Điện ảnh

Đường Đua: đứa nghịch tử của Tarantino 03. 08. 13 - 2:46 pm

Hoàng Quân tổng hợp

Đạo diễn Nguyễn Khắc Huy và diễn viên chính, ca sĩ Phạm Anh Khoa.

Đạo diễn Nguyễn Khắc Huy và diễn viên chính, ca sĩ Phạm Anh Khoa của “Đường Đua”

Người viết vốn không có ý định viết gì về bộ phim này vì nhiều lý do. Nhưng cuối cùng cũng tham gia đường đua vì một lẽ đơn giản: hình như chưa có ai “review” bộ phim này. Tôi đặt review trong ngoặc kép vì bản thân không phải là nhà phê bình phim, và cũng vì những lý do rất hiển nhiên là chưa ai thực sự review bộ phim theo đúng nghĩa, mà phần lớn chỉ hoặc là tung hô hoặc là ném đá.

Trước hết, phải ghi nhận sự nghiêm túc, và mong muốn được làm một bộ phim hay của ekip sản xuất và đạo diễn. Đó là điều không cần phải bàn cãi. Với những người đã nanh nọc chỉ trích bộ phim, hãy ít nhất công nhận điều này.

Tuy nhiên, mong muốn và thực tế là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.

Trước hết là về câu chuyện. Câu chuyện của Đường Đua có nhiều lỗ hổng và thiếu tính logic ở nhiều chi tiết. Để phản ánh được chủ đề Thân phận của những người nhỏ bé trong xã hội và Ai là người bảo vệ họ (như lời của nhà sản xuất), kịch bản không những đã “buộc” phải đẩy nhân vật chính vào ý đồ kịch bản một cách gượng ép, mà còn phải đưa vào đó nhiều số phận khác nhau, dù có những nhân vật chỉ xuất hiện trong giây lát, như cô gái điếm, hoặc chỉ để phát biểu một tuyên ngôn ngầm của bộ phim (kiểu như điếu thuốc lá luôn ngậm không hút, với ngụ ý con người phải hành động để tự bảo vệ mình). Đường Đua giống như một bức tranh collage, với nhiều mảng ghép khác nhau, và vì nhiều mảng ghép mang tính khiên cưỡng, nên thiếu tính đồng nhất. Càng nhiều lát ghép, càng nhiều ẩn dụ, càng làm người xem rối trí và thấy rõ sự phi logic.

Nhưng phi logic trong kịch bản chưa hẳn sẽ làm hỏng một bộ phim, nếu nó được kể đúng cách khiến cảm xúc của người xem được đẩy tới cao trào. Và đây là lúc Tarantino (thần tượng của đạo diễn phim Đường Đua) vào cuộc đua. Nguyễn Khắc Huy đã nói rất rõ về ảnh hưởng của phong cách Tarantino đối với phim của mình. Và đó là một điều đáng khuyến khích. Tarantino là một đạo diễn và biên kịch tuyệt vời, dù rằng số người thích ông cũng nhiều như số người ghét ông. Phim của ông có thể giống như một bức collage, và có nhiều lỗ hổng trong kịch bản cũng có thể được coi là đặc điểm của phim của ông. Nhưng nếu bước ra xa một chút để xem, các mảnh ghép lại có ý nghĩa và tạo nên một câu chuyện có lý, ám ảnh người xem. Ông dùng bạo lực – chủ đề chính của Đường Đua – làm phương tiện để kiểm soát emotion của người xem. Bạo lực càng mạnh càng tốt. Chính ông đã nói: “Tôi có cảm giác như mình là nhạc trưởng và cảm xúc/ feeling của khán giả chính là nhạc cụ của tôi…. Nếu có một ai bị bắn chết, tôi muốn phải là cảnh người đó bị chảy máu như một con lợn bị giết chứ không phải là cảnh một người đang bị đau bụng”.

Khi cảm xúc người xem được đẩy tới mức cần thiết, họ không còn thấy sụ phi logic của chi tiết đó, của mảnh ghép đó, mà tiếp tục chờ đợi cung bậc cảm xúc tiếp theo. Và khi hết phim, họ được thỏa mãn.

Một cảnh trong "Đường đua"

Một cảnh trong “Đường đua”

Trong Đường Đua, người xem luôn ở trạng thái “không đạt khoái cảm”. Và vì vậy trở thành ức chế. Nếu bạn hứa hẹn S&M (Sadism and Masochism), hãy cho tôi S&M. Đừng foreplay quá lâu làm tôi cụt hứng và bực mình. Một vài ví dụ nhỏ: cảnh ông bố nói chuyện với thằng gangster biến thái, và cô con gái đứng thút thít “bố ơi”; có nhà báo nói đây là lúc phim đạt đỉnh cao. Với tôi, nó giống như tình huống một cụ già mất khả năng nên phải kéo dài thời gian mơn trớn, làm khán giả bực mình. Nếu bạn đi xem, bạn sẽ biết phản ứng của khán giả. Rất thật. Nếu là Tarantino, ông bố phải bị đầu rơi máu chảy khắp nơi, còn đâu mà kéo chân thằng gangster mắt đăm đăm bất lực nhìn con gái bị bắt. Nếu là Tarantino, cô em gái đâu có được toàn thây mà đem chôn. Một lũ giết người man rợ đâu có biết mặc áo mổ cho nạn nhân. Sẽ là một cái thây trần truồng không còn nguyên vẹn, vv và vv.

Một cảnh trong Pulp Fiction

Một cảnh trong Pulp Fiction

Nói vậy không có ý so sánh, mà chỉ muốn nhấn mạnh lý do tại sao tôi lại gọi Đường Đua là một đứa nghịch tử của Tarantino. Nếu người xem đạt được cảm xúc của các cảnh đó, người xem sẽ chấp nhận sự phi lý của kịch bản. Nhưng để điều khiển được khoái cảm của người xem, tác giả phải biết chính mình muốn đạt khoái cảm gì để xây dựng câu chuyện và kể nó như thế nào. Bạn không thể có Đời Cát trong Pulp Fiction. Với tôi, đó là điểm còn yếu của bộ phim. Lạ về hình thức, nhưng không lạ về căn bản.

Đường Đua không đáng bị ném đá như nó đang bị ném. Nhưng nó cũng không nên được tung hô như bộ phim mở đầu cho một làn sóng mới của điện ảnh Việt. Tôi nghĩ nhiều nhà báo đã làm hại nó khi viết bài như advertorials, thậm chí còn đưa sai nội dung là Lộc cứu mình, cứu cha và em gái, trong khi trong phim Lộc hoàn toàn đứng ngoài những gì xảy ra với cha và em gái. Thay vì review phim, các bạn tung hô nó là bộ phim tử tế. Người ta đi xem vì phim hay hoặc dở nhưng độc, chứ không ai đi xem phim vì nó tử tế.

Tôi vẫn tin là Ánh và Huy còn làm được nhiều thứ hay hơn nữa, vì ít nhất đó cũng là người tâm huyết và ham học hỏi. Người trẻ tuổi, vì đang sức trẻ nên chưa đưa khán giả lên tới đỉnh là tốt và thường tình. Chúc các bạn đi xa hơn nữa.

PS: Người viết bài này không cổ súy bạo lực! Và không phải là chuyên gia về Tarantino, nhưng thích style của ông.

*

Bài liên quan:

– ĐƯỜNG ĐUA: Căng thẳng, nghẹt thở, với Hồng Ánh làm sản xuất
– Doanh thu Đường Đua thua xa phim ma. Nhưng…    
– Xem đi! Please!       
– Vì sao Đường Đua thành công về PR, thất bại về bán vé?     
– Em chả phải hot blogger nên cho em nói thiệt đi, về Đường Đua    
– Đường Đua: đứa nghịch tử của Tarantino   
– Nói thêm vài điều về chuyện ai cũng biết là chuyện gì    
– Đừng khá hay trung bình khá, vì mắt cú vọ và tim cạn máu của khán giả sẽ làm bạn tắt ngóm 
– Không thể dùng sự đông/vắng của phòng vé để nói là phim hay/dở    
– Gửi Lê Hồng Lâm: Bạn đã hiểu sai chữ “Tử Tế” mà mình nói    
– Sự bất lực của báo chí trong vụ Đường Đua   
– 5 bài học về marketing sau “vụ” Đường Đua

 

 

 

 

Ý kiến - Thảo luận

18:08 Sunday,4.8.2013 Đăng bởi:  Oldboy
Phim Việt ngày càng chán, muốn ủng hộ mà sức mình sao làm gì được cho các bạn đây, ra rạp bây giờ phim Mỹ phim Tàu bạt ngàn, sao cạnh tranh nổi, mùa hè này phim Việt thảm bại quá, chỉ còn biết chờ mong vào phim Lửa Phật của BHD. Mà coi cái trailer thấy cũng hổng có hy vọ
...xem tiếp
18:08 Sunday,4.8.2013 Đăng bởi:  Oldboy
Phim Việt ngày càng chán, muốn ủng hộ mà sức mình sao làm gì được cho các bạn đây, ra rạp bây giờ phim Mỹ phim Tàu bạt ngàn, sao cạnh tranh nổi, mùa hè này phim Việt thảm bại quá, chỉ còn biết chờ mong vào phim Lửa Phật của BHD. Mà coi cái trailer thấy cũng hổng có hy vọng gì nhiều. Sao các bạn làm phim không làm gì đó thuần văn hóa Việt đi, cứ bắt chước Tây Tàu, sao bằng họ được. 
10:20 Sunday,4.8.2013 Đăng bởi:  Duy Đức
Đường đua mà đem so với phim của Tarantino, haizzz. Cứ nói năng khen nhau kiểu này sẽ gây ngộ nhận cho nhiều người lắm. Phim Tarantino tuy bạo lực nhưng cực kỳ duy mỹ, hài hước, thông minh, đó là những cái không dễ bắt chước đâu. 
...xem tiếp
10:20 Sunday,4.8.2013 Đăng bởi:  Duy Đức
Đường đua mà đem so với phim của Tarantino, haizzz. Cứ nói năng khen nhau kiểu này sẽ gây ngộ nhận cho nhiều người lắm. Phim Tarantino tuy bạo lực nhưng cực kỳ duy mỹ, hài hước, thông minh, đó là những cái không dễ bắt chước đâu.  

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả