Soi học

Bài học Chủ nhật: Khi trò hiếp dâm của Zeus sinh ra… Châu Âu 18. 03. 12 - 7:18 am

Pha Lê

Đồng bạc 2 euro này có khắc hình một cô gái và một con bò. Tại sao vậy nhỉ? Liên quan đến tích Hy Lạp đấy.

 

Mấy trò hiếp dâm của ông Zeus thì đa phần hại nhiều hơn lợi, nhưng lâu lâu thói hám gái của ông thần này cũng đem lại kết quả tốt, nổi tiếng nhất trong số đó là tích về nàng Europa.

Theo Homer thì Europa là con của vua Phoenix, nhưng truyền thuyết dân gian thì nói nàng là cháu nội của thần biển Poseidon. Một đêm nọ, Europa nằm mơ; trong mơ nàng thấy hai châu lục dưới lốt hai người phụ nữ. (Trong tiếng Anh, các châu lục luôn thuộc phái đẹp, được gọi là “she” chứ không bao giờ “he”. Truyền thống bắt nguồn từ đây chăng?). Tuy tích không kể rõ nhưng chắc một nàng là hiện thân của các vùng Tiểu Á (vùng này đúng ra không phải châu lục, nhưng cách tính hồi xưa nó vậy, dân Hy Lạp lúc đấy vẫn còn mập mờ về Châu Mỹ, Châu Úc, Châu Phi), nàng còn lại là hiện thân của một châu lục không tên tuổi. Nàng Tiểu Á phán rằng: Europa là của tôi, cô ấy sinh ra tại đây. Nàng kia độp lại: Europa sinh ở đâu không quan trọng, vì Zeus sẽ đem Europa trao cho tôi.

Tỉnh dậy, Europa bối rối, chẳng hiểu gì hết. Suy nghĩ một lúc thì nàng đâm bực, không ngủ tiếp được nữa; thế là nàng kêu đám bạn gái (toàn con nhà quý tộc) ra bãi biển gần đó để hái hoa giải sầu. Cảnh tượng những chân dài tươi rói đùa giỡn, hái hoa bắt bướm lọt vào đôi mắt xanh lè của Zeus. Vốn mê gái, ông thần chấm ngay Europa – người xinh nhất trong các chân dài. Thế là ông biến thành một con bò đực màu trắng toát, mon men đến chỗ các nàng đang đùa giỡn, và ngồi xuống trước mặt Europa.

Europa thấy con bò xinh quá, không cầm được lòng, nàng leo lên lưng nó.

Một chiếc bình cổ có hình vẽ Europa và con bò trắng, hiện nằm tại bảo tàng Tarquinia. Bình có niên đại khoảng 480 năm trước Công nguyên.


Tác phẩm “Vụ cưỡng hiếp Europa”, Francois Boucher, 1747. Ông Boucher này cứ hay khoái vẽ phụ nữ khỏa thân, chứ ai mà cởi truồng hái hoa thế kia. Con đại bàng – biểu tượng của Zeus – đang trốn trên mây, bên trái, Cupid thì cầm tên ngồi cạnh đó, chắc ý nói Zeus bị tiếng sét ái tình đánh. Nhưng con bò Zeus biến thành lại không trắng gì cả, trông vàng vàng như giống bò Limousine nổi tiếng của Pháp. Nàng Europa thì chễm chệ ngồi trên bò như ngồi trên ngai.


Đây là một bức tranh tường ở thành phố Pompeii, Ý, vẽ cảnh Europa ngồi trên lưng bò. Tranh được vẽ vào thế kỷ thứ Nhất sau Công nguyên. Vùng Tiểu Á thuộc nước Thổ Nhĩ Kỳ, nên dung nhan của Europa trong tranh này nhìn hợp lý hơn là Europa tóc vàng hoe trong tranh của Boucher. Pompeii nổi tiếng với nhiều tranh tường sexy, được vẽ khắp nơi. Có bạn nào biết lý do tại sao không nhỉ?

 

Khi Europa vừa ngồi xuống thì ngay lập tức, con bò đứng dậy, chạy thẳng ra biển. Europa sợ té nên bám chặt lấy con bò, không dám buông tay ra. Nhưng một lúc sau thì nàng thấy lạ: con bò chạy liên tục trên biển không ngừng nghỉ (chắc Zeus chưa xem phim Titanic, nên không buồn hãm phanh); thêm vào đó, nàng bắt đầu nhìn thấy nào là tiên biển, cá heo, thủy quái… chạy theo hộ tống mình. Europa đoán đây không phải một con bò bình thường mà phải là một vị thần. Rồi chắc mẩm đấy là Zeus, Europa van nài ông tha cho mình, nhưng ông không nghe, dỗ ngọt rằng: yên tâm, sau này nàng sẽ nổi tiếng.

Tác phẩm “Bắt cóc Europa”, Rembrandt, 1632. Trong tranh, đám bạn gái của Europa đang kêu gào thảm thiết trên bờ, còn đám lính canh thì ngơ ngác nhìn theo, không kịp phản ứng. Europa này hình như nhiễm cái tục lệ của phụ nữ Châu Âu thời thế kỷ 17: đi đâu ra ngoài là phải có lính tráng kè kè theo sau.


Tác phẩm “Europa và con bò đực”, Paolo Veronese, 1578. Họa sĩ vẽ như vầy thì thấy biển hơi bị xa nhỉ? Europa cùng các bạn nhìn như đang tụ tập ăn chơi, lại còn có cả thiên thần bay trên đầu và rải hoa xuống nữa chứ, bắt cóc mà y như đám cưới ý. Con bò Zeus đang chuẩn bị đứng dậy để bắt Europa đi, nhưng tư thế này thì giống ngựa hơn là bò.


Tác phẩm “Europa và con bò đực”, Noel Nicolas Coypel, 1727. Bức này nhìn giống đám cưới dễ sợ. Zeus chở nàng về dinh, còn các thiên thần, tiên biển, thủy quái thì vây quanh chúc mừng. Bên trái có Cupid đang giương tên bắn, và Poseidon cầm đinh ba đi chúc mừng anh trai (cạnh Poisedon có một nàng ngồi trên vỏ sò là Amphitrite?). Nhìn tranh mà tự hỏi: lỡ Europa mắc toa-lét thì sao nhỉ? Zeus bơi kiểu này thì phải mấy chục tiếng mới tới nơi.


Tác phẩm “Vụ cưỡng bức Europa”, Jean Cousin the Elder, 1550. Phong cách có vẻ khá gothic, và nhìn vụ hiếp dâm này cũng giống đám cưới, với các thiên thần cầm hoa, thổi kèn loạn xạ.


Tác phẩm “Europa và con bò đực”, Fernando Botero, 1998. con bò này đen thui, và Europa hình như không phải ở bãi biển mà đang ở trong đấu trường của người Tây Ban Nha, như thể nàng là dũng sĩ đấu bò và bị bò húc chết. Chắc đây cũng là ngụ ý của Botero.

 

Cuối cùng thì sao? Zeus dẫn Europa đến một châu lục lạ, hiện nguyên hình, và đè nàng ra hiếp (Zeus quanh đi quẩn lại chỉ có bấy nhiêu chiêu). Một thời gian sau, nàng mang bầu và hạ sinh 3 cậu con trai. Vào lúc này thì Zeus đã chuồn thẳng, không còn đoái hoài gì tới người tình một đêm nữa. Nhưng may mắn là Europa vẫn còn đẹp, gái 3 con trông mòn con mắt, nên nàng lọt vào tầm ngắm của vị vua ở lục địa này. Ông đem nàng về làm vợ, và nhận 3 đứa con của nàng về nuôi như con đẻ.

Vì 3 đứa là con thần Zeus nên chúng thông minh cũng như dũng mãnh vô song, cả 3 giúp lục địa không tên này ngày càng hùng mạnh về kinh tế và chính trị. Để nhớ ơn Europa, lục địa lấy tên của nàng, và Châu Âu (tiếng Anh: Europe) ra đời.

Đây là bức tượng về tích Europa và Zeus, đặt trước Trụ sở chính của EU ở Bỉ. chính nhờ nàng mà Châu Âu có tên Europe đấy thôi, nên giờ người ta dựng tượng, và khắc hình nàng lên tiền xu.

 

*

Bài liên quan:

– Bài học Chủ nhật: THẦN VỆ NỮ – Gái không mẹ hay kẻ lăng loàn?
– Bài học Chủ nhật: Zeus và cây phả hệ rối ren

– Bài học Chủ nhật: ZEUS – Kẻ cưỡng bức dưới lốt thiên nga và đại bàng

– Bài học Chủ nhật: Hylas – Người tình của Herakles hay của đám tiên sông?

– Bài học Chủ nhật: Venus – một người yêu tốt và một bà vợ tồi (phần 1)

– Bài học Chủ nhật: Vụ đánh ghen của ông chồng Venus

– Bài học Chủ nhật: Ares (Mars) – vị thần không mấy ai thờ

– Bài học Chủ nhật: Hephaestos – Nạn nhân của Zeus hay của Hera?

– Bài học Chủ nhật: Hera: Có phải là Hoạn Thư của tích Hy Lạp cổ?

– Bài học thứ Tư: Cuộc thi hoa hậu đầu tiên và sự nhanh trí của thần Zeus

– Bài học thứ Tư: Paris chấm thi, hay vụ mua giải lớn nhất thế gian

– Bài học Chủ nhật: Athena thông minh nhờ chui từ đầu cha ra?

– Bài học Chủ nhật: Athena đọ sức Poseidon – Khi biển cả thua cây ô-liu

– Bài học thứ Tư: Râu ria quanh thành Troy – trước khi đánh nhau vỡ đầu

– Bài học Chủ nhật: Helen – Thảm họa chân dài

– Bài học thứ Tư: Gót chân Achilles hay sai lầm của một bà mẹ đoảng

– Bài học Chủ nhật: Poseidon – Nổi tiếng vì có vợ đẹp

– Bài học thứ Tư: Odysseus giả điên, Achilles giả gái

– Bài học Chủ nhật: Mars, Phryne, và vụ cởi truồng trước tòa án

– Bài học thứ Tư: Achilles rút lui hay anh hùng (thì luôn) giận nhau vì gái

– Bài học Chủ nhật: Iphigenia: Một vụ tế (hụt?) dẫn tới nhiều vụ giết người

– Bài học thứ Tư: Achilles ra trận – Khi con quyết đánh nhau thì mẹ phải làm gì?

– Bài học Chủ nhật: Artemis: Trinh nữ hay cũng mê gái giống bố?

– Bài học thứ Tư: Khi Achilles yêu quá hóa ác

– Bài học Chủ nhật: Artemis – Giới tính gì thì cũng gây nhiều đau khổ

– Bài học thứ Tư: Vua Priam xin xác con như thế nào?

– Bài học Chủ nhật: Apollo – Thần của lắm thứ, kể cả bệnh đau tim

– Bài học Chủ nhật: Vòng nguyệt quế của Apollo – Tại ghét đàn ông hay tại “thằng” Cupid?
– Bài học Chủ nhật: Chín nàng thơ – Biểu tượng của văn minh, nghệ thuật, nhưng hay bị vẽ sai

– Bài học Chủ nhật: Hestia – Trinh nữ xịn thì hay ở trong nhà

– Bài học Chủ nhật: Ariadne – Vớ được chồng tốt nhờ bị bồ bỏ

– Bài học Chủ nhật: Hades – Cai quản địa ngục, nhưng quậy phá mặt đất

– Bài học Chủ nhật: Dionysus – Bợm nhậu chính hiệu

– Bài học Chủ nhật: Demeter cứu con gái khỏi địa ngục – hay sự tích xuân hạ thu đông

– Bài học thứ Tư: Đám con lai các thần giết nhau, để cậu con nhà trần kết thúc

– Bài học thứ Tư: Odysseus – Kẻ có lắm mẹo vặt chết người

– Bài học Chủ nhật: Orpheus – chết vì đa nghi

– Bài học Chủ nhật: Cupid và Psyche – Thần tình yêu thua chân dài (kỳ 1)

– Bài học Chủ nhật: Cupid và Psyche – tàng hình trong đêm động phòng (kỳ 2)

– Bài học Chủ nhật: Cupid và Psyche – giặc bên Ngô không bằng hai cô chị vợ (kỳ 3)

– Bài học Chủ nhật: Cupid và Psyche – làm dâu Venus cũng nhục vô cùng (kỳ 4)

– Bài học Chủ nhật: Cupid và Psyche – khổ rồi cuối cùng cũng sướng (kỳ 5)

– Bài học Chủ nhật: Hermes – Thần của ngoại giao, nhưng lại hay nói dối

– Bài học thứ Tư: “Con ngựa gỗ thành Troy” hay cả thành bang tiêu tùng vì một tên lính quèn

– Bài học Chủ nhật: Hyacinth và tình dục ở xã hội Hy Lạp cổ

– Bài học thứ Tư: Athena giận khiến một rừng đàn ông khốn khổ

– Bài học Chủ nhật: Adonis và Venus – Chết vì… chỗ nhạy cảm của đàn bà

– Bài học thứ Tư: Gặp người khổng lồ một mắt, não Odysseus bỗng nhiên teo lại

– Bài học Chủ nhật: Con bò của Zeus – từ bò thành nữ hoàng Ai Cập

– Bài học Chủ nhật: Khi trò hiếp dâm của Zeus sinh ra… Châu Âu

Ý kiến - Thảo luận

14:42 Tuesday,12.12.2017 Đăng bởi:  Anh Nguyễn
Có một ví dụ tương tự là từ "passion." Ngày nay đa phần mọi người sử dụng passion với nghĩa nồng nàn, đam mê. Nhưng theo nghĩa cổ thì passion là sự khổ nạn, thường dùng trong bối cảnh tôn giáo (vd: Passion of Christ.)
...xem tiếp
14:42 Tuesday,12.12.2017 Đăng bởi:  Anh Nguyễn
Có một ví dụ tương tự là từ "passion." Ngày nay đa phần mọi người sử dụng passion với nghĩa nồng nàn, đam mê. Nhưng theo nghĩa cổ thì passion là sự khổ nạn, thường dùng trong bối cảnh tôn giáo (vd: Passion of Christ.) 
14:40 Tuesday,12.12.2017 Đăng bởi:  Anh Nguyễn
Có một vấn đề khi phiên dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt, đó là từ "rape" ngày nay thường chỉ được dùng với nghĩa "hiếp dâm," nhưng nó bắt nguồn từ raptio - tiếng La Tinh nghĩa là bắt cóc, hoặc là cướp bóc trên quy mô lớn. Ví dụ trong nghệ thuật hay có những bức tranh vẽ Rape of the Sabine Women. Trong bức tranh này thì dân La Mã bắt cóc phụ nữ thành Sabine rồ
...xem tiếp
14:40 Tuesday,12.12.2017 Đăng bởi:  Anh Nguyễn
Có một vấn đề khi phiên dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt, đó là từ "rape" ngày nay thường chỉ được dùng với nghĩa "hiếp dâm," nhưng nó bắt nguồn từ raptio - tiếng La Tinh nghĩa là bắt cóc, hoặc là cướp bóc trên quy mô lớn. Ví dụ trong nghệ thuật hay có những bức tranh vẽ Rape of the Sabine Women. Trong bức tranh này thì dân La Mã bắt cóc phụ nữ thành Sabine rồi thuyết phục họ cưới chứ không phải hiếp dâm (mặc dù thế là cũng phạm luật rồi vì không có sự cho phép của cha, anh những phụ nữ này.) Hay như trong lịch sử có vụ Rape of Nanjing (thảm sát Nam Kinh), chữ "rape" này chỉ cướp bóc, tàn sát chứ không phải cưỡng hiếp phụ nữ (mặc dù phụ nữ Nam Kinh cũng bị cưỡng hiếp chứ không phải không.)
Trong trường hợp Europa thì hành vi của Zeus không phải hiếp dâm mà là "bắt cóc với ý đồ quan hệ tình dục sau đó" mới chính xác. Chữ "rape" này cần hiểu theo nghĩa cổ.
Từ điển Oxford: (nghĩa cổ) The abduction of a woman, especially for the purpose of having sexual intercourse with her.
Đó là lý do những bức tranh vẽ "The rape of Europa" có thiên thần, hoa lá các kiểu chứ không bạo lực như định nghĩa "rape" ngày nay. Nghĩa của từ đã bị thay đổi theo thời gian.  

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Gia Phả: Sự hòa thuận phô diễn

Mai Chi (từ Hanoi Grapevine) - Ảnh: Larissa Gehrke

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả