|
|
|
|||||||||||||
Gẫm & BìnhTôi nghĩ gì khi giẫm hạt hướng dương? 29. 10. 10 - 7:09 pmJERRY SALTZ - Lê Quảng Hàm lược dịch(SOI – Bài này có một cái tên dài: “Người Phương Tây nghĩ gì về triển lãm sắp đặt của Ai Weiwei tại Tate”. Soi xin rút lại thành tên ngắn như trên) Hỏi: *
Trả lời: Tôi đã xem triển lãm này của Ai Weiwei, choáng quá, gần như bị “mất phương hướng” hoàn toàn. Sơ bộ một chút: Mấy năm qua, Ai Weiwei đã thuê hàng trăm thợ thủ công lành nghề ở Cảnh Đức Trấn, Trung Quốc (thành phố có nghề sứ xưa nổi tiếng, giờ sa sút) để làm 100 triệu hạt hướng dương bằng sứ. Sau đó, ông hướng dẫn mọi người dùng dung dịch đất sét vẽ lên mỗi hạt ba hoặc bốn sọc màu xám. Tại bảo tàng Tate (Anh quốc), những hạt sứ được trải ra trên một sàn nhà thênh thang của gian trưng bày Turbine Hall. Vài tiếng trước khi triển lãm mở cửa, tôi đang lang thang trong bảo tàng xem một triển lãm về Gauguin. Vì thế, tôi có thể ngắm tác phẩm sắp đặt của Ai Weiwei từ một ban công trên cao. Lúc này, ông đã hoàn tất công trình sắp đặt. Vì có cuộc hẹn, tôi phải đi ngay, rồi thảo nhanh một bài tường thuật ngắn kể về triển lãm như một biểu hiện của thứ nghệ thuật sắp đặt “không đâu vào đâu”. Tôi không hề thích nó. Tôi cũng không thể tượng tượng được rằng Tate lại cho phép người xem đi lại dẫm lên trên tác phẩm. May mắn thay, sáng hôm sau, thức dậy với một cảm giác tội lỗi về việc đánh giá vội vã một tác phẩm lớn như thế (đó cũng là một sự “tự” phê bình), tôi trở lại triển lãm, và đã choáng váng ngay lập tức. Đứng trên cả một sàn nhà bát ngát ngập tràn những viên sứ giòn, đột nhiên tôi cảm nhận được sự tương đồng của khối hạt hướng dương với nước Trung Hoa. Hàng trăm triệu hạt trên một vùng mênh mang đầy sinh lực, tôi thật bé nhỏ khi đứng trên biển hạt này, nó khiến tôi thực sự cảm nhận được hàng tỷ hạt này chính là Trung Quốc. Nói theo thói thực dân chính hiệu, tôi là kẻ trong số hàng triệu người phương Tây giờ đây đang dày xéo lên hàng tỷ người phương Đông. Đó là một minh họa thật phi thường, không giống ai, rất đời, gần gũi, lại đậm dấu ấn riêng tư và chính trị. Đám đông vui vẻ dẫm đạp lên những hạt sứ; quang cảnh khác nào một bãi biển đầy sỏi cát thật siêu hình, bồng bềnh, mơ hồ, quên lãng. Trẻ em chạy vòng vòng hoặc chơi trò đuổi bắt. Như nhiều người khác, và vi phạm các quy tắc, tôi đã trở ra khi đã “thủ” được một số hạt sứ. Vợ tôi chỉ cho tôi những đám mây xám cuộn lên dưới những bước chân của du khách. Nàng cũng lưu ý bụi sứ đã bám đầy tay và áo quần chúng tôi. Song tôi đã bỏ qua chuyện này. Đáng ra tôi phải để ý tới điều đó mới phải. Những đám mây xám bốc lên khỏi mặt đất khi những hạt sứ cọ xát vào nhau dưới gót chân người. Hai ngày sau, nhà chức trách tuyên bố “khóa cửa” tác phẩm. Một thông báo được đăng trên trang web của Tate: “Chúng tôi đã được thông báo rằng sự tương tác giữa du khách với công trình điêu khắc này khả dĩ tạo nên thứ bụi có thể ảnh hưởng nguy hại cho sức khỏe mọi người khi hít phải trong một thời gian dài. Sau khi tham khảo ý kiến nghệ sĩ, Tate đã quyết định không cho phép công chúng xéo lên tác phẩm nữa.” Bây giờ người ta chỉ có thể ngắm nó đúng như cách tôi đã ngó nhìn trong ngày đầu tiên, từ phía trên hoặc bên ngoài. Tôi rất buồn là bác giờ đây không thể có được trải nghiệm như tôi khi đạp vỡ các hạt hướng dương bằng sứ nữa rồi – dù rằng tính ẩn dụ của tác phẩm vẫn còn nguyên vẹn, vẫn thật mạnh mẽ. Khi các nền văn minh xích lại gần nhau cùng với đám đông – những đám mây độc ra đời. * Nguồn: Artnet , 26. 10 * Bài liên quan: – Chôm đi vài hạt liệu có ok?
* Bài về nghệ sĩ Ai Wei Wei: – Vợ Ngải Vị Vị: Chồng tôi căng thẳng, khó hiểu, nhưng khỏe mạnh! Ý kiến - Thảo luận
9:48
Sunday,10.7.2011
Đăng bởi:
NGUYỄN HỒNG SƠN
9:48
Sunday,10.7.2011
Đăng bởi:
NGUYỄN HỒNG SƠN
Tôi thích cách giải quyết tác phẩm thông minh của ông.
18:06
Sunday,12.12.2010
Đăng bởi:
Thanh
Giẫm chứ không phải dẫm ạ.
giẫm đạp khác với dọa dẫm ạ. ...xem tiếp
18:06
Sunday,12.12.2010
Đăng bởi:
Thanh
Giẫm chứ không phải dẫm ạ.
giẫm đạp khác với dọa dẫm ạ. Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp