Bàn luận

Sờ thấy vinh quang:
Phải có gì khác với tuyên truyền chứ? 12. 07. 10 - 10:24 pm

Trần Trọng Linh

Trước hết xin cảm ơn tác phẩm Sờ Thấy Vinh Quang của nghệ sỹ Phạm Huy Thông, anh đã đưa ra một thông điệp rất trực quan của mình để nhiều người cùng đặt câu hỏi về hành vi “Sờ”. Nhưng tôi có môt vài điều muốn chia sẻ và trao đổi cùng nghệ sỹ Phạm Huy Thông và bạn đọc.

Khi xem một tác phẩm nghệ thuật, dù nó thuộc hình thức ngôn ngữ thể hiện gì, điều tôi quan tâm là ý tưởng cụ thể của tác phẩm và ý niệm của tác giả muốn truyền tải. Còn Duchamp, Damien Hirsh, Jeff Koons… tôi không quan tâm, nó thuộc về một quan niệm thẩm mỹ của một dạng nghệ thuật hay kiến thức. Tôi xem tác phẩm của anh để biết về một nghệ sỹ Phạm Huy Thông.

Những cụm từ tiếng Anh hay tiếng Pháp mà anh tự nghĩ ra hay những cụm từ mà các nghệ sỹ Việt Nam hay dùng để viết vào phần đóng mở ngoặc, tôi cũng không quan tâm, ngôn ngữ là nhằm mục đích giao tiếp trao đổi thông tin, thu thập kiến thức. Tôi chưa từng thấy nhà văn Nguyễn Huy Thiệp dùng bất cứ một cụm từ tiếng Anh hay tiếng Pháp nào khi viết văn mặc dù nghề của ông là viết sách. Tôi cũng chưa được nhìn thấy Paul McCarthy có viết lời phụ lục khi trình bày những tác phẩm trình diễn của ông. Nên chăng chúng ta nên sử dụng đúng mục đích của việc dùng ngôn ngữ. Ngôn ngữ không có chức năng “Đánh Bóng” cá nhân.

Nói cụ thể hơn vào tác phẩm Sờ thấy vinh quang của Phạm Huy Thông: thông điệp anh đưa ra tôi thấy thật cụ thể và không có gì nhiều để bàn cãi. Nhưng thông điệp này chỉ dừng lại ở dạng “tranh cổ động” như bạn Mai Chi viết. Thông điệp ở dạng một chiều. Các phương tiện thông tin đại chúng có sức mạnh lớn hơn nhiều so với 45 phút nghệ sỹ Phạm Huy Thông trình diễn. Hơn nữa những thông điệp của nghệ sỹ phải có gì khác với chức năng của báo chí tuyên truyền. Nghệ thuật không thể dừng lại ở chức năng đưa thông tin.

Một điểm cuối cùng muốn trao đổi với anh, nghệ sỹ Phạm Huy Thông. Anh nói “muốn đẩy quan điểm của mình đến cực đoan”. Theo tôi cực đoan hay không tự bản thân tác phẩm nói lên điều đó và mỗi nghệ sỹ đều có thế mạnh nhất định, vậy nên cứ để mọi việc diễn ra một cách tự nhiên như nó vốn có. Nghệ thuật vốn là tư duy và hơi thở của nghệ sỹ. Không nên “cố” vì sẽ rất dễ bị cho rằng “nghiêm trọng hóa” một vấn đề nhỏ.

Nếu là tôi, trong phần 2 tác phẩm của anh tôi có cách trình bày hơi khác, xin đưa ra đây để anh và mọi người tham khảo:

Từ Sketched Out

Như chúng ta biết tất cả những gì thuộc về “Đầu” của các bộ phận trên cơ thể đều tập trung rất nhiều thần kinh xúc giác.
Để giúp con người ta tự tin và có một chỗ dựa an ủi về mặt tinh thần, cũng để tránh việc hủy hoại những giá trị văn hóa vật thể, làm lem nhem cái giá trị văn hóa phi vật thể và bản tính “Trọng Đạo” của người Việt, khán giả có thể tương tác với tất cả các bộ phận thuộc về “Đầu” của tôi như sờ mó,vuốt ve, âu yếm… nói chung có thể làm tất cả các động tác thuộc về cơ học. Thậm chí có thể thay đổi dáng của tôi để khán giả dễ dàng thực hiện những thao tác của mình, miễn sao đạt được mục đích cuối cùng là giữa khán giả tương tác với tác phẩm và tác giả, “cả hai cùng có lợi”.

Xin hãy suy nghĩ một cách nghiêm túc về nội dung của tôi đưa ra trên đây. Nó sẽ cho anh đi đến tận cùng cái mà anh gọi là cực đoan. Cho dù bạn có thể  nghĩ nó là phản cảm nhưng nó sẽ tác động đến “quá trình tự tư duy” của khán giả rất lớn.
     
Tôi không muốn bàn sâu vào tác phẩm vì sợ rằng sẽ có người nói tôi rằng “thầy bói sờ chân voi”. Nhưng thiết nghĩ nghệ sỹ Phạm Huy Thông cũng cần kiểm chứng lại quan điểm của mình khi đưa ra với công chúng. Nghệ thuật cũng nằm trong một phạm trù khoa học logique lý luận, không nên để sự ngẫu hứng lấn át ý niệm của tác phẩm.

Trên đây là một vài suy nghĩ với quan điểm cá nhân của mình, tôi xin chia sẻ cùng nghệ sỹ Phạm Huy Thông và các bạn. Thiết nghĩ nghệ sỹ Thông cũng nên lưu ý rằng nếu cứ làm nghệ thuật và tranh luận những cái thuộc về câu chữ trên diễn đàn theo lối “hồn nhiên” của anh thì rồi sẽ đến một lúc tôi thật sự tin rằng anh Trần Lương có lý về thứ nghệ thuật bình dân thiếu “hạ tầng cơ sở”trong tranh luận.

Nhưng dù sao cũng xin cảm ơn đến nghệ Sỹ Phạm Huy Thông về tác phẩm của anh, ít nhiều nó cũng là một sự cố gắng. Tôi luôn đợi các tác phẩm thú vị khác của anh. Cảm ơn vì sự lắng nghe của anh.

(Tên bài do Soi đặt)

 

**

Bài liên quan:

Tường thuật Sờ Đầu Rùa  
Hôm nay: Phạm Huy Thông sờ thấy vinh quang  
Rất, rất sơ lược về readymade art  
Tôi chỉ là người theo chân ông Duchamp
Performance hay là Propaganda?
– Đó là cảm xúc của tớ

Ý kiến - Thảo luận

6:11 Friday,16.7.2010 Đăng bởi:  bichkhue
Bạn Linh đúng là khắt khe cần có. Làm người, ai lại làm rùa. Đấy nhìn bạn Thông làm rùa được mấy chục phút mà đã tê tái ê ẩm cả ng rồi. chắc cũng cảm thương các cụ rùa đã lắm mà căm phẫn cái lũ học sinh ngu ngốc kia. Tóc đã thưa mà lại để các cháu sờ vào đầu thì khéo lại hói trọi.
Cơ mà chắc các em sinh viên, những người ngây thơ tin tưởng ở các c
...xem tiếp
6:11 Friday,16.7.2010 Đăng bởi:  bichkhue
Bạn Linh đúng là khắt khe cần có. Làm người, ai lại làm rùa. Đấy nhìn bạn Thông làm rùa được mấy chục phút mà đã tê tái ê ẩm cả ng rồi. chắc cũng cảm thương các cụ rùa đã lắm mà căm phẫn cái lũ học sinh ngu ngốc kia. Tóc đã thưa mà lại để các cháu sờ vào đầu thì khéo lại hói trọi.
Cơ mà chắc các em sinh viên, những người ngây thơ tin tưởng ở các cụ rùa trong cái thế giới dek có cái gì đáng tin này cũng tinh tế đấy chứ. Sờ đầu rùa, chứ không sờ đầu bạn Thông.
Còn các cụ Rùa có khi lại được an ủi rằng, trăm năm bia đá cũng mòn, cụ Nguyễn Du khóc 300 năm có ai khóc Tố Như không, thì nay các cụ Rùa vẫn được các cháu quan tâm yêu mến chắc cũng không nỡ mắng mỏ gì. ;))
Thế có ai có ý kiến gì về vụ các du khách hay sờ vú tượng thần Deva ở Campuchia hoặc các vũ nữ Apsara ko nhỉ? 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Vì sao đại gia ta chưa bỏ tiền mua tranh ta?

Phạm Huy Thông - Nguyễn Hồng Sơn - Phạm Quốc Trung

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả