Điện ảnh

Into the Woods: không nghe lời phụ thân nên phải ngửi mùi thối 03. 02. 15 - 9:18 pm

Pha Lê

(Bài có tiết lộ chút tình tiết phim, dù không nhiều, bạn nào một mực muốn xem phim thì không nên đọc. Nhưng cảnh báo trước là phim dở tệ)

Poster phim “Into the Woods”

Lúc mới xemPaddington, tôi phải gào khản cả cổ để réo hai ông bà cụ đi xem, nhưng vừa ra rạp là hai cụ gọi điện bảo hay lắm, sau đó mẫu thân gọi thêm lần nữa để tỏ ý tiếc rằng phim sao ít người xem thế. Khi Into the Woods ra mắt, hai ông bà nghĩ đây là phim Oscar, lại có cả Meryl Streep nữa nên tự động dắt díu nhau đi. Xong xuôi rồi mà chả thấy động tĩnh gì, tôi bèn gọi điện hỏi xem phim hay không, phụ thân bỗng quát cho một câu “Phim gì thối um, kinh tởm”.

Tôi có hơi bất ngờ, vì phim này nhận đề cử Cầu vàng, Oscar, rồi được khen đủ kiểu. Nghĩ bụng rằng phụ thân ghét nhạc kịch nên thấy nó dở, tôi lanh chanh mua vé vào rạp xem coi thế nào. Kết quả là tôi rất bực mình khi không nghe lời ông cụ, phí mất 2 tiếng cuộc đời, do phim quả là thối thật.

Nghe đồn là phim có chỉnh sửa chút so với nhạc kịch gốc trên sân khấu Broadway ở Mỹ, nhưng đại thể thì vẫn là “phù thủy” Meryl Streep có hận thù ân oán chi đó với ông chủ lò bánh mì của vùng, bà ếm xì bùa để hậu duệ của ông không có con. Vài chục năm sau, con trai ông chủ lò bánh thay cha tiếp quản công việc gia đình, nhưng vợ anh lò bánh đang rất buồn vì bao năm chẳng có tin vui. Lúc đó phù thủy Meryl Streep xuất hiện, nói rằng nếu đôi vợ chồng muốn bà hóa giải lời nguyền thì phải tìm cho bà chiếc khăn choàng đỏ như máu, chiếc giày bằng vàng, mái tóc óng như bắp ngô, và con bò trắng như sữa. Thế là cặp vợ chồng chạy lòng vòng trong rừng để đụng độ những Lọ Lem với bé quàng khăn đỏ. 

Đôi vợ chồng chủ lò bánh và phù thủy Meryl Streep

Cái thối đầu tiên là phần nhạc. Tôi vốn khoái nhạc kịch, thời còn làm sinh viên bên Anh Quốc, túi xách có rách tôi cũng mặc kệ không thèm mua mới, chỉ thích dành dụm tiền đi xem nhạc kịch cho sướng. Tôi chưa thấy vở Into the Woods diễn ở Anh, nhưng xem phim xong tôi có tự hỏi rằng Anh Quốc không đem nó về diễn vì nhạc của nó dở quá chăng? Ngoài vài bài của phù thủy Meryl Streep là khang khác một chút – mà chỉ khác thôi, chứ chưa tính tới chuyện nghe có lọt tai không – còn toàn bộ nhạc nhẽo của Into The Woods cứ na ná nhau. Bài này lẫn điệu với bài kia, cuối cùng hết phim mà tôi vẫn không nhớ nổi mồm ai hát cái gì. Trở lại thờiNhững người khốn khổ lên màn ảnh, phim nói cho cùng không phải là hoàn hảo lắm so với kịch trên sân khấu, nhưng ít ra nó vớt được phần nhạc.  BàiI dreamed a dream da diết của Fantine, bài One day more hào hùng của các cậu sinh viên nhiều chí hướng, bàiBring him home cao vút của Van Jean. Còn đằng này, nhạc của Into the Woods đi từ tàm tạm đến chán và rất chán, âm sắc chủ yếu cứ là tà, hoặc nhồn nhộn giống nhau. Hai người duy nhất hát cao được một tý là Lọ Lem (Anna Kendrick đóng) và cô bé quàng khăn đỏ (Lilla Crawford đóng), nhưng tôi nghi rằng đó là do chất giọng của hai diễn viên này, do bé Lilla chuyên đóng nhạc kịch từ nhỏ và Anna nổi tiếng hát rất hay, chứ bản thân bài hát nghe vô cùng lè tè.

Phim nhạc kịch mà nhạc chán, vừa xem vừa lộn hết cả ruột!

Anna Kendrick trong vai Lọ Lem. Cô từng rất dễ thương trong phim“Hên/xui”, và nhìn chung là nghệ sĩ có tài, chuyên đóng phim nhạc kịch từ khi còn nhỏ, hat rất hay. Thấy Anna gồng mình trong bộ phim dở thật là xót xa.

Cái thối thứ hai là đạo diễn Rob Marshall trình bày “ý nghĩa, bài học” của phim theo kiểu thô bỉ, không có gu, cũng chẳng tế nhị. Ai đời lấy truyện cô bé quàng khăn đỏ để làm bài học về “yêu râu xanh”. Thôi thì cũng được đi, hình ảnh lão sói già (Johnny Depp đóng) với cô bé khăn đỏ khớp với sự ví von này. Nhưng Rob Marshall lại cho Johnny diễn theo kiểu nham nhở thiếu nghiêm túc, rồi cảnh giữa ông sói với khăn đỏ Rob lại đặt máy quay trực diện, không chút ý tứ, khiến đoạn Johnny “vờn” bé gái mới 13, 14 tuổi nom rẻ tiền, báo hại tôi vừa xem vừa buồn nôn. 

Khăn đỏ gặp lão sói trong rừng….

 

…để rồi có những cảnh “yêu râu xanh” đến buồn nôn như vầy

Lúc phim còn trong giai đoạn rục rịch chuẩn bị, tôi có nghe bóng gió rằng Rob chọn bé Sophie Grace vào vai khăn đỏ chứ không phải Lilla Crawford, nhưng rồi bố mẹ Sophie Grace rút bé ra khỏi Into the Woods vì phim có những đoạn nổi da gà. Mới đầu tôi nghĩ rằng bố mẹ Sophie Grace chắc thuộc dạng bảo vệ con cái quá đáng, phim có Meryl Streep lẫn bao nghệ sĩ học thức đầy mình khác, lo lắng chi cho lắm. Nhưng xem cái thành phẩm này rồi tôi lại hoang mang chẳng hiểu bố mẹ Lilla Crawford ở đâu khi bé hát rằng mình “sợ nhưng cũng phấn khích” khi bị lão sói “thịt”!

Rồi cái tình tiết hoàng tử rước Lọ Lem về xong lại đi ve vãn vợ của anh chủ lò bánh mì cũng bốc mùi tợn. Dạo này đang “mốt” vụ lôi chuyện cổ tích ra kể lại “theo hướng khác”, và đặc biệt khác là khoản yêu đương. Hoàng tử ngày nay thường không nho nhã chung thủy nữa, các chàng hoặc đểu cáng hoặc không còn là yếu tố chính của câu chuyện. Tất cả nhằm khuyên nhủ mấy nhóc tuổi ô mai suy nghĩ nghiêm túc hơn về vấn đề tình cảm, do đời chẳng phải như truyện cổ tích. Lời khuyên này không sai, nhưng một kết thúc có hậu cũng chẳng có gì sai. Với tư cách của người nghệ sĩ, Rob Marshall có quyền nêu lên quan điểm của mình, mấu chốt nằm ở chỗ ông thể hiện nó ra làm sao. Ví dụ như phim Lọ Lem của Disney  ngố theo kiểu “cuối cùng Lọ Lem cưới hoàng tử”, nhưng ít ra nó có nét ngây thơ dễ thương phù hợp với trẻ con. Phim Frozen phát hành hồi năm ngoái thì không còn ngây thơ như mấy phim hoạt hình xưa, và có hơi nặng mùi công nghệ, tuy nhiên tình tiết câu chuyện không quá vô lý. Tính cách của chàng hoàng tử trong Frozen nhìn chung là đi theo cái mạch truyện. 

 

Hoàng tử của “Into the Woods”

So với mấy phim này, Into the Woods chẳng được cái khoản nào hết, ngây thơ không, dễ thương không, hợp lý không, mà nghiêm túc với xấu xa thì nửa vời. Hoàng tử củaInto the Woods vừa cưới Lọ Lem ở cảnh này, cảnh sau biến cố xảy ra (người khổng lồ xuất hiện nên ai nấy cũng lo vắt giò chạy trốn) khiến hoàng tử và Lọ Lem bị chia cắt, cảnh sau nữa hoàng tử đi ve vãn cô khác. Tất cả những tình tiết đó diễn ra trong độ chục phút, khiến người xem không hiểu nổi điều gì làm họ bối rối hơn: hoàng tử bỗng dưng đểu? Hay kẻ điên nào lại đi cưa cẩm đàn bà con gái trong lúc dầu sôi lửa bỏng, thiên hạ ai nấy đều lo chạy tháo thân? 

Cảnh hoàng tử cưa cẩm cô vợ của anh chủ lò bánh mì trong lúc tình hình vương quốc đang bấn loạn

Tìm hiểu thì biết rằng tất cả những hỷ nộ ái ố của vở nhạc kịch Into the Woods diễn ra trong màn 2. Thảo nào! Nhạc kịch vốn lâu, người đến rạp xem vở diễn thường có giờ nghỉ giải lao giữa màn. Thực chất thời xưa xem phim cũng thế thôi, những phim dài ngoằng như Ben-Hur đều cho khán giả giờ nghỉ. Tuy nhiên ngày nay chẳng mấy ai muốn xem phim dài thế nữa. Rob Marshall sợ người xem mất kiên nhẫn nên cắt bớt màn 2 và ép nó vào 30 phút cuối phim, thành thử càng xem đến đoạn kết thì những thứ vô lý nhập nhằng lên tới đỉnh điểm, làm thối hết cả rạp. Thà ông cứ để nó dài một tý, giải thích tình tiết cặn kẽ cho nó logic hơn đi, rạp sẽ đỡ bốc mùi.

Cái thối thứ ba là cái thối muốn kiếm tiền đến nỗi không màng tới bộ phim mình đẻ ra. Phim có chi phí cao của Hollywood thường làm mọi cách để xếp vào loại PG – loại con nít xem được nếu có người lớn đi kèm. Loại R hay NC-17 thì con nít dưới 18 cấm vào (R có xê xích được tý nhưng chẳng mấy ai điên đến mức đưa con nít đi xem phim R). Các nhà làm phim Hollywood thường sợ rằng nếu họ mất thành phần trẻ em (lẫn thành phần 12 đến 17 tuổi) thì số lượng vé bán ra sẽ không cao, chưa tính tới việc ngày nay bố mẹ thích dắt con theo (chứ để ở nhà chẳng có ai trông) nên cũng chẳng mấy khi chọn phim R hay NC-17 để xem riêng. Thành thử tác phẩm nào muốn lời nhiều thường phải nhắm tới hạng PG đặng “ai cũng xem được”. Trong khi đó,Into the Woods toàn động tới vấn đề nhạy cảm, mà hạng PG lại khiến phim cứ lỡ cỡ, không thể hiện hết được những gì nó muốn giãi bày. Đen tối quá không được, sexy quá không xong, bạo lực nhiều cũng không. Nhưng với những ý nghĩa, bài học mà Into the Woods muốn giãi bày thì sao mà nó ngây thơ được? Rob Marshall cứ bám lấy cái mác PG, để rồi không có gì trong phim là quyết liệt, không có gì chạm được vào những bản chất xấu xa của con người hòng khuyên nhủ khán giả, cái táo tợn nhất lại sặc mùi yêu râu xanh rẻ tiền phát buồn nôn. Phải xem những tác phẩm kiểu này thì tôi thà đeo lên ngực chữ R rồi chạy theo David Fincher để ghét thiên hạ cùng ông, ít nhất David không bắt Gone Girl phải cúi mình phục vụ mọi tầng lớp hòng kiếm thêm tiền vé.

Nhưng bực Rob Marshall 1, thì bực Oscar 10. Chả hiểu hội đồng giám khảo bôi cái gì vào mũi để không ngửi ra mùi thối này nhỉ?

 

Lch chiếu: (mt s rp chưa cp nht lch chiếu tiếp)

Hà Ni
Vincom Center (Tng 6, Tòa nhà Vincom City Towers, 191 đường Bà Triu, Q. Hai Bà Trưng) 2D đến 5.2
Trung tâm chiếu phim Quc gia (87 Láng H, Q. Ba Đình) 2D đến 5.2
Platinum Cineplex (T
ng 4, Tòa nhà The Garden, M Trì, T Liêm) 2D đến 5.2

Tp.HCM
Parkson Paragon (T
ng 5, tòa nhà Parkson Paragon, 3 Nguyn Lương Bng, Q.7) 2D đến 8.2
Crescent Mall (L
u 5, Crescent Mall, Đi l Nguyn Văn Linh, Phú M Hưng, Qun 7) 2D đến 8.2
Celadon Tân Phú (L
u 3, Aeon Mall, 30 B Bao Tân Thng, P. Sơn K, Qun Tân Phú) 2D đến 5.2
Th
o Đin Pearl (Tng 2, Tho Đin Mall, 12 Quc Hương, Phường Tho Đin, Qun 2) 2D đến 5.2

 

Ý kiến - Thảo luận

16:58 Monday,9.2.2015 Đăng bởi:  Pha Lê

@Nguyễn Hoàng Vinh: Mình đã xem và cũng hiểu cái ý nghĩa này của phim bạn Vinh ơi, và mình chắc rằng ý nghĩa đó sẽ hay hơn nữa nếu đi xem nhạc kịch gốc. Tuy nhiên mình đành phải khắc khe thôi (dù không muốn). Lý do là:

1. "Into the Woods" không phải tác phẩm đầu tiên nói về cái ý nghĩa này. Nếu tính xưa hơn, tức cách đây 200 năm, thì nhà văn Andersen đã đề c
...xem tiếp

16:58 Monday,9.2.2015 Đăng bởi:  Pha Lê

@Nguyễn Hoàng Vinh: Mình đã xem và cũng hiểu cái ý nghĩa này của phim bạn Vinh ơi, và mình chắc rằng ý nghĩa đó sẽ hay hơn nữa nếu đi xem nhạc kịch gốc. Tuy nhiên mình đành phải khắc khe thôi (dù không muốn). Lý do là:

1. "Into the Woods" không phải tác phẩm đầu tiên nói về cái ý nghĩa này. Nếu tính xưa hơn, tức cách đây 200 năm, thì nhà văn Andersen đã đề cấp đến nó trong truyện "Nàng tiên cá". Theo truyện gốc thì nàng tiên cá mong ước được sống với hoàng tử, nhưng cuối cùng hoàng tử đi yêu cô khác và nàng tiên cá tự vẫn. Phim Disney làm chệch với truyện gốc, để kết thúc có hậu. Chứ việc cho nhân vật một kết cục trớ trêu để nói lên ý nghĩa mà "Into the Woods" nêu thì chẳng phải mới mẻ gì.

Tính gần hơn, không cần Hollywood, mà truyện manga "Fullmetal Alchemist" hoặc phim hoạt hình "Mahou Shoujo Madoka Magica" cũng có cùng ý nghĩa đó, lại làm hay hơn "Into the Woods" rất nhiều.

2. Nếu "Into the woods" có kinh phí,có cả tiểu đội lo phục trang, ánh sáng, có Meryl Streep, rồi Emily Blunt, Anna Kendrick, Johnny Depp, diễn viên kịch gạo cội Frances De La Tour... mà kết quả còn thua một bộ truyện tranh manga; thì hỏi sao mình không khắt khe?

 
13:12 Monday,9.2.2015 Đăng bởi:  Nguyễn Hoàng Vinh
Mình nghĩ Pha Lê quá khắc khe thì phải, một bộ phim ôm quá nhiều ý tưởng lại đâm ra chệch choạc ý tưởng, nhưng mình nghĩ cái hay của phim chính là : "KHÔNG CÓ GÌ FREE TRÊN ĐỜI NÀY!".
...xem tiếp
13:12 Monday,9.2.2015 Đăng bởi:  Nguyễn Hoàng Vinh
Mình nghĩ Pha Lê quá khắc khe thì phải, một bộ phim ôm quá nhiều ý tưởng lại đâm ra chệch choạc ý tưởng, nhưng mình nghĩ cái hay của phim chính là : "KHÔNG CÓ GÌ FREE TRÊN ĐỜI NÀY!". 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả