Nhiếp ảnh

Ken Domon: Ngồi xe lăn nhưng vẫn chụp ảnh 25. 10. 12 - 7:39 am

Soi P tổng hợp từ internet

(SOI: Nhân có triển lãm Nhật Bản: Phát triển thần kỳ sau Thế chiến, Soi xin ké một phần text giới thiệu của BTC để giới thiệu một số ảnh của các tác giả Nhật. Những ảnh này (và một phần thông tin) Soi lấy trên mạng, có thể không có trong triển lãm.)

Ken Domon (1909 – 1990). Ken Domon sinh tai Sakata, Quận Yamagata. Ông chuyển đến Tokyo vào năm 1916 và sau đó năm 1933 thì theo học việc tại Koraro Miyauchi Photo Studio ở Uneo Ikenohata.

 

Ông theo ngành luật tại Đại Học Nihon nhưng bị… đuổi học vì tội “dám” tham gia vào hoạt động chính trị cấp tiến. Không thích nhiếp ảnh thương mại, ông đi theo dòng phóng sự và làm việc cho tạp chí ảnh Nippon.

 

Giữa năm 1936 và 1938, ông kết giao với Yusaku Kamekura, Shigeru Tamura, Shihachi Fujimoto và Hiroshi Hamaya.

 

Bắt đầu từ năm 1940, ông đã trải qua 3 năm chụp hình các tượng Phật từ cực Bắc như Aizuwakamatsu ở Fukushima cho đến những bức tượng phật bằng đá ở Usuki của quận Oita ở đảo phía nam của Kyushu. Trong hình là tác phẩm chụp tượng phật tại chùa Murou-Ji.

 

Sau khi chiến tranh kết thúc, Domon trở thành phóng viên độc lập, và chụp lại hậu quả mà cuộc chiến đã để lại cho nước Nhật. Trong hình là một tác phẩm của bộ series “Trẻ em của Chikuho”, chụp con em của các thợ mỏ nghèo ở bãi than này

 

Một tác phẩm nữa của bộ series “Trẻ em của Chikuho”

 

Domon là một trong những người dẫn đầu trào lưu nhiếp ảnh hiện thực tại Nhật. Tác phẩm này nằm trong series “Trẻ em của Chikuho”

 

Ông từng nói rằng mình không thích những tác phẩm có chủ thể đang tạo kiểu màu mè, và các bức ảnh “nghệ thuật” thời bấy giờ.

 

Series ảnh nổi tiếng nhất của ông bao gồm series chụp những nạn nhân sống sót sau bom nguyên tử tại Hiroshima, chụp cuộc sống khó khăn của người dân và chụp các em bé bị nhiễm phóng xạ. Trong ảnh là một tác phẩm của bộ series “Hiroshima”

 

Năm 1959, ông được nhận giải thưởng Cống hiến vì Nghệ thuật của Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Từ năm 1960 đến 68, Domon lên hai cơn đau tim, khiến ông không còn cầm được camera và phải ngồi xe lăn. Nhưng ông vẫn quyết tâm chụp ảnh. Ông đi thăm nhiều ngôi chùa và series chụp ảnh chùa là một trong những series đẹp nhất của ông. Domon nhận giải Kikuchi kan và vào năm 1974, ông nhận Huân chương với Ruy-băng Tím. Năm 1976, cơn đau tim thứ ba khiến Domon bị liệt toàn thân, ông qua đời ở Tokyo vào năm 1990.

 

*

Bài liên quan:

– 123 bức đen trắng của 11 nhiếp ảnh gia trứ danh Nhật Bản 
– Ihee Kimura: mang chiếc máy nhỏ đi giữa cuộc đời lớn
 
– Ken Domon: Ngồi xe lăn nhưng vẫn chụp ảnh
 
– Tadahiko Hayashi: Chụp người thường cũng đẹp, chụp văn sĩ cũng đẹp   
– Ikko Narahara: Chụp nơi hoang vắng, nơi thời gian ngừng và biến mất

– Takeyoshi Tanuma: yêu truyền thống, yêu hiện đại, và trẻ em

– Shigeichi Nagano: thích nơi xô bồ, nơi đìu hiu, và các công nhân viên chức
 
– Yasuhiro Ishimoto: bỏ kiến trúc nhưng nổi danh nhờ ảnh kiến trúc
 
– Shomei Tomatsu: Sinh viên kinh tế chuyển nghề nhiếp ảnh

– Kikuji Kawada: nhờ Ken Domon có con mắt xanh

– Eikoh Hosoe: chụp vẻ đẹp nam giới, siêu thực, và trần trụi
 
– Hiroshi Hamaya: Chụp người,thiên nhiên, và một Nhật Bản nổi giận

 

 

 

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả