|
|
|
|||||||||||||
Đi & ỞTrước khi đi đền chùa, đã thuộc linh vật chưa? 18. 03. 16 - 6:32 amĐặng Thái tổng hợp và ghi chépHôm nọ ngồi trên máy bay, đọc tạp chí Heritage thấy giới thiệu triển lãm Linh vật Việt Nam ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia, có cái ảnh chụp chiếc bát bằng ngọc, bốn quai chạm hình Thao thiết đẹp quá nên phải cố sắp xếp để đi xem. Bài viết này chỉ đơn thuần là ghi chép lại thông tin ở triển lãm, do các chuyên gia đầu ngành cung cấp, để bổ sung cho hai bài Cửu và Long và một bầy linh vật cùng với Nghê hay là Toan Nghê. Thu nạp kiến thức về linh vật xong, đi trẩy hội thấy tự tin hẳn. Chỉ hơi tức là cái bát ngọc làm động lực để mình đi lại chỉ là treo đầu dê bán thịt chó, tìm mãi trong triển lãm không hề có!
Có tất cả 27 linh vật gồm Long Ly Quy Phượng, 11 con giáp (thiếu mèo) và một số loài tưởng tượng. Tức là trừ chim Lạc ra thì hầu hết có xuất xứ Trung Quốc và một số ít chịu ảnh hưởng của Ấn Độ (chim thần Garuda) và phương Tây (ngựa có cánh Pegasus). Mình không chụp hết toàn bộ linh vật, chỉ cái nào thấy đẹp, hay hay thì chụp, khuyến khích ai có điều kiện thì đi xem tận nơi và phải nhanh chân vì triển lãm sắp kết thúc cuối tháng này. Kế là rùa. “Từ cuối thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17-18), Rùa thường xuất hiện thành cặp với Long Mã trong đề tài về Hà đồ-Lạc thư. Đây là cặp biểu tượng khởi nguyên của Kinh Dịch, tư tưởng triết học của người Á Đông về quy luật của sự biến đổi. Nó được vận dụng vào rất nhiều lĩnh vực như vũ trụ, thiên văn, địa lý, phong thủy, trị nước, nhân mệnh… “Đề tài Long Mã-Hà đồ gắn với tích vua Phục Hy trong một lần đi dạo sông Hoàng Hà nhìn thấy một con Long Mã đang bơi tới, trên lưng có các xoáy đen trắng. Nhân đó Vua vẽ lại thành Hà đồ, còn gọi là Tiên thiên bát quái đồ. Đề tài Thần Quy Lạc thư bắt nguồn từ tích vua Đại Vũ trị thủy sông Lạc, nhìn thấy một con rùa trên lưng có các chấm đen trắng. Vua theo đó đặt ra Lạc Thư, còn gọi là Hậu thiên bát quái đồ.” (Chú thích của triển lãm)
Lúc sau lang thang đi vào các gian trưng bày thường xuyên, thấy một cái chuông có quai hình rồng thời Lý-Trần rất đẹp. Tìm mãi không thấy chú thích tên chuông ở đâu, lại thấy đặt trơ trọi ở một xó tôi tối nên chỉ chụp mỗi cái quai. Đúng là có mắt mà mới thấy một nửa Thái Sơn. Về nhà mới biết đấy là quốc bảo, thôi thì đành đổ lỗi cho mấy cán bộ bảo tàng vậy. Tới ngựa có cánh. “Pegasus là một loại ngựa thần trong văn hóa phương Tây, biểu tượng của sự thông thái, minh triết. Ngựa có cánh được truyền vào Việt Nam từ thời Lê sơ (thế kỷ 15), trên đồ gốm xuất khẩu thông qua đặt hàng của thương nhân phương Tây và tiếp tục được sử dụng trong trang trí kiến trúc và đồ gốm thời Mạc-Lê Trung Hưng (thế kỷ 16-18).” Mình không nhịn được cười khi lần đầu nhìn thấy một con Pegasus béo tròn và mặt trông ngu ngu như con này. Hàng Việt Nam chất lượng cao xuất khẩu đấy nhé.
Vậy là cổng các phủ đệ ở Việt Nam có vẻ không chạm hình con Tiêu Đồ trên như bên Tàu. Hay là tại ở ta không còn sót lại bất kì cái cổng nào từ đời xưa. Bác nào ở Hội An hay Huế thử đi soi xem có nhà nào còn cái cánh cổng nguyên bản ngày xưa hay không?
Si vẫn: “Theo truyền thuyết, Si Vẫn là động vật biển có đuôi cong tròn, đập sóng thì mưa xuống. Bởi vậy, người xưa thường đắp nó trên nóc mái các công trình kiến trúc với ý nghĩa phòng ngừa hoả hoạn. Ở Việt Nam, Si Vẫn còn được gọi với tục danh là con Kìm, trong nhiều hình thức khác nhau: hình đầu rồng, hình rồng; hình cá, hình đầu rồng đuôi cá; hình đuôi Si, hình đầu rồng đuôi Si.” Còn một bảng chú thích nữa có trích hai câu trong bài thơ Diên Hựu Tự của Thiền sư Huyền Quang (mà bác Candid đã từng nhắc đến trong phần bình luận): Si Vẫn đảo miên phương kính lãnh Si Vẫn là linh vật dễ bắt gặp nhất ở tất cả các công trình thờ tự mang kiến trúc cổ truyền nước ta, cứ nhìn lên góc mái, đầu đao là thấy. Chẳng hiểu các bác bên Bảo tàng nghĩ sao lại chọn một con uyên ương cụt mỏ để trưng bày. Bạn đọc có thể xem hình con uyên ương đầy đủ ở bài Cửu và Long và một bầy linh vật, trong bài ấy mình còn chưa rõ là chim hay vịt, giờ thì đã biết.
Vì thế Tây Du Ký mới chọn hình tượng khỉ cho nhân vật chính. Các chùa hay đền ở Ấn Độ và một số nước như Myanmar, Thái Lan có rất nhiều khỉ sống tự do, hoành hành và chọc ngoáy du khách. Một bác gái người Tây cặm cụi ghi chép, vui vẻ nói với mình rằng ngày xưa ông nội bác đem về một bộ tượng ba con khỉ giống kiểu này từ Trung Quốc, đặt trong phòng khách từ lâu lắm rồi, thế mà đến hôm nay bác mới biết lí do chúng bịt mắt mũi tai và sự liên quan của nó đến Phật giáo, bác lại còn khen phần dịch tiếng Anh khá tốt, bác đọc dễ hiểu. Hôm sau lên máy bay, lại đọc tạp chí Heritage, nhưng là số mới, có một bài của bác Trịnh Sinh phân tích về hình tượng khỉ trong văn hóa Việt (năm nay Bính Thân mà). Bài có đăng hình đúng bộ tượng khỉ này, đủ cả ba con, con thứ ba không hề bịt mắt mà được mô tả là “đôi mắt đờ đẫn vô hồn”. Trong khi rõ ràng vừa hôm trước đi xem chỉ có hai con. Đúng là treo… mà thôi. Về cái tháp chứa hai con khỉ đá trong triển lãm, là tháp Chương Sơn trên núi Ngô Xá ở Ý Yên, một di tích khảo cổ quan trọng thời Lý. Tháp đã bị giặc Minh phá hủy hoàn toàn, tuy nhiên ở dưới chân núi Ngô Xá hiện nay còn chùa Ngô Xá đang lưu giữ một Bảo vật quốc gia là tượng phật A Di Đà thời Lý. Ngày xưa, dân làng đã phải sơn son thếp vàng tượng này để giặc Minh tưởng nhầm là tượng gỗ mà không phá. Cách nay không lâu lắm, trước khi tượng được công nhận là Bảo vật quốc gia thì đầu tượng bị trộm cưa đi mất, may sau tìm lại được trong nghĩa trang của làng. * Cuối cùng, để thỏa mãn các thắc mắc của đông đảo nhân dân (và quần chúng trên Soi) về phần về sư tử/nghê, xin đăng nguyên văn phần chú thích khá dài của triển lãm. “Sư tử nguyên là linh vật Phật giáo, được truyền vào Việt Nam theo sự du nhập của Phật giáo, nhưng được cải biến phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc. Từ thời Trần (thế kỷ 13 – 14), khi Nho giáo phát triển, sư tử được chọn làm biểu tượng của sức mạnh vương quyền thì hình tượng sư tử xuất hiện phổ biến ở nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau, vừa đa dạng về đặc điểm hình thức vừa truyền tải nhiều ý nghĩa biểu tượng tốt đẹp khác nhau. Về đặc điểm tạo hình cơ bản có hai loại: hình Sư tử (các chi tiết hình thể của sư tử) và kết hợp đặc điểm Sư tử-Chó (đầu sư tử, thân chó). Trong đó, hình sư tử xuất hiện ở mọi thời đại, trên nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau. Hình sư tử-chó ít nhất bắt đầu xuất hiện từ thời Lê sơ (thế kỷ 15), chủ yếu trên đồ thờ cúng, trong trang trí kiến trúc hoặc trong tư cách là linh vật trấn giữ… Cũng như các nước Á Đông, ở Việt Nam, sư tử còn có tên gọi khác là nghê. Ở Trung Quốc và Nhật Bản, sư tử được gọi là nghê (kim nghê, toan nghê) khi tạc làm bệ tượng Phật, là vật cưỡi của Văn Thù Bồ Tát, đội lư hương hoặc ngồi trên nắp đỉnh trầm, dù đều trong hình tướng sư tử. Ở Việt Nam thì diễn biến khá phức tạp. Thông thường, linh vật này được gọi là Sư tử khi tạo theo hình tướng sư tử, gọi là Nghê khi mang đặc điểm kết hợp của sư tử và chó. Tuy nhiên, nhiều khi, những hình sư tử nhỏ trong trang trí hoặc đồ thờ cúng cũng được gọi là Nghê hoặc :ân. Có những linh vật trong hình sư tử-chó, dân gian thường gọi là Nghê, nhưng trong văn bản chính thống ghi chép về việc tạo tác này vẫn gọi là Sư tử… Bệ tượng Phật tạo hình sư tử thường gọi là “Sư tử tọa”, nhưng đôi khi cũng gọi là “Nghê tòa”, tục danh gọi là Ông Sấm… Hình tượng sư tử-nghê giới thiệu trong trưng bày này, chú thích là sư tử tức chỉ linh vật trong hình tướng sư tử, gọi là nghê khi linh vật mang đặc điểm tạo hình sư tử-chó. Những hình nghê/ sư tử được gọi theo nhiều cách khác nhau, chú thích sẽ nêu tên gọi chính thống/ phổ biến lên trước, kèm theo các tên dân gian thường gọi khác. Các bác còn lăn tăn gì việc nghê với sư tử Tàu cứ nghiên cứu kĩ đoạn trên là được. Theo như chương trình thì còn ba linh vật nữa được giới thiệu trên màn hình cảm ứng nhưng tiếc là màn hình chưa cắm điện thì phải, mình gõ mãi mà không thấy gì. Ba linh vật được giới thiệu ấy là con Sấu (còn gọi là “sóc” hoặc “sấu nghê sóc” có đầu sư tử, đuôi sóc), Nhai Tí hay Nhai Xải (thân rồng, đầu sói, thường được trang trí ở đốc, chuôi, khâu đao, kiếm) và Tù Ngưu (gắn ở đầu cần các loại đàn cầm). Trước khi ra về, thấy ở cửa có Hòm thư góp ý, dù nó đã nằm ẩn dật ở một bên tường (và không ghi tiếng Anh) nhưng vẫn bị mình phát hiện ra. Mình viết liền mấy ý kiến đóng góp bỏ hòm, trong ấy có một ý: “Đề nghị bảo tàng sắp xếp giấy bút để người tham quan có thể tham gia đóng góp ý kiến”. Ý kiến - Thảo luận
19:47
Sunday,3.4.2016
Đăng bởi:
Thành Lê
19:47
Sunday,3.4.2016
Đăng bởi:
Thành Lê
Cảm ơn anh Hữu Vy. Đã lưu để xem dần ạ. Trước thấy tư liệu nhiều thì mừng, nay thì... lo. Chắc do quỹ thời gian đã bắt đầu "tiến tùng".
10:21
Sunday,3.4.2016
Đăng bởi:
Hữu Vy
Cảm ơn góp ý chân thành của anh Đặng Thái. Bảo tàng sẽ lưu ý tiếp thu chỉnh sửa. Thú thực trưng bày hiện nay ở bảo tàng chỉnh lý từ gần 20 năm nay, nên giờ thực sự đã xuống cấp và quá lạc hậu rồi. Để chỉnh lý lại đồng bộ một lần thì quá tốn kém, mà làm riêng một vấn đề thì lại bung ra chuyện khác. Cân nhắc thiệt hơn thì hiện bảo tàng đang chỉnh
10:21
Sunday,3.4.2016
Đăng bởi:
Hữu Vy
Cảm ơn góp ý chân thành của anh Đặng Thái. Bảo tàng sẽ lưu ý tiếp thu chỉnh sửa. Thú thực trưng bày hiện nay ở bảo tàng chỉnh lý từ gần 20 năm nay, nên giờ thực sự đã xuống cấp và quá lạc hậu rồi. Để chỉnh lý lại đồng bộ một lần thì quá tốn kém, mà làm riêng một vấn đề thì lại bung ra chuyện khác. Cân nhắc thiệt hơn thì hiện bảo tàng đang chỉnh lý từng phần nhỏ. Như năm rồi thì làm lại phần tiền sử và Champa. Năm nay dự kiến sẽ làm phần chiếu sáng. Về các bảo vật quốc gia, đúng ra mỗi hiện vật phải có một diện tích bằng như phòng trưng bày chuyên đề hiện tại mới đủ để kể câu chuyện về nó. Trước bảo tàng cũng đã định làm dần một vài việc để tôn nhóm hiện vật này lên, nhưng để đỡ lãng phí đã dừng lại để làm tổng thể sau khi nâng cấp chiếu sáng. Tất nhiên cũng sẽ chưa được như ý vì như đã nói, diện tích, không gian trưng bày hiện tại quá chật hẹp. Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp