Nhiếp ảnh

Tadahiko Hayashi: Chụp người thường cũng đẹp, chụp văn sĩ cũng đẹp 22. 10. 12 - 8:17 am

Soi P tổng hợp từ internet

(SOI: Nhân có triển lãm Nhật Bản: Phát triển thần kỳ sau Thế chiến, Soi xin ké một phần text giới thiệu của BTC để giới thiệu một số ảnh của các tác giả Nhật. Những ảnh này (và một phần thông tin) Soi lấy trên mạng, có thể không có trong triển lãm.)

Tadahiko Hayashi sinh năm 1918 ở Tokuyama, tỉnh Yamaguchi. Ông làm quen với máy ảnh từ khi còn là một đứa trẻ do được sinh ra trong một gia đình chuyên chụp ảnh thương mại có từ đời ông nội. Mẹ của ông là một nhiếp ảnh gia chuyên chụp chân dung rất nổi tiếng.

 

Sau khi tốt nghiệp tại trường Thương mại Tokuyama, ông đi làm tại xưởng ảnh của Shoichi Nakayama vào năm 1935. Trong ảnh là một tác phẩm không rõ tên của ông.

 

Năm 1937, ông đến Tokyo và theo học Khoa nhiếp ảnh của trường Phương Đông. Sau một thời gian làm việc cho Tokyo Kogeisha, ông thành lập nên Hiệp hội Nhiếp ảnh Thông tấn Bắc Trung Quốc vào năm 1942 và đi Bắc Kinh. Đây là tác phẩm “Two Japanese boys smoking” do Hayashi chụp.

 

Ở Trung Quốc, người ta gọi Hayashi bằng tên “Ông Chu”. Đây cũng là thời điểm Hayashi bắt đầu dùng máy có góc rộng (wide angle len), và dân Trung Quốc gọi đùa ông bằng biệt danh “Ông Chu góc rộng”. Trong ảnh là một tác phẩm của Hayashi.

 

Sau chiến tranh, ông ra mắt những tác phẩm mô tả sống động con người Nhật Bản hồi phục sau sự đổ nát của Tokyo và chợ đen. Đây là tác phẩm “Bà mẹ và đứa con” của ông.

 

Có năng khiếu giống mẹ, sau này Hayashi trở thành nhiếp ảnh gia chân dung nổi tiếng. Tấm ảnh này chụp một vũ công (không biết tên gì) trên sân thượng.

 

Đặc biệt, Hayashi còn kết bạn với nhiều nghệ sĩ (đông nhất là nhà văn) nổi danh thời bấy giờ, bộ ảnh chân dung chụp nhà văn của ông rất được yêu thích tại Nhật. Trong ảnh là nhà văn Ango Sakaguchi, do Hayashi chụp.

 

Tấm ảnh để đời của Hayashi: “nhà văn Dazai Osamu tại quán bar”.

 

Năm 1961, ông được bổ nhiệm làm Phó chủ tịch của Hiệp hội Nhiếp ảnh Chuyên nghiệp Nhật Bản. Năm 1983, ông nhận được giải Cống hiến trong giải thưởng hằng năm của Hiệp hội Nhiếp ảnh Nhật Bản, giải thưởng Nghệ thuật của Mainichi và Huân chương với Ruy-băng Tím.

 

Năm 1985, ông bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi, nhưng ông vẫn miệt mài làm việc, rồi nhận được tặng Huân chương Mặt trời mọc hạng Tư vào năm 1988. Ông qua đời 2 năm sau đó. Ảnh: tác phẩm “Quán bar Cherio” do Hayashi chụp.

 

*

Bài liên quan:

– 123 bức đen trắng của 11 nhiếp ảnh gia trứ danh Nhật Bản 
– Ihee Kimura: mang chiếc máy nhỏ đi giữa cuộc đời lớn
 
– Ken Domon: Ngồi xe lăn nhưng vẫn chụp ảnh
 
– Tadahiko Hayashi: Chụp người thường cũng đẹp, chụp văn sĩ cũng đẹp   
– Ikko Narahara: Chụp nơi hoang vắng, nơi thời gian ngừng và biến mất

– Takeyoshi Tanuma: yêu truyền thống, yêu hiện đại, và trẻ em

– Shigeichi Nagano: thích nơi xô bồ, nơi đìu hiu, và các công nhân viên chức
 
– Yasuhiro Ishimoto: bỏ kiến trúc nhưng nổi danh nhờ ảnh kiến trúc
 
– Shomei Tomatsu: Sinh viên kinh tế chuyển nghề nhiếp ảnh

– Kikuji Kawada: nhờ Ken Domon có con mắt xanh

– Eikoh Hosoe: chụp vẻ đẹp nam giới, siêu thực, và trần trụi
 
– Hiroshi Hamaya: Chụp người,thiên nhiên, và một Nhật Bản nổi giận

 

 

 

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả