Nhiếp ảnh

Ikko Narahara: Chụp nơi hoang vắng, nơi thời gian ngừng và biến mất 26. 10. 12 - 7:27 am

Soi P tổng hợp từ internet

(SOI: Nhân có triển lãm Nhật Bản: Phát triển thần kỳ sau Thế chiến, Soi xin ké một phần text giới thiệu của BTC để giới thiệu một số ảnh của các tác giả Nhật. Những ảnh này (và một phần thông tin) Soi lấy trên mạng, có thể không có trong triển lãm.)

Ikko Narahara sinh năm 1931 tại Omuta, tỉnh Fukuoka. Ông làm kinh ngạc giới nhiếp ảnh vào năm 1956 khi vẫn còn là sinh viên cao học tại Đại học Waseda với triển lãm cá nhân có tên gọi “Human Land” (tạm dịch “Vùng đất con người”)

 

Trong “Human Land”, ông ghi lại những hình ảnh ở đảo công nghiệp của vùng đảo Hashiam (được biết đến với tên gọi Gunkanjima, hay là “Đảo tàu chiến”). Trong ảnh là một tác phẩm của series “Human Land”.

 

Narahara còn gọi đảo Gunkanjima với tên “Hòn đảo không màu xanh”. Hòn đảo này từng có rất đông người ở với nhiều mỏ than lớn, dân chúng ở dây đa số là thợ mỏ. Nhưng đến thời kỳ khủng hoảng công nghiệp và các mỏ than lần lượt bị đóng cửa hết, gần như toàn bộ cư dân ở đây đổ về đất liền trong một đêm. Gunkanjima trở thành một nơi hoang vắng, có người còn gọi nó là “Đảo ma”. Trong ảnh là một tác phẩm của series “Human Land” chụp Gunkanjima.

 

Một tác phẩm của series “Human Land”, chụp lại nhà tắm công cộng của những ai còn sót lại trên đảo.

 

Một tòa nhà chung cư tại Gunkanjima, do Narahara chụp.

 

Năm 1958, Narahara tổ chức triển lãm cá nhân có tên gọi “Okoku” (tạm dịch “Lãnh địa”) và giành được giải Nghệ sĩ mới của Hiệp hội Phê bình Nhiếp ảnh Nhật Bản. Năm 1959, cùng với Eikoh Hosoe, Shomei Tomatsu, Kikuji Kawada, và một số người khác, ông thành lập nên Vivo. Trong hình là tác phẩm “Ngôi làng dưới chân quả núi lửa”, Narahara chụp.

 

Ông cũng tích cực hoạt đông ở nước ngoài, ví dụ như, ông sống 3 năm tại Châu Âu, từ 1962 đến 1965, và 5 năm ở Hoa Kỳ. Narahara từng theo học một khóa nhiếp ảnh do nhiếp ảnh gia nổi tiếng Diane Arbus mở. Ông ghi âm lại toàn bộ các bài giảng của bà. Sau khi Diane tự vẫn, các bản ghi âm của ông trở thành tài liệu được nhiều người nghiên cứu. Trong hình: tác phẩm “California”, do Narahara chụp.

 

Từ 1970 đến 1975, ông chủ yếu sống tại New York để sáng tác ra loạt tác phẩm tuyệt vời, tiên phong trong lĩnh vực nhiếp ảnh có tên gọi – “Where Time Has Stopped” và “Where Time Has Vanished” (tạm dịch “Nơi thời gian ngừng lại” và “Nơi thời gian biến mất”). Trong hình: một tác phẩm của series “Where time has stopped”.

 

Một tác phẩm của series “Where time has vanished”.

 

Một tác phẩm nữa của series “Where time has vanished”. Narahara nhận được giải thưởng Cống hiến vì Nghệ thuật của Bộ trưởng bộ Giáo dục và giải thưởng của Manichi Art. Năm 1996, ông nhận được Huân chương với Ruy-băng Tím.

 

*

Bài liên quan:

– 123 bức đen trắng của 11 nhiếp ảnh gia trứ danh Nhật Bản 
– Ihee Kimura: mang chiếc máy nhỏ đi giữa cuộc đời lớn
 
– Ken Domon: Ngồi xe lăn nhưng vẫn chụp ảnh
 
– Tadahiko Hayashi: Chụp người thường cũng đẹp, chụp văn sĩ cũng đẹp   
– Ikko Narahara: Chụp nơi hoang vắng, nơi thời gian ngừng và biến mất

– Takeyoshi Tanuma: yêu truyền thống, yêu hiện đại, và trẻ em

– Shigeichi Nagano: thích nơi xô bồ, nơi đìu hiu, và các công nhân viên chức
 
– Yasuhiro Ishimoto: bỏ kiến trúc nhưng nổi danh nhờ ảnh kiến trúc
 
– Shomei Tomatsu: Sinh viên kinh tế chuyển nghề nhiếp ảnh

– Kikuji Kawada: nhờ Ken Domon có con mắt xanh

– Eikoh Hosoe: chụp vẻ đẹp nam giới, siêu thực, và trần trụi
 
– Hiroshi Hamaya: Chụp người,thiên nhiên, và một Nhật Bản nổi giận

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Thế nào thì dã man hơn?

Phó Đức Tùng

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả