tìm được chỗ đứng. * Bài liên quan: – ĐƯỜNG ĐUA: Căng thẳng, nghẹt thở, với Hồng Ánh làm sản xuất Ý kiến - Thảo luận
23:07
Wednesday,14.8.2013
Đăng bởi:
kịch bản việt
23:07
Wednesday,14.8.2013
Đăng bởi:
kịch bản việt
Tôi không biết các bạn mãi ngụy biện cho cái gì nữa? đối với tôi, phim truyền hình thì phải đo bằng rating còn phim rạp phải đo bằng doanh thu vé, đơn giản thế thôi, đó là kết quả của thị hiếu đó, đừng hỏi thị hiếu là gì nữa, đừng đỗ lỗi cho thị hiếu khán giả phức tạp, cho vân vân và vân vân nữa, chẳng qua là các bạn không chịu chấp nhận sự thật là các bạn đã thiếu định hướng ban đầu về thị hiếu số đông ngay từ khi khởi sự dự án mà thôi. Thôi thì thua keo này, ta bày keo khác vậy!
22:18
Tuesday,6.8.2013
Đăng bởi:
nimmoHP
Vừa xem lại các bài review phim ngoại lẫn phim ta từ trước đến giờ. Ngẫm ra 1 điều: có vẻ đa phần khản giả thích phim ngoại nhiều hơn, và phần lớn luôn có cái nhìn đầy nghi ngờ về phim Việt. Điều này không ít thì nhiều tác động đến những người làm phim hay những người liên quan gì đó đến phim ảnh, theo hướng: bảo vệ phim Việt và cố gắng rất nhiều trong
22:18
Tuesday,6.8.2013
Đăng bởi:
nimmoHP
Vừa xem lại các bài review phim ngoại lẫn phim ta từ trước đến giờ. Ngẫm ra 1 điều: có vẻ đa phần khản giả thích phim ngoại nhiều hơn, và phần lớn luôn có cái nhìn đầy nghi ngờ về phim Việt. Điều này không ít thì nhiều tác động đến những người làm phim hay những người liên quan gì đó đến phim ảnh, theo hướng: bảo vệ phim Việt và cố gắng rất nhiều trong việc moi ra các hạt sạn của phim ngoại và khiến những hạt sạn này to như trái bóng. Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp