Văn & Chữ

Hồng Lâu Mộng: bi kịch của đàn ông thấy mình đầu thai thành đàn bà 12. 03. 17 - 7:08 am

Phó Đức Tùng

Bảo Ngọc giúp Bình Nhi trang điểm

Có người cmt hỏi Anh Nguyễn, “Từ khi Bảo Ngọc làm mất ngọc thì gia đình họ Giả bắt đầu sụp đổ. Tại sao lại mất ngọc?

Mình mạn phép chuyên gia Anh Nguyễn tán phét một chút.

Mình không phải chuyên gia về Hồng Lâu Mộng, nhưng cứ suy theo logic thì không phải họ Giả sa sút từ khi mất ngọc, mà ngay từ khi có ngọc. Giả Bảo Ngọc tức là hòn ngọc quý nhưng giả, không phải ngọc thật.

Có ngọc giả giống như nhận lầm một giá trị giả làm thật, là nguyên nhân của sự mất bền vững. Còn khi mất ngọc thì có nghĩa là đã sa sút, ê chề tới mức ngay cả một giá trị quý ảo tưởng cũng không còn nữa.

Tuy nhiên, sự mất ngọc đó chỉ liên quan tới cái phù hoa quyền quý, còn chính vì việc mất ngọc giả đó mà lại có thể dẫn tới nhận thức được những giá trị bền vững hơn.

Giả mẫu phân phát của để dành cho các con khi đã sa sút.

*
Nhiều khi có người nói trong Hồng Lâu Mộng, Tào Tuyết Cần có đề cao vai trò phụ nữ, một điều rất trái với tư duy nho giáo. Theo tôi thì không phải, Tào Tuyết Cần vẫn hoàn toàn nằm trong tư duy nho giáo, trọng nam khinh nữ. Một trong những bằng chứng là tác phẩm này được đông đảo người hâm mộ ngay từ xưa, mà những người này không có lý do gì để có nhận thức về bình đẳng giới cả.

Hồng Lâu Mộng theo tôi là một cơn ác mộng rất đặc biệt, khi một người đàn ông (hòn đá, chính là Tào Tuyết Cần) thấy mình đầu thai dưới dạng đàn bà (mặc dù Bảo Ngọc vẫn là đàn ông nhưng hệ thống giá trị, nhận thức là đàn bà). Khi một hòn đá (đàn ông) tự coi mình như một viên ngọc thì tức là nó bị biến thành đàn bà.

Dính Yên cầu cho Bảo Ngọc kiếp sau được hoá thành con gái

Giả Phủ là một tiểu thế giới đàn bà, trong đó đàn ông trở thành thứ yếu, đảo ngược hệ giá trị Nho giáo. Cũng chính vì vậy nên khi Bảo Ngọc ra đời, có viên ngọc, hội đàn ông trong gia đình không mấy quan tâm, chỉ có hội đàn bà thì rất nâng niu. 12 thoa tượng trưng cho 12 dạng cơ bản của thế giới đàn bà, (số 12 tương tự như 12 địa chi, tượng trưng cho mọi dạng archetype có thể hình dung dưới mặt đất này) mà vì Bảo Ngọc bị biến thành đàn bà, nhưng không phải một đàn bà cụ thể, mà là cái sự đàn bà nói chung, nên có thể trải nghiệm, cảm nhận sâu sắc về tất cả 12 dạng đàn bà.

Toàn câu chuyện mô tả về một xã hội mang hệ thang giá trị đàn bà, cho dù có muôn vàn nét tinh tế, lộng lẫy, cho dù rất khôn ngoan, cơ trí, nhưng cuối cùng về cơ bản vẫn là ảo, giả, sai lầm, và do đó không có kết cục tốt đẹp.

Bảo Ngọc chơi đùa cùng các tiểu thư

Như vậy, Hồng Lâu Mộng cũng có thể coi là một trước tác kinh điển Nho giáo, nhưng thay vì cứ suy tôn các giá trị đàn ông, quân tử, và hiển nhiên miệt thị đàn bà, tiểu nhân, đây là một bài luận sâu sắc về thế giới đàn bà, để đi đến kết luận là cuối cùng đó cũng chỉ như trang sức mà thôi, không thể trụ cột.

Nói cách khác, không phải là một hủ nho gia trưởng nói xấu đàn bà, mà chính là tinh hoa đàn bà cuối cùng tự nhật thấy sự bất cập của mình, và quay trở lại tôn vinh giá trị dương cương.

*

Về Hồng Lâu Mộng:

- Đọc Hồng Lâu Mộng: Tần Khả Khanh – kẻ lẳng lơ trong mộng

- 5 dẫn chứng về mối quan hệ “bất chính” của Tần thị

- Hai chị em nhà họ Vưu: càng lăng loàn tợn càng đau vì tình

- Mượn món cà xào “xa xỉ” nói về ẩm thực thực-hư

- Giả Thám Xuân: con phượng hoàng sinh trong ổ quạ

- Người đàn bà ghen Hạ Kim Quế

- Tiết Bảo Thoa: Từ món thuốc giá băng đến mối lương duyên lạnh lẽo

- Đại Ngọc-Tình Văn: tuy hai mà một

- “Hận Phượng Thư, mắng Phượng Thư, không thấy Phượng Thư lại nhớ Phượng Thư”

- Giả Chính: dấu chân trên tuyết của tình phụ tử

- Gửi bác Phúc Bồ: về Xuân Cung Đồ và cái “hư” trong Hồng Lâu Mộng

- Diệu Ngọc: miễn cưỡng diệt dục, sư chả phải sư, tục không phải tục

- Đại Ngọc vs Bảo Thoa: viên ngọc đen vs chiếc thoa vàng, ai hơn ai kém?

- Giả Bảo Ngọc: “một nửa đàn ông là đàn bà”, lại là “nửa dôi”

- Tàn xuân bàn chuyện Nguyên Xuân

- Giả mẫu (phần 1): đầu tiên là chuyện giàu sang

- Giả mẫu (phần 2): đứa trẻ bất chấp và thiên vị

- Giả mẫu (phần 3): may còn được người viết về cuối rủ lòng thương

- Giả Nghênh Xuân (phần 1): rúc đầu vào sách, bịt mắt bưng tai

- Giả Nghênh Xuân (phần 2): hiền quá khó mà gặp lành

- Lý Hoàn của Hồng Lâu Mộng (phần 1): đè nén sống đời vờ nhạt nhẽo

- Lý Hoàn của Hồng Lâu Mộng (phần 2): tiếng hão đành vui phúc về già

- Về Giả Thụy của Hồng Lâu Mộng (phần 1): sự thôi thúc của phần con

- Về Giả Thụy của Hồng Lâu Mộng (phần 2): tấm gương mê gái có chết cũng (nên) soi

- Về Giả Thụy của Hồng Lâu Mộng (phần 3): bài học cảnh giác về “si”, về “sắc” cho… Bảo Ngọc

- Hồng Lâu Mộng: bi kịch của đàn ông thấy mình đầu thai thành đàn bà

- Tiết Bảo Thoa (phần 1): “lãnh mỹ nhân” giấu kín trái tim nóng

- Tiết Bảo Thoa (phần 2): Trong nóng, ngoài lạnh, thắng cả Lãnh Hương Hoàn

- Tiết Bảo Thoa (phần 3): Con sâu chủ động chui vào với hoa

- Đại Ngọc và mệnh Mộc: sống như cây và chết cũng như cây

- Bảo Thoa và mệnh Kim: hoa mai ấm trong tuyết lạnh

- Phượng Thư và mệnh Hỏa (phần 1): Nội vụ hai tay hai dao

- Phượng Thư và mệnh Hỏa (phần 2): máu đỏ của nam tính

- Bảo Ngọc và mệnh Thổ (phần 1):
Hiền như đất, gieo rắc yêu và khổ

- Bảo Ngọc và mệnh Thổ (phần 2):
Là gương nên không thể cùng người

- Về những cái tên trong Hồng Lâu Mộng (phần 1)

- Căn phòng “dâm tình và chết chóc”: Phần 1 – Từ bức tranh trên tường

- Căn phòng “dâm tình và chết chóc”: Phần 2 – Từ mâm vàng tới quả dưa

- Căn phòng “dâm tình và chết chóc”
Phần 3 – Từ giường báu tới màn châu

Ý kiến - Thảo luận

6:10 Saturday,11.9.2021 Đăng bởi:  Huyền bế
em không có khiếu ngôn ngữ, nhưng yêu tác phẩm này. 13-18-22-26 tuổi đều có đọc lại, mỗi lần đọc quan điểm nó lại khác nhau. 
Nhưng lần đọc những phân tích gần đây nhất và đọc cả bài viết này của anh em thấy thế này: con người luôn tìm điều có lợi cho mình, tài tử văn nhân cũng thế, chính khách con buôn cũng thế. Mấy ông đàn ông luôn ủng hộ quan điểm phon
...xem tiếp
6:10 Saturday,11.9.2021 Đăng bởi:  Huyền bế
em không có khiếu ngôn ngữ, nhưng yêu tác phẩm này. 13-18-22-26 tuổi đều có đọc lại, mỗi lần đọc quan điểm nó lại khác nhau. 
Nhưng lần đọc những phân tích gần đây nhất và đọc cả bài viết này của anh em thấy thế này: con người luôn tìm điều có lợi cho mình, tài tử văn nhân cũng thế, chính khách con buôn cũng thế. Mấy ông đàn ông luôn ủng hộ quan điểm phong kiến, đơn giản vì nó tôn sùng đàn ông, có lợi cho các anh.
 
Tác phẩm này ở thời phong kiến, hai nhân vật chính là Bảo Ngọc - Đại Ngọc, họ vô cùng tài năng, nhưng ghét sự giả dối của xã hội phong kiến
 
Họ không sống được, như anh nói là gặp bi kịch, rồi kết luận là do "những giá trị đảo ngược trong tác phẩm này đi lối sai lầm, nên cuối cùng quay về tôn sùng trật tự đúng" - đó là bởi vì họ thụ động, họ không có điều kiện vượt thoát được cái sự giả dối kia.
 
Ở xã hội bây giờ thì khác nhiều rồi. Không có cái nào gọi là trật tự đúng cả, người tài năng sẽ có cách để không nằm trong hệ thống bi kịch đó. Kể cả nam lẫn nữ. 
Kẻ nào ngáng con đường ấy thì chỉ cần đơn thuần đẩy họ ra khỏi cuộc sống thôi.
 
Vả lại, hệ thống nhân vật tôn sùng hệ tư tưởng đúng theo ý anh, cũng không thoát được bi kịch, ví dụ nếu Bảo Ngọc chọn người vợ phù hợp, mà không chọn người vợ anh ta yêu, thì sống hằng ngày nghĩa lí gì? 
Bảo Thoa đạt được quyền lực, nhưng không có được trái tim người chồng, vậy sống có nghĩa lí gì?
 
Nếu chỉ bàn về thực tiễn, với em, Hồng Lâu Mộng chỉ là sự phản ánh, tiếng lòng, nhưng không phải là sự giải thoát, cái chết không giải thoát, đi tu cũng không giải thoát.
 
Nó là lời cảnh tỉnh cho những người mang tư tưởng tự do, muốn tự do phải tự cứu mình.
 
  
14:30 Thursday,6.4.2017 Đăng bởi:  phó đức tùng
NMH
nói là đàn bà thấy mình đầu thai trong thân xác đàn ông cũng đúng, nhưng vô nghĩa, chẳng qua chỉ là chút bất cập về thể xác. Xét về ngữ cảnh thì ai là đàn bà, và khi mộng rơi vào xác đàn ông thì từ điều đó không rút ra cái gì?
Còn Bảo Ngọc vốn là hòn đá từ triệu năm, đó là biểu tượng của nam tính. Khi nó nằm mơ thì hoá thành đàn bà, chỉ còn lại cái
...xem tiếp
14:30 Thursday,6.4.2017 Đăng bởi:  phó đức tùng
NMH
nói là đàn bà thấy mình đầu thai trong thân xác đàn ông cũng đúng, nhưng vô nghĩa, chẳng qua chỉ là chút bất cập về thể xác. Xét về ngữ cảnh thì ai là đàn bà, và khi mộng rơi vào xác đàn ông thì từ điều đó không rút ra cái gì?
Còn Bảo Ngọc vốn là hòn đá từ triệu năm, đó là biểu tượng của nam tính. Khi nó nằm mơ thì hoá thành đàn bà, chỉ còn lại cái vỏ vẫn là nam thôi, toàn bộ bản chất là nữ tính. và câu chuyện là khi trong xã hội, đàn ông bị hoá hết thành đàn bà, xã hôi chỉ còn giá trị đàn bà thì sẽ như thế nào. Và khi tỉnh mộng, hòn đá lại trở về làm hòn đá, đàn ông vẫn phải là đàn ông. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Bài đã đăng

» Xem tiếp...

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả