|
|
|
|||||||||||||
Nghệ sĩ thế giớiTriển lãm của Ai Weiwei đóng cửa 18. 10. 10 - 8:29 amThanh Dũng lược dịchTriển lãm 100 triệu hạt hướng dương sứ tại Tate đã phải đóng cửa do gây ra bụi có hại cho sức khỏe, Tate Modern gallery cho biết hôm thứ sáu. Triển lãm này dùng biểu tượng hạt hướng dương – một món ăn vặt phổ biến trên đường phố nhưng lại là biểu hiện của tình bạn và sự thông cảm – để nêu lên những vấn đề về chủ nghĩa cá nhân và nhắc lại một thời đồng phục của Cách mạng văn hóa, khi các áp-phích tuyên truyền ví Mao chủ tịch như mặt trời còn nhân dân Trung quốc như hoa hướng dương quay theo ông. Tate Modern vốn là một trạm phát điện cũ, trở thành gallery năm 2000 và thu hút 4 triệu người xem mỗi năm. Năm 2006, một số người đã va đụng và xây xát trên băng trượt xoắn của Carsten Holler. Năm ngoái một người bị thương trong How It Is của nghệ sĩ Ba lan Miroslaw Balka khi được mời vào tác phẩm của ông là một gian phòng tối thui. * Bài liên quan: – Sắp đặt khổng lồ với hạt hướng dương
* Bài về nghệ sĩ Ai Wei Wei: – Vợ Ngải Vị Vị: Chồng tôi căng thẳng, khó hiểu, nhưng khỏe mạnh! Ý kiến - Thảo luận
23:06
Friday,15.7.2011
Đăng bởi:
NGUYỄN HỒNG SƠN
23:06
Friday,15.7.2011
Đăng bởi:
NGUYỄN HỒNG SƠN
Ai wei wei người xứng đáng được tôn vinh.
3:28
Thursday,21.10.2010
Đăng bởi:
Mare bito
Tôi vẫn luôn dị ứng với những kiểu "tác phẩm" gắn thêm chủ đề ý tưởng cụ thể, nhưng sau khi đọc bài viết này, bỗng dưng tôi nghĩ rằng, nghệ thuật tương tác cũng thú vị đấy chứ. Bất chấp mấy cái ý tưởng khởi xướng ban đầu của các "tác giả", nhiều khi chúng ta vẫn có những kết quả không ngờ đến. Liệu các nhà tổ chức ban đầu có lường trước đư
...xem tiếp
3:28
Thursday,21.10.2010
Đăng bởi:
Mare bito
Tôi vẫn luôn dị ứng với những kiểu "tác phẩm" gắn thêm chủ đề ý tưởng cụ thể, nhưng sau khi đọc bài viết này, bỗng dưng tôi nghĩ rằng, nghệ thuật tương tác cũng thú vị đấy chứ. Bất chấp mấy cái ý tưởng khởi xướng ban đầu của các "tác giả", nhiều khi chúng ta vẫn có những kết quả không ngờ đến. Liệu các nhà tổ chức ban đầu có lường trước được việc bụi sứ từ những hạt hướng dương kia sau khi nhận được sự "tương tác" từ phía khách xem triển lãm lại có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của họ? Một kết quả "tương tác" chẳng mang hàm nghĩa nào nhưng đối với tôi nó thực là make sense. Anh có thể bỏ ra cả trăm triệu, hàng năm trời để thực hiện một dự án nghệ thuật với mục đích muốn thể hiện bất cứ cái quái khỉ gì anh khao khát, nhưng hay nhất là khán giả ra về có thể có thương tích, sang chấn tâm lý, mơn man cảm giác là lạ, bất chợt suy ngẫm điều gì đó... hoặc không thể nhận ra sắc thái nào đó trong con người mình có chút thay đổi sau khi tương tác... Thực phù phiếm nhưng cũng thú vị. Bạn ngồi toa lét 24 tiếng đồng hồ hoặc hơn trong một căn phòng trong suốt để khách tham quan đi qua cảm nhận được khái niệm gì đây? "Ồ, thú vị thật, mình nhận ra điều gì đó... và may mà có người lăn xả ra như thế để nhắc mình cái mà mình luôn cảm thấy hằng ngày..." Liệu các nghệ sĩ có thỏa mãn chỉ với những kết quả đó không? Tôi thực sự thắc mắc. Vấn đề là họ muốn đạt được gì sau những buổi trình diễn? Người xem đồng cảm? Người xem nghĩ ra những ý tưởng khác lạ? Người xem bị ám ảnh nhưng không hiểu vì làm sao? Người xem nhận ra được những khái niệm hay chân lý mà họ muốn người xem hiểu hay những chân lý đó chính họ cũng không hiểu? Hay đơn thuần là muốn chia sẻ cái mà họ không thể chia sẻ?
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp