Nhiếp ảnh

Ihee Kimura: mang chiếc máy nhỏ đi giữa cuộc đời lớn 17. 10. 12 - 5:57 am

Soi tổng hợp từ internet và thông tin BTC

(SOI: Nhân có triển lãm Nhật Bản: Phát triển thần kỳ sau Thế chiến, Soi xin ké một phần text giới thiệu của BTC để giới thiệu một số ảnh của các tác giả Nhật. Những ảnh này (và một phần thông tin) Soi lấy trên mạng, có thể không có trong triển lãm.)

Ihee Kimura (1901 – 1974) sinh tại Tokyo. Ông theo học nhiếp ảnh thương mại tại Endo Portrait Studio ở Đài Loan. Sau đó, ông trở về Nhật Bản và mở một tiệm ảnh vào năm 1924.

 

Bị cuốn hút bởi chiếc máy ảnh Leica của người trưởng tàu kinh khí cầu của Đức đến Nhật Bản vào năm 1929, ông mua ngay một chiếc Leica Model A một năm sau đó và bắt đầu một con đường mới trong sự nghiệp nhiếp ảnh của mình.

 

Cùng năm đó, ông được thuê làm bán thời gian tại bộ phận quảng cáo của công ty mỹ phẩm Kao Sekken Nagase Shokai Co., Ltd.

 

Năm 1932, ông bắt đầu xuất bản tạp chí ảnh hàng tháng có tên là Koga cùng với Yasuzo Nojima, Iwata Nakayama, và Nobuo Ina.

 

Năm 1934, Ihee Kimura thành lập nên Chuo Kobo với Nobuo Ina và Hiromu Hara. Sau đó, ông trở thành một trong những biểu tượng nhiếp ảnh phóng sự hàng đầu Nhật Bản, cùng với Yonosuke Natori.

 

Sau chiến tranh, ông tiếp tục hoạt động năng nổ và đã trở thành bậc thầy về snapshot. Ông được bầu làm chủ tịch của Hội Nhiếp ảnh gia Chuyên nghiệp Nhật Bản lúc mới được thành lập vào năm 1950. Trong ảnh: “Morikawa-cho Hongo, 1953”

 

Từ năm 1952, ông lấy những ngôi làng nông nghiệp ở quận Akita làm chủ đề xuyên suốt các tác phẩm của mình. Trong ảnh: “Concert de guitar,Omagari, Akita,1954”

 

Năm 1956, ông được trao giải thưởng về Cống hiến vì Nghệ thuật của Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Trong ảnh: “Kafu Nagai, 1954”

 

Có lẽ các bạn cũng nên biết thêm, Henri Cartier Bresson và Ihee Kimura là bạn của nhau từ năm 1950. Trong ảnh: “Ihee Kimura ở Paris, 1954” do Henri Cartier Bresson chụp.

 

Cả hai ông cùng say mê kỹ thuật cũng như ý tưởng trong việc chụp ảnh, cùng mê máy Leica, vì nó bé mà đa tác dụng, linh hoạt; đều dùng Leica như một con mắt nối dài (chứ không phải như một cái máy đơn thuần). Cả hai ông đều thích dùng ống kính 50 mm, gần nhất với thấu kính của mắt người. Cả hai đều hướng về những đường phố náo nhiệt, đầy những người là người để tìm đề tài, tìm ra trong đời sống thường nhật những điều kỳ diệu. Trong ảnh: “Henri Cartier Bresson” do Ihee Kimura chụp.

 

*

Bài liên quan:

– 123 bức đen trắng của 11 nhiếp ảnh gia trứ danh Nhật Bản 
– Ihee Kimura: mang chiếc máy nhỏ đi giữa cuộc đời lớn
 
– Ken Domon: Ngồi xe lăn nhưng vẫn chụp ảnh
 
– Tadahiko Hayashi: Chụp người thường cũng đẹp, chụp văn sĩ cũng đẹp   
– Ikko Narahara: Chụp nơi hoang vắng, nơi thời gian ngừng và biến mất

– Takeyoshi Tanuma: yêu truyền thống, yêu hiện đại, và trẻ em

– Shigeichi Nagano: thích nơi xô bồ, nơi đìu hiu, và các công nhân viên chức
 
– Yasuhiro Ishimoto: bỏ kiến trúc nhưng nổi danh nhờ ảnh kiến trúc
 
– Shomei Tomatsu: Sinh viên kinh tế chuyển nghề nhiếp ảnh

– Kikuji Kawada: nhờ Ken Domon có con mắt xanh

– Eikoh Hosoe: chụp vẻ đẹp nam giới, siêu thực, và trần trụi
 
– Hiroshi Hamaya: Chụp người,thiên nhiên, và một Nhật Bản nổi giận

 

Ý kiến - Thảo luận

9:26 Wednesday,17.10.2012 Đăng bởi:  candid
Cái máy Leica A ông dùng khá thú vị vì nó được coi như chiếc máy thương mại khổ phim 35 mm đầu tiên thành công của Leica. Trước đó máy khổ phim 35 mm được coi là amateur không dành cho dân chuyên nghiệp. Nhờ chiếc Leica A này các máy ảnh khổ phim nhỏ mới được phổ biến r
...xem tiếp
9:26 Wednesday,17.10.2012 Đăng bởi:  candid
Cái máy Leica A ông dùng khá thú vị vì nó được coi như chiếc máy thương mại khổ phim 35 mm đầu tiên thành công của Leica. Trước đó máy khổ phim 35 mm được coi là amateur không dành cho dân chuyên nghiệp. Nhờ chiếc Leica A này các máy ảnh khổ phim nhỏ mới được phổ biến rộng rãi sau này. Đặc biệt là đến khi dòng Leica M với M3 xuất hiện. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tôi là một người may mắn!

Phạm Thái Bình. Ảnh: Tịch Ru

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả