Soi học

Bài học Chủ nhật: Mars, Phryne, và vụ cởi truồng trước tòa án 09. 10. 11 - 12:06 am

Pha Lê

 

.

(Đang suy nghĩ xem chủ nhật này sẽ cùng nhau học tích gì thì SOI đăng bài “Dọn bảo tàng tìm thấy tranh quý! Nhất ông đấy, Stadel Frankfurt!“, trong đó có cả tác phẩm “Phryne trước tòa”. Bức tranh này liên quan tới một tích của Hy Lạp về Mars, vì đề tài đang nóng nên chúng ta cùng học ngay cho dễ nhớ.)

*

Hy Lạp có vẻ phát minh ra nhiều thứ, từ thi hoa hậu, bầu cử, đến luật lệ, tòa án. Dĩ nhiên chúng không hoàn hảo, nhưng mấy ngàn năm trước công nguyên – thời mà con người ở các quốc gia khác còn ăn lông ở lỗ, nằm trong hang, đắp lá cây – thì Hy Lạp là đỉnh cao của văn minh rồi. Luật pháp của Hy Lạp bắt nguồn từ tích nào?

Ai cũng biết, Venus là người phụ nữ mà thần Mars (tên gốc: Ares) yêu nhất; khổ cái, “yêu nhất” chẳng đồng nghĩa với “duy nhất”. Mars còn tòm tèm với lắm chân dài trẻ đẹp (nhưng Venus cũng không thuộc dạng chung thủy nên coi như huề cả làng).

Một trong những chân dài của Mars là Agraulos – con gái ông Actaeus, vị vua đầu tiên của Athens. Cô này đã có một lô lốc con cái với chồng (chồng cô chính là Cecrops, người phán Athena thắng trong vụ tranh giành đất đai với Poseidon), nhưng Mars không bận tâm lắm đến vấn đề “chung thủy” hay “đạo đức”, và kết quả của chuyện tình vụng trộm này: cô con gái Alcippe chào đời.

Tác phẩm “Agraulos và hai em phóng thích Erichthonius”, Jasper van der Laanen, 1620. Bức tranh này liên quan tới một tích khác, xin dành cho lần sau, chủ yếu là để mọi người thấy mặt Agraulos (ngoài cùng bên phải, váy trắng, khá béo).

 

Mars có lắm tật xấu, khó ưa, trí thông minh kém, nhưng có điểm tốt là thương con, và đặc biệt cưng Alcippe (hình như các vị thần Hy Lạp rất thích con gái hay sao ấy, cũng như Zeus cưng Athena nhất). Alcippe cũng rất đẹp, và đây là một điều nguy hiểm, phụ nữ đẹp trong tích luôn bị bắt cóc hoặc bị cưỡng bức. Alcippe nằm trong danh sách “cưỡng bức” đó. Halirrhothius – con trai của thần biển Poseidon (tên La Mã: Neptune) định giở trò đồi bại với cô.

Nhà thơ Apollodorus và nhà sử học Pausanias thì phán Halirrhothius chưa kịp làm gì thì đã bị Mars bắt quả tang và giết chết; nhưng Suidas thì nói Hallirrhothius cưỡng bức Alccipe thành công, làm Mars nổi giận lôi đình và giết chết y để trả thù cho con gái. Poseidon bị mất đứa con cũng giận lắm, ông mò lên Olympia kiện Mars. Sau đó, Mars bị lôi ra “phiên tòa đầu tiên” này.

Tác phẩm “Mars và Neptune”, Paolo Veronese, 1578. Vì chuyện con cái kể trên mà Mars và Poseidon không ưa nhau. Bức tranh cũng vẽ “mỗi người một bên” theo kiểu “chia phe”. Một thiên thần (Paolo bị Thiên Chúa giáo ảnh hưởng nặng nên vẽ thiên thần khắp nơi) đang cầm mũ sắt, biểu tượng của Mars; thiên thần kia ôm vỏ sò, tượng trưng cho Poseidon. Mỗi ông nằm riêng trong địa phận của mình, chứ nếu gần nhau quá thì chắc sẽ gây gổ, choảng nhau. Tác phẩm hiện nằm tại Palazzo Ducale.


Cũng nằm ở Palazzo Ducale là tác phẩm “Venus đứng giữa Mars và Neptune”, 1555, Gian Battista Zelotti. Vì Mars với Poseidon ghét nhau nên Venus phải đứng chen vào làm cầu nối (léng phéng với nhiều người cũng khổ, nhất là khi ông này chẳng ưa ông kia). Cupid nghịch gợm lấy lá cây đội lên đầu Poseidon (có thể Gian theo tích “Cupid là con trai của Mars” nên vẽ Cupid thay bố chọc quê Poseidon). Nhưng không biết Gian nghĩ gì mà vẽ cánh của Cupid ở hai chóp vai?

 

Vị trí xử nằm ở một ngọn đồi gần Acropolis (chỗ xây Parthenon). Sau khi kể tội con Poseidon hiếp con mình, Mars được xử trắng án (Zeus cũng hiếp dâm hết cô này tới cậu kia nhưng sao chẳng thấy bị lôi ra xử?). Ngọn đồi xử Mars từ đó mang tên Areopagus, nghĩa là “hòn đá của Ares”, và người dân Hy Lạp xây tòa án đầu tiên ở đó.

Tác phẩm “Cảnh của Acropolis và Areopagus”, Leo von Klenze, 1846. Chỗ dân chúng đang tụ tập là tòa án trên đồi Areopagus, còn Acropolis thì ở đằng xa, với đền Parthenon trên đỉnh. Tòa án này giờ gần như chẳng còn nữa. Bức tranh nằm trong loạt tác phẩm mà Vua Ludwig đệ nhất của Hy Lạp đặt vẽ, để mừng sự kiện Hy Lạp giành được độc lập, thoát khỏi ách thống trị của phương Tây vào năm 1832. Chắc vì chủ đề “độc lập” nên Leo vẽ người dân Hy Lạp đang bị quân đội Châu Âu đàn áp trên đỉnh đồi Areopagus.


Đồi Areopagus ngày nay.

 

Tòa án trên đồi Areopagus là nơi các thành viên trong Hội đồng chính phủ soạn luật, và xử những vụ trọng án như giết người (nhưng nếu rảnh thì cũng có xử mấy vụ trộm gà trộm vịt). Cũng tại đây, người đẹp Phryne trong tranh của Jean-Léon Gérôme bị lôi ra xử.

Cô này là ai?

Phryne là một cô gái lầu xanh (có thật) cực kỳ nổi tiếng vào thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên ở Hy Lạp. Với vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành, cô vừa kiếm được rất nhiều tiền, vừa được các nghệ sĩ thời đó đua nhau tạc tượng, vẽ tranh.

Phryne được cho là người mẫu mà điêu khắc gia Praxiteles dùng để tạc nên kiệt tác “Thần Venus” này. Đây không phải bản gốc mà là bản copy do một nghệ nhân La Mã làm lại. Nói cho cùng, đa số tượng về những vị thần trong tích Hy Lạp hiện nay đều là bản copy (may là còn bản copy chứ nếu không thì chỉ biết tác phẩm qua sách). Xung đột tôn giáo đã phá hủy gần hết các tác phẩm nghệ thuật gốc. Tác phẩm nào làm bằng đá thì bị đập, làm bằng vàng thì bị nấu chảy để đúc lại thành tiền. Bản copy này cũng trong tình trạng vỡ vụn lung tung khi được phát hiện, chuyên gia Ippolito Buzzi đã phục chế nó vào thế kỷ 16.


Tác phẩm “Phryne tại lễ hội của Poseidon”, Henryk Siemiradzki, 1889. Một trong những xì-căng-đan nổi tiếng nhất vào thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên tại Hy Lạp (đến nỗi sách sử còn chép lại), là việc Phryne “mừng” lễ hội Poseidon (diễn ra hàng năm) bằng cách cởi hết quần áo và xuống biển ngâm mình trước mặt bàn dân thiên hạ. Nhìn tranh cũng thấy mọi người đang trầm trồ nhìn Phryne với con mắt thèm muốn.

 

Một ngày đẹp trời, Phryne bị buộc tội (không biết ai tố) làm ô uế lễ hội Eleusinian (một lễ hội của thần mùa màng Demeter và Persephone). Không biết “làm ô uế” ở đây ám chỉ gì nhưng có khả năng Phryne cởi truồng chạy ra phơi nắng giữa đồng lắm. Luật sư biện hộ cho Phryne là Hypereides (ông này cũng nằm trong danh sách tình nhân của cô). Khi thấy vụ án ngả theo chiều bất lợi cho người yêu và thấy mình cãi không lại bên nguyên cáo (chắc nguyên cáo có nhiều nhân chứng quá), Hypereides lột sạch đồ của Phryne trước mặt quan tòa. Cơ thể của Phryne làm những ai có mặt ở phiên xử phải há hốc mồm, và cô được trắng án.

Tác phẩm “Phryne trước quan tòa”, Gérôme, 1861. Tượng nữ thần công lý Athena được đặt chính giữa phòng, nhưng “công lý” gì mà chỉ cần thấy bị cáo cởi truồng là xử trắng án nhỉ? Thực ra, hồi đó người Hy Lạp quan niệm rằng một cơ thể đẹp là bằng chứng của dòng máu thần thánh (như kiểu Helen là con Zeus). Nên quan tòa kết luận: Phryne chắc là con của một ông thần nào đấy (các nam thần vốn lăng nhăng), và xử Phryne trắng án luôn.

 

Xem ra hồng nhan của Hy Lạp cổ không bạc phận như Kiều nhà mình, các bạn nhỉ?

 

*

Bài liên quan:

– Bài học Chủ nhật: THẦN VỆ NỮ – Gái không mẹ hay kẻ lăng loàn?
– Bài học Chủ nhật: Zeus và cây phả hệ rối ren

– Bài học Chủ nhật: ZEUS – Kẻ cưỡng bức dưới lốt thiên nga và đại bàng

– Bài học Chủ nhật: Hylas – Người tình của Herakles hay của đám tiên sông?

– Bài học Chủ nhật: Venus – một người yêu tốt và một bà vợ tồi (phần 1)

– Bài học Chủ nhật: Vụ đánh ghen của ông chồng Venus

– Bài học Chủ nhật: Ares (Mars) – vị thần không mấy ai thờ

– Bài học Chủ nhật: Hephaestos – Nạn nhân của Zeus hay của Hera?

– Bài học Chủ nhật: Hera: Có phải là Hoạn Thư của tích Hy Lạp cổ?

– Bài học thứ Tư: Cuộc thi hoa hậu đầu tiên và sự nhanh trí của thần Zeus

– Bài học thứ Tư: Paris chấm thi, hay vụ mua giải lớn nhất thế gian

– Bài học Chủ nhật: Athena thông minh nhờ chui từ đầu cha ra?

– Bài học Chủ nhật: Athena đọ sức Poseidon – Khi biển cả thua cây ô-liu

– Bài học thứ Tư: Râu ria quanh thành Troy – trước khi đánh nhau vỡ đầu

– Bài học Chủ nhật: Helen – Thảm họa chân dài

– Bài học thứ Tư: Gót chân Achilles hay sai lầm của một bà mẹ đoảng

– Bài học Chủ nhật: Poseidon – Nổi tiếng vì có vợ đẹp

– Bài học Chủ nhật: Mars, Phryne, và vụ cởi truồng trước tòa án
– Bài học thứ Tư: Odysseus giả điên, Achilles giả gái
– Bài học thứ Tư: Achilles rút lui hay anh hùng (thì luôn) giận nhau vì gái

– Bài học Chủ nhật: Iphigenia: Một vụ tế (hụt?) dẫn tới nhiều vụ giết người

– Bài học thứ Tư: Achilles ra trận – Khi con quyết đánh nhau thì mẹ phải làm gì?

– Bài học Chủ nhật: Artemis – Trinh nữ hay cũng mê gái giống bố?

– Bài học thứ Tư: Khi Achilles yêu quá hóa ác

– Bài học Chủ nhật: Artemis – Giới tính gì thì cũng gây nhiều đau khổ

– Bài học thứ Tư: Vua Priam xin xác con như thế nào?

– Bài học Chủ nhật: Apollo – Thần của lắm thứ, kể cả bệnh đau tim

Ý kiến - Thảo luận

14:15 Monday,22.10.2018 Đăng bởi:  Phan Lặng Yên
[Về đoạn cuối trong bài]
Sơ lược về giai thoại thì đúng nhưng nhiều chi tiết mang tính phỏng đoán & sai lạc. Phryne bị cáo buộc "báng bổ thần thánh" tại lễ hội thần Aphrodite, chứ không phải Eleusinia. (Lễ hội Eleusinian thì có nghi lễ xuống biển tắm thật, nên chả ai lại bắt vì tội "làm ô uế"). Nàng mở trần chỉ phần ngực trước các thẩm phán (bức tranh này c
...xem tiếp
14:15 Monday,22.10.2018 Đăng bởi:  Phan Lặng Yên
[Về đoạn cuối trong bài]
Sơ lược về giai thoại thì đúng nhưng nhiều chi tiết mang tính phỏng đoán & sai lạc. Phryne bị cáo buộc "báng bổ thần thánh" tại lễ hội thần Aphrodite, chứ không phải Eleusinia. (Lễ hội Eleusinian thì có nghi lễ xuống biển tắm thật, nên chả ai lại bắt vì tội "làm ô uế"). Nàng mở trần chỉ phần ngực trước các thẩm phán (bức tranh này có phần phóng đại), và họ cho rằng vẻ đẹp của nàng là bằng chứng cho sự ưu ái từ thần Aphrodite, thì không thể buộc tội nàng báng bổ thần Aphrodite được. Vậy là tha cho nàng. Chả liên quan gì đến "con cháu nam thần lăng nhăng" các thứ.Lúc đương thời, phụ nữ thường khơi gợi sự thương cảm ở các thẩm phán, và chuyện "cởi trần ngực" không phải hiếm, hay chỉ xảy ra với riêng cô này. Và mấy chuyện này cũng chỉ mang tính giai thoại thôi, không phải sự thật lịch sử. Nhiều sử gia cho rằng chuyện "cởi trần" này chưa hề xảy ra, và được chế thêm bởi một ông chuyên thích chế giễu tòa án Athen. 
15:56 Friday,28.11.2014 Đăng bởi:  Hùng
bài viết hay !
...xem tiếp
15:56 Friday,28.11.2014 Đăng bởi:  Hùng
bài viết hay ! 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả