Bàn luận

SOI, bạn đã làm tôi thất vọng!!! 22. 06. 10 - 12:33 pm

LÊ HÀ

(SOI: Sau bài “Cái bẫy 300 năm của nghệ sĩ: SOI sai hay Trần Lương đúng?“, bạn Lê Hà – nguồn cơn của cuộc tranh luận này 🙂 – đã có ý kiến. Tôn trọng ý kiến độc giả, Soi xin đưa nguyên vẹn nội dung lên và thành một bài riêng, mặc kệ bạn Lê Hà có phê bình là giật thành bài lớn để mà rẻ tiền câu khách!)

 

Anh Trần Lương ơi, rất tiếc tôi phải nói rằng dường như anh cũng mắc cái bệnh đọc không kỹ mà nói thì rất kỹ của hầu hết nhân sĩ trí thức Bắc Hà chúng mình.

Bất cứ ai đọc kỹ bài của Soi cũng phải hiểu rằng ý của Soi là nghệ sĩ nên tránh cái bẫy 300 năm, và điều này khác hẳn việc cổ xúy cho việc đánh giá tác phẩm theo kiểu mì ăn liền.

Cái bẫy 300 năm mà Soi nói, theo tôi thực sự là rất nguy hiểm cho những nghệ sĩ bất tài, và là căn nguyên sản sinh ra có thể nói là tương đối nhiều những “nghệ sĩ” dở ông dở thằng, lười biếng trau dồi cả chuyên môn lẫn văn hóa, mông muội và ngô nghê nhưng luôn bất đắc chí vì “thiên hạ quá dốt, nước mình quá man rợ không ai hiểu nổi tao” – một luận điểm thời thượng ở Việt Nam hiện nay.

Tất nhiên nói như vậy không phải là để dập tắt mọi hy vong vươn lên của những nghệ sĩ có tài nhưng chưa được ghi nhận, và nếu người ta thực sự có tài và có quyết tâm thì lời cảnh báo cái bẫy 300 năm của Soi không thể là lí do làm họ bỏ cuộc. Là nghệ sĩ, ai mà chẳng hiểu là phải chấp nhận tác phẩm của mình bị đánh giá, mổ xẻ, vùi dập (nếu nó không xuất sắc hoặc bị sinh nhầm thời), và trong nhiều trường hợp; sự vùi dập, bất công của xã hội đương thời chính là cái nền để những nghệ sĩ thực sự tài năng sản sinh ra được những tác phẩm lớn.

Nhưng nếu nghệ sĩ nào cũng dương dương tự đắc kiêu “tranh tao không bán được là vì khán giả đương đại quá dốt không đứa nào hiểu nổi tao”, tôi tin chắc sẽ có một làn sóng các họa sĩ vẽ tranh ra chỉ để đi chôn để đến dịp 2000 năm Thăng Long hậu thế đào lên đánh giá.

Nói đến đây thì tôi cũng phải thất lễ mà đưa ra tuyên huấn rằng đã đến lúc cả Soi và các anh chị em độc giả của Soi nên dẹp đi nhưng cuộc tranh luận vô bổ kiểu con gà có trước hay quả trứng có trước thế này, để mà tập trung vào các vấn đề thuần túy nghệ thuật. Từ một vụ tranh luận nhỏ về vở múa Có thể là mãi mãi, thế rồi tránh né vào phân tích chuyên môn, để rồi sa đà vào toàn khái niệm là khái niệm.

Soi ạ, nói thật là bạn đã làm tôi thất vọng. Tôi đã rất vui mừng khi đến với Soi và nhận thấy đây là  một trang web nghiêm túc về nghệ thuật rất nhiều thông tin bổ ích và cũng là nơi mọi ý kiến cá nhân đều được tôn trọng.

Tuy nhiên gần đây tôi thấy Soi đã sa đà vào cổ xúy cho những cuộc tranh luận vô bổ, giật những bài này lên trang chủ để thu hút người đọc đấu đá nhau theo kiểu diễn đàn Thanh niên xa mẹ, và vô tình làm lu mờ đi những bài viết có giá trị (và đáng thu hút tranh luận hơn).

Ví dụ như những bài giới thiệu nghệ sĩ trong nước và quốc tế sẽ trở nên dày dặn, nhiều chiều và thực sự bổ ích cho cả các nghệ sĩ lẫn những người yêu nghệ thuật nếu thu hút được những người như anh Trần Lương vào xem và bình luận bằng con mắt chuyên môn.

Cho nên đừng hỏi Soi sai hay Trần Lương sai, Soi đúng hay Trần Lương đúng, mà hãy mau chóng dừng lại để nhận ra rằng còn tranh giành nhau chân lý kiểu này thì cả đám chỉ đi về nấm mồ chung của những kẻ yêu nghệ thuật bằng lý thuyết suông!

LH

Ý kiến - Thảo luận

10:54 Sunday,12.4.2015 Đăng bởi:  Dohuu Hoangdat
Một bài viết hay với văn sắc sảo. Cảm ơn bạn. Cảm ơn Soi!
...xem tiếp
10:54 Sunday,12.4.2015 Đăng bởi:  Dohuu Hoangdat
Một bài viết hay với văn sắc sảo. Cảm ơn bạn. Cảm ơn Soi! 
6:17 Wednesday,1.4.2015 Đăng bởi:  Nguyễn Thanh Bình
theo thiển ý ngu ngốc của mình thì "phê bình" nghĩa đen là "chê khen" mà nghĩa bóng là mổ xẻ, phân tích cái hay cái dở và chỉ ra một hướng ... đại khái thế.!
Vẽ, là một việc mang tính hai mặt ... có lúc nó chỉ là "chơi" nhưng có lúc nó là "làm", khi ở nhà thì nó "chơi", nhưng khi ra triển lãm thì nó là "làm" ... hoặc ngược lại.!
Vậy, "phê bình" một việc "phức tạp" nh
...xem tiếp
6:17 Wednesday,1.4.2015 Đăng bởi:  Nguyễn Thanh Bình
theo thiển ý ngu ngốc của mình thì "phê bình" nghĩa đen là "chê khen" mà nghĩa bóng là mổ xẻ, phân tích cái hay cái dở và chỉ ra một hướng ... đại khái thế.!
Vẽ, là một việc mang tính hai mặt ... có lúc nó chỉ là "chơi" nhưng có lúc nó là "làm", khi ở nhà thì nó "chơi", nhưng khi ra triển lãm thì nó là "làm" ... hoặc ngược lại.!
Vậy, "phê bình" một việc "phức tạp" như thế cũng không thể chỉ chê hay khen, nếu chỉ đề chê bai hoặc bốc thơm thì không cần bằng cấp gì, chỉ cần viết đúng chính tả là được.
Mình thì không có kiến thức về lý luận phê bình, chỉ cảm nhận bằng kinh nghiệm của người "trong nhà" và sống với cái việc "phức tạp bỏ mịa" này đúng nửa thế kỷ.
May mà có internet, một thứ tiện ích rất phù hợp với cái thằng lười ra khỏi nhà, ngại chen lấn và sợ đám đông ... có thể dán đít vào ghế nhà mình vẫn có thể xem triển lãm và đọc các loại báo ...
Khi xem tranh của mọi người, nhất là các họa sĩ trẻ, cảm giác đầu tiên là luôn muốn biết họ sống thế nào, tính tình họ ra sao và họ muốn gì ... cũng thế, khi đọc các bài "phê bình" luôn tự hỏi là "họ nhìn thế nào, thấy gì, muốn gì.?"
Mình không biết nhiều về các họa sĩ trẻ (hoặc không trẻ lắm) nhưng hay xem tranh, tượng (trên mạng thôi) của Lê Thị Minh Tâm, Đặng Tú Thư, Thái Nhật Minh, Lê Đình Nguyên, Nguyễn Khắc Chinh ... thấy một điều rõ ràng : mỗi người đều có một dấu ấn riêng của mình, mà theo thiển ý như thế là đủ.! Họ vẫn đang đi trên đường, con đường trước mặt họ còn dài ... và phải thấy rằng mọi nỗ lực của họ vẫn đang "vùng vẫy" trong cái môi trường văn hóa xã hội chật chội, lầy lội và hơi tối ... khó mà đòi hỏi họ phải "năm sau cao hơn năm trước".!
Dĩ nhiên, đòi hỏi các nhà phê bình (có bằng của nhà nước cấp) phải "rộng lượng" là không cần thiết, họ không cần phải "nâng đỡ" mà chỉ cần họ có một cái nhìn trung thực, phân tích cho ra lẽ và cũng không cần phải "định hướng" (những "bảng chỉ đường" kiểu ấy hay chỉ lên thiên đường lắm.!) vì một điều chắc chắn hiển nhiên là họa sĩ không đi theo đàn, mỗi người tìm và đi theo con đường của riêng mình, họ có thể lạc hay đi nhầm đường, xỏ nhầm giầy, cũng có thể họ sẽ không đến đích ... nhưng đó là việc của họ. Vai trò của nhà phê bình không phải là "bảo mẫu" và đối tượng của họ là công chúng, tương tự như người hướng dẫn trong bảo tàng, chỉ khác một điều là cái mà họ đề cập không phải là hiện vật bảo tàng, mà là những thực thể đang "vận động".! 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả