Ai sẽ nổi tiếng hơn Banksy? Ứng viên số 1: Ben Eine
29. 05. 11 - 8:03 am
Hồ Như Mai dịch
.
Hình chú chuột Mickey đang uống cocktail vẽ xen vào bảng quảng cáo của Hollywood. Trên một số tường nhà trong vùng Los Angeles bỗng xuất hiện những bức tranh vẽ như con nít, nào là nhân vật Charlie Brown khoái phóng hỏa trong hoạt họa Peanuts, nào là cậu bé nã súng…
.
.
Nghe đâu Banksy, nghệ sĩ đường phố được yêu mến nhất nước Anh, cũng là nghệ sĩ đường phố khét tiếng nhất, chính là người đứng đằng sau những tác phẩm này. Người ta cho rằng anh tuy đánh tiếng là sẽ không chịu bỏ mặt nạ mặt khỉ ra nếu phim được giải Oscar và anh phải lên nhận giải (và phim Exit through the Gift Shop của anh đã không được thật!), nhưng trong lúc hồi hộp chờ có giải hay không, nghệ sĩ vẫn phải luẩn quẩn đâu đó trong vùng Los Angeles, vẽ lên tường nhà (người khác), như một tín hiệu “tôi đang ở đây nè!”.
Nghệ thuật đường phố theo cách của Banksy vẫn có gì đó đáng yêu như của những chú bé con nghịch ngợm. Trong khi các cơ sở nghệ thuật đã dần biến thứ nghệ thuật này trở thành chính thống. Tate Modern đã có hẳn một buổi trình diễn Nghệ thuật đường phố 2008 lừng danh, với những đàn anh chị thuộc lớp Faile, Blu và JR, dùng mặt tường của bảo tàng để thực hiện những tác phẩm khổng lồ. Mức giá của thứ nghệ thuật này cũng bắt đầu trở thành ngất ngưởng tại những cuộc đấu giá. Cho đến khi phim của Banksy được đề cử Oscar thì càng khẳng định trào lưu du kích, đánh lẻ thuở nào nay đã thực sự trở thành chính thống. Trò gì của Banksy cũng được báo giới (lá cải) phân tích kỹ càng.
Banksy
Tuy không phải nghệ sĩ đường phố nào của Anh cũng nổi tiếng như thế. Nhưng sân chơi graffiti từng tạo ra hiện tượng Banksy nay cũng là cái nôi của hàng trăm nhân vật đáng chú ý khác, và có thể còn hay hơn Banksy. Trên tinh thần giới thiệu với đông đảo công chúng đang hứng thú với nghệ thuật đường phố xin giới thiệu một vài nhân vật. Và, e hèm… đề cử năm nay thuộc về…
Với tác phẩm tuyệt vời Alphabet Street ở khu Shoreditch, London, Eine đã thuyết phục được 26 chủ cửa hàng ở Phố Middlesex để mình dùng sơn xịt, vẽ lên cửa sổ của họ một chữ cái màu mè, biến những cánh cửa đóng chặt xám xịt buồn chán thành một cuốn sách học đánh vần khổng lồ.
.
Ảnh: Ben-Matthew Lloyd
.
.
.
Ảnh: Steven Bullen
.
Những chữ cái của Eine đã xuất hiện khắp nơi ở London, ở cả Paris, Stockholm và Tokyo, Nam Phi. Khi thì chỉ có chữ, khi thì đánh vần nguyên thành những từ như “hấp dẫn”, “đáng sợ”, hay “phá hoại”.
.
.
Ở Nam Phi
Nghệ thuật của Eine có gì đó vừa chính thống và trí tuệ. Tổng thống Obama hình như cũng đồng ý với nhận định này: Thủ tướng David Cameron vừa tặng Obama một tác phẩm của Eine gần đây để làm phong phú thêm bộ sưu tập nghệ thuật của Nhà trắng.
Mình cũng rất đồng ý với ý kiến của bạn Em-co-y-kien... đúng vậy. Ở nước họ tiếng nói và nghệ thuật đường phố rất văn minh và dân chủ. Còn con đường gốm sứ của ta thì sao. Đến thời điểm này đúng là bê bết cả nhìn lẫn ngửi. ...xem tiếp
22:11Sunday,29.5.2011Đăng bởi: Tịch Ru
Mình cũng rất đồng ý với ý kiến của bạn Em-co-y-kien... đúng vậy. Ở nước họ tiếng nói và nghệ thuật đường phố rất văn minh và dân chủ. Còn con đường gốm sứ của ta thì sao. Đến thời điểm này đúng là bê bết cả nhìn lẫn ngửi.
16:49Sunday,29.5.2011Đăng bởi: Em-co-y-kien
Nhìn bức ảnh số 8 từ trên xuống với chữ E tươi hồng (chắc viết tắt của Egg?) sơn lên cái cửa kéo hoen rỉ của một cửa hàng (bán trứng?) có cái tên như một câu đố làm người qua đường tò mò: "Why said eggs" - "Tại sao gọi CHÚNG EM là TRỨNG"), em lại thấy rõ hơn tranh tường graffiti không chỉ trang trí thêm màu sắc tươi vui cho con phố nghèo, hơn thế, nó hình như làm c ...xem tiếp
16:49Sunday,29.5.2011Đăng bởi: Em-co-y-kien
Nhìn bức ảnh số 8 từ trên xuống với chữ E tươi hồng (chắc viết tắt của Egg?) sơn lên cái cửa kéo hoen rỉ của một cửa hàng (bán trứng?) có cái tên như một câu đố làm người qua đường tò mò: "Why said eggs" - "Tại sao gọi CHÚNG EM là TRỨNG"), em lại thấy rõ hơn tranh tường graffiti không chỉ trang trí thêm màu sắc tươi vui cho con phố nghèo, hơn thế, nó hình như làm cư dân nơi đây yêu mến xóm nghèo hơn, vì thế càng có tinh thần giữ gìn vệ sinh đường phố hơn (nhìn 2 cái thùng rác sạch bóng và gọn gàng ngoài hè phố là biết liền...).
Thế mà ở phố lớn nhà em, cả một con đường gốm sứ hoành tráng thế, rực rỡ thế, tại sao lại làm cho dân chúng cứ muốn biến nó thành "bia đỡ đạn", thành "góc vệ sinh lộ thiên công cộng" ?
Theo phép ngoại suy thì rõ là một nơi đã thấy vấn đề "ảnh hưởng của nghệ thuật công cộng tới ý thức con người", còn ngược lại, một nơi chứng tỏ "ý thức con người đối với nghệ thuật công cộng "có vấn đề".
...xem tiếp