Điện ảnh

Tin điện ảnh: dửng dưng với kinh tế Tàu, phớt lờ người chuyển giới 08. 09. 15 - 8:23 am

Pha Lê

1.

Ai cũng biết lúc này Hollywood rất hay làm phim để “nịnh” Tàu, do thị trường phim ảnh ở Trung Quốc đang rất phát triển và đang đem về nhiều tiền cho Mỹ. Thế nhưng mới đây, kinh tế Trung Quốc có chiều đi xuống, làm cổ phiếu sụt giá thê thảm. Nghi rằng ngành điện ảnh cũng vì thế mà đi xuống, dân tình tò  mò không biết Hollywood có bớt sủng ái Tàu hơn không.

Câu trả lời vẫn là không, Hollywood vô cùng bình thản cho dù tình hình kinh tế của xứ gấu trúc có chiều đi xuống. Theo báo cáo, cứ mỗi ngày thì Tàu sẽ khai trương trung bình 14 rạp phim mới (!?), và Tàu còn cứu nhiều phim bom tấn Hollywood khỏi thất bại thảm hại. Giả dụ như tác phẩm Kẻ hủy diệt mới nhất (Terminator: Genisys) bị giới phê bình chê thối mũi và thu về số tiền vé hơi bị khiêm tốn khi công chiếu ở nước nhà. Thế nhưng lúc sang Tàu thì phim ôm ngay 27,4 triệu Đô trong ngày ra mắt.
 

Một cảnh trong “Terminator: Genisys” – vốn bị chê là dở và chả lời gì khi chiếu ở Mỹ. Arnold bị chê là già mà còn cố, rồi thật buồn khi khi chàng lại níu kéo với vai rô-bốt, thứ lý ra không có… già

 

Thế nhưng Arnold và loạt phim “Kẻ hủy diệt” vẫn được nhiều khán giả Trung Quốc yêu mến. Hình: Arnold bắt tay các fan hâm mộ ở Trung Quốc, Wang Zhao chụp

“Không ai có thể hoàn toàn vô tư (trong tình cảnh kinh tế này) nhưng vẫn có nhiều lý do để cảm thấy an toàn với nền điện ảnh Trung Quốc”, Peter Shiao – chủ tịch của hội phim Mỹ-Trung (US-China Film) – cho hay. Ông cũng nói thêm rằng theo dõi tình hình thì thấy 45 ngày sau khi cổ phiếu sụt giá, ngành điện ảnh vẫn khỏe khoắn, không bị làm sao hết. “Nếu nhìn theo khía cạnh lịch sử, khi xã hội có nhiều vấn đề khiến người dân bị mệt mỏi là họ lại đi xem phim để tìm chỗ dựa tinh thần”.

Cảnh người Trung Quốc lũ lượt hóa trang thành siêu anh hùng để vào rạp xem “Ultron”. Ảnh: Reuters

Thôi phim bom tấn đành tiếp tục nịnh Tàu chứ sao.

2
.

Mới đây đạo diễm Tom Hooper đã tố cáo rằng nền điện ảnh Mỹ hay phớt lờ người chuyển giới. “Có rất nhiều diễn viên chuyển giới tài năng, nhưng người chịu giao vai cho họ thì ít. Tôi sẽ ủng hộ bất kỳ thay đổi nào có thể giúp ngành điện ảnh quý trọng các diễn viên chuyển giới hơn, và ủng hộ các nhà làm phim chuyển giới”

Tom Hooper nổi lên sau khi bộ phim The King’s speech về ông vua nói lắp của anh đoạt giải Oscar, và sau đó tác phẩm Những người khốn khổ của anh nhận đề cử (lẫn đoạt một số giải) Oscar 2013. Số là vị đạo diễn người Anh này sắp làm một phim về họa sĩ chuyển giới Einar Wegener, có tên The Danish Girl, với Eddie Redmayne đóng vai chính. Muốn làm tốt phim, Tom đã liên lạc với cộng đồng người chuyển giới, để rồi nhận thấy rằng các diễn viên chuyển giới thường nhận được rất ít đất diễn

Tom (phải) với hai diễn viên chính của “The Danish Girl” là Eddie Redmayne và Alicia Vikander. Eddie cũng từng nhận Oscar cho phim “Thuyết vạn vật”, sắp tới anh còn đóng “Những sinh vật kỳ bí

 

Đây là ảnh chụp họa sĩ Einar Wegener (thật). Anh cưới cô Gerda Gottlieb – cũng là một họa sĩ. Einar luôn không hài lòng với cơ thể của mình. Một hôm, cô người mẫu của vợ anh lỡ hẹn không đến làm mẫu được, Greda đã mặc váy, mang tất cho chồng rồi bảo anh làm mẫu thế. Lúc ấy Einar nhận ra rằng mình muốn trở thành phụ nữ, và anh là một trong những người chuyển giới đầu tiên đi phẫu thuật để thành phụ nữ hoàn toàn

 

Sau khi chuyển giới, Einar đổi tên thành Lili Elbe

 

Một cảnh của phim “The Danish Girl”, có Eddie hóa trang thành cô Lili Elbe

Nhiều người có chê rằng Tom Hooper toàn nói khẩu hiệu hão, nếu muốn ủng hộ thì lấy một diễn viên chuyển giới đóng vai Einar luôn đi, sao lại giao cho Eddie. Nhưng Tom có đáp lại rằng phim The Danish Girl kể về thời gian Einar vẫn còn là đàn ông, sau đó Einar mới dần chuyển thành Lili. Phim này không nhiều tiền như phim Hollywood nên chọn một nam diễn viên rồi hóa trang cho anh sẽ dễ dàng và vừa kinh phí hơn. Ngoài ra, phim quay ở London và Bỉ, Hà Lan nên Tom cũng chịu khó liên lạc với các diễn viên chuyển giới địa phương. Cuối cùng vị đạo diễn giao gần 50 vai phụ cho các diễn viên chuyển giới mình bắt liên lạc được, chứ anh không chỉ hô hào ủng hộ theo khẩu hiệu.

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Đối thoại: Có nên độ lượng với Nhái?

Minh Thành, Huy Thông, Lý Chuồn Chuồn

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả