Kiến trúc

Giải công trình của năm: giải thưởng cho kiến trúc sư, cho sự dũng cảm của chủ đầu tư 04. 01. 14 - 8:13 am

Nghiêm Toàn

Như vậy là cuộc bình chọn “Kiến trúc sư của năm và công trình của năm 2013” do Ashui đề xướng và tổ chức đã kết thúc. Là một cuộc bình chọn mở nhưng với các công trình được đề cử, phần nào cũng có thể dự đoán được kết quả (với một số ngạc nhiên nhất định). Nếu xét trên tiêu chí bình chọn là tính MỚI, tính SÁNG TẠO thì có thể nói, công trình Bảo tàng-Thư viện Quảng Ninh hoàn toàn xứng đáng là công trình kiến trúc tiêu biểu của năm.

.

Xét đến một công trình bảo tàng tổng hợp của một địa phương, có thể nói, đây là lần đầu tiên, ở Việt Nam, một công trình loại này thoát khỏi lối mòn cả về hình thức lẫn nội dung ngồn ngộn tư tưởng là di sản vật thể ghi dấu ấn của chế độ.

Bảo tàng, ở hình thức tổng hợp là nơi trưng bày các di sản của tự nhiên, con người của một vùng đất trong suốt chiều dài lịch sử, mỗi giai đoạn lịch sử đều có dấu ấn và phải được ghi nhận công bằng; mình nghĩ công trình Bảo tàng Quảng Ninh đã làm được điều đó. Điều này còn ghi nhận sự dũng cảm của chủ đầu tư, nhất là khi so sánh với các công trình tương tự ở Việt Nam.

Bảo tàng trên thế giới, theo ý kiến của mình, thông thường có một số dạng:

– Dạng thứ nhất là sử dụng các công trình có nguồn gốc lâu đài, cung điện làm bảo tàng (như Louvre chẳng hạn). Có thể nói, ở dạng này, công trình và vật trưng bày phần nào đó có sự gần gũi về niên đại, dễ tạo sự đồng điệu. Ở nghĩa thứ hai, đó là những công trình đẹp, quyến rũ và tự thân đã là một kiệt tác tự trưng bày cho chính mình. Theo mình, chính dạng này đã mang lại ám ảnh lối mòn cho các công trình bảo tàng ở nước ta, khi rất nhiều nơi được thiết kế như một cung điện, lâu đài mà quên mất việc nó mãi mãi là hàng giả. Một điểm trừ  nữa: ngoài việc là hàng giả nhom nhem thì cong trình kiểu này còn mang vẻ ngoài của sự xa lạ, khó mang lại sự gần gũi như vốn cần có cho một công trình bảo tàng.

Bảo tàng Louvre

 

Bảo tàng Tuyên Quang, đủ cả thành cao, hào sâu, tháp canh, lỗ châu mai, thêm mấy khẩu thần công vào nữa là đủ.

– Dạng thứ hai là những bảo tàng mà tính độc đáo, quyến rũ nằm hoàn toàn ở kiến trúc, điển hình như Guggenheim – Bilbao và nhiều bảo tàng khác, thường gặp ở những bảo tàng chuyên ngành.

Bảo tàng Guggenheim Bilbao

– Dạng thứ ba là những bảo tàng được thiết kế để kể câu chuyện về những thứ mà nó trưng bày. Khi đó, vật trưng bày là chủ thể, việc dẫn dắt người xem như thế nào chính là ý tưởng chủ đạo, ấn tượng thị giác của công trình đóng vai khách thể. Ở Việt Nam, nếu không có điều kiện và cơ hội theo hướng thứ nhất và thứ hai (trừ việc làm hàng giả), thì theo mình, hướng thứ ba là cách tiếp cập phù hợp. Bảo tàng Quảng Ninh theo mình là đi hướng này, cho dù thực hiện được điều đó đến đâu là khó đánh giá do hồ sơ trình bày sơ sài, khó có thể phân tích kỹ hơn.

Bố cục công trình được tạo bằng những khối vuông đơn giản, có người thấy nó giống những hòn đảo trên vịnh Hạ Long, người khác thấy nó giống những khối than được cắt gọt lóng lánh, tất cả những liên tưởng trên đều thú vị. Tuy vậy, theo mình, các khối đó được tạo ra giống như một tấm phông lớn, phản chiếu cảnh sắc của vịnh Hạ Long, biến đổi theo giờ, theo mùa thì có lẽ thi vị hơn. Đáng tiếc việc thiết kế chiếu sáng để tạo sự biến đổi của công trình về đêm là không có, trừ việc nổi lên hàng chữ vô duyên.

.

 

Bảo tàng Quảng Ninh về đêm

Về mặt tổng thể và vị trí, với ý tưởng trên, giá như công trình có thể có một phần nằm trên vịnh Hạ Long thì thật đẹp khi có thể phản chiếu cả mặt nước vịnh; công trình khi ấy như một tấm gương đa hướng phản chiếu các cảnh diện khác nhau, thế có lẽ toàn vẹn hơn và tận dụng tốt hơn cảnh quan xung quanh công trình.

Về phần bố trí trưng bày, các không gian chính được thiết kế hấp dẫn và mang tính dẫn dắt cao. Tuy vậy, một đôi chỗ không được lưu ý đúng mức và khá tùy tiện, những hộp kính vuông vức của vài nơi có cảm giác giống cửa hàng bán điện thoại hơn là một tác phẩm được trưng bày. Tệ nhất là hàng cọc gỗ Bạch Đằng là hết sức phản cảm, cắm trên một cái đế đục đẽo quê kệch, có lẽ không thể xấu hơn.

Cách trưng bày hàng cọc gỗ Bạch Đằng quá thô vụng

 

Có cảm giác đang lạc vào siêu thị điện máy, nơi bán điện thoại chẳng hạn

Điểm gây sự kinh ngạc không cách gì hiểu nổi là hàng chữ to đùng “BẢO TÀNG QUẢNG NINH-THƯ VIỆN QUẢNG NINH” chiếm phần lớn bề mặt công trình, từ thủa  có câu chuyện “Ở đây có bán cá tươi” tới giờ mình mới thấy một kiểu xưng danh kỳ cục và xấu xí đến thế. Bản thân người viết bài có quen biết sơ sơ với cụ ông Salvador Perez Aroyo là người chủ trì thiết kế công trình, thật không dám nghĩ đây là ý đồ của kiến trúc sư, bởi chỉ một hàng chữ quê kệch này đã đủ sức phá hủy toàn bộ công lao sắp đặt và tạo hình công trình. Kể cả đây là ý của chủ đầu tư đi chăng nữa thì cũng là cách ứng xử tiêu cực của người thiết kế khi không hướng theo cách dễ chấp nhận hơn.

“Ở đây bán cá tươi…”

Trên tất cả mọi điều, cho dù với tất cả mọi sự đáng tiếc, nếu so sánh với các công trình đề cử khác trong năm thì công trình Bảo tàng-Thư viện Quảng Ninh vẫn là nổi trội hơn, điều mình ngạc nhiên là các công trình khách sạn Marriott, Fuschia Villa lại ít phiếu bình chọn như vậy. Dù sao thì cũng là ý kiến cá nhân, một cuộc bình chọn mở thì kết quả như vậy cũng có thể coi là một cái kết đẹp cho Ashui năm nay.

Vài lời cuối bài, người viết xin gửi lời trân trọng tới Ashui đã bỏ công sức thực hiện một công việc thường niên hết sức có ý nghĩa, tôn vinh những người làm nghề. Tuy vậy, cá nhân mình thấy các giải thưởng đối với kiến trúc sư là quá dàn trải và tạo cảm giác everybody happy như các hội diễn văn nghệ quần chúng, nhất là giải kiến trúc sư danh dự – giống như ở Oscar thì có thể coi là giải cho thành tựu trọn đời, mình mà là anh Nghĩa mình sẽ tự ái không nhận. Ai lại con người ta đang chiến đấu hùng hục thế này lại đè đầu ra để trao giải câu lạc bộ hưu trí cơ chứ. 🙂

Ý kiến - Thảo luận

2:57 Friday,13.1.2017 Đăng bởi:  Đoàn Cao Sơn
Nói đến Quảng Ninh là người ta nghĩ ngay đến Than và Vịnh Hạ Long. Theo cái nhìn các nhân của mìnhnếu tòa nhà được tạo theo đúng như viên Than khổng lồ
tự nhiên thì sẽ ăn khớp hơn với hậu cảnh. Còn hàng chữ thô kệch thì mình hết lời để bàn. Cảnh quan bề ngoài còn thiếu chỗ cho nghệ thuật sắp đặt và điêu khắc nên vẫn hơi đơn điệu. Buổi tối khu vực này
...xem tiếp
2:57 Friday,13.1.2017 Đăng bởi:  Đoàn Cao Sơn
Nói đến Quảng Ninh là người ta nghĩ ngay đến Than và Vịnh Hạ Long. Theo cái nhìn các nhân của mìnhnếu tòa nhà được tạo theo đúng như viên Than khổng lồ
tự nhiên thì sẽ ăn khớp hơn với hậu cảnh. Còn hàng chữ thô kệch thì mình hết lời để bàn. Cảnh quan bề ngoài còn thiếu chỗ cho nghệ thuật sắp đặt và điêu khắc nên vẫn hơi đơn điệu. Buổi tối khu vực này tiết kiệm điện chuyển sang cho khu ẩm thực đối diện nên người già và trẻ em cẩn thận đôi chút. Nói chung về thiết kế chiếu sáng cảnh quan chưa được quan tâm, đại đa số các tòa nhà đều đi ngủ từ khi tắt nắng. May mà có cầu Bãi Cháy, Sun Heel và lác đác một vài nhà hàng, khách sạn cao tầng còn trình diễn vũ điệu ánh sáng không thì bức tranh toàn cảnh về đêm của thành phố du lịch hơi thiếu màu sắc. Các chuyên gia thiết kế chỉnh trang đô thị của ta đều đồng nhất về ý tưởng copy cho các thân cột đèn, cột điện kéo ngang đường giao thông là chính. Các nơi đua nhau món Lẩu thập cẩm về ánh sáng để ban ngày xem ai sẽ nhiều rác hơn. Hình như các nhà ý tưởng và thiết kế trang trí do phải tiếp xúc với quá nhiều loại ánh sáng lòe loẹt nhấp nháy loan xạ nên đều bị khiếm thị
không nhìn được độ cao và tầm xa nên chỉ hoạt động ở khoảng cách 10m trở xuống. 
1:35 Friday,13.1.2017 Đăng bởi:  Lã Vọng con

Bố cục hình khối thì ok rồi, tức mắt nhất với hàng chữ
Vô duyên lại thuê phải thợ non tay nên hình méo mó không được chau chuốt làm giảm mất giá trị công trình.
Là nơi sinh hoạt cộng đồng nhưng buổi tối thì đúng là tối thui trong khi tuyến đường đối diện thì sáng như ban ngày chỉ phục vụ cho mấy quán nhậu. Về tổng thể cảnh quan bề ngoài còn thi
...xem tiếp

1:35 Friday,13.1.2017 Đăng bởi:  Lã Vọng con

Bố cục hình khối thì ok rồi, tức mắt nhất với hàng chữ
Vô duyên lại thuê phải thợ non tay nên hình méo mó không được chau chuốt làm giảm mất giá trị công trình.
Là nơi sinh hoạt cộng đồng nhưng buổi tối thì đúng là tối thui trong khi tuyến đường đối diện thì sáng như ban ngày chỉ phục vụ cho mấy quán nhậu. Về tổng thể cảnh quan bề ngoài còn thiếu điểm nhấn của nghệ thuật sắp đặt và điêu khắc nên vẫn còn đơn điệu. Nói chung về qui hoạch chiếu sáng đô thị và nghệ thuật cảnh quan chưa được quan tâm. Là thành phố du lịch nhưng đa số các cao ốc đều đi ngủ từ khi tắt nắng, chỉ còn lại mỗi cầu Bãi Cháy và lác đác một số tòa nhà KTV, Hotel còn trình diễn vũ điệu ánh sáng cho thành phố đỡ buồn tẻ về đêm. Trang trí đô thị của ta chỗ nào cũng xanh xanh, đỏ đỏ, nhấp nháy giống nhau
chẳng khác nào nồi Lẩu thập cẩm.

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả