Nhiếp ảnh

Shomei Tomatsu: Sinh viên kinh tế chuyển nghề nhiếp ảnh 02. 11. 12 - 6:30 am

Soi P tổng hợp từ internet

(SOI: Nhân có triển lãm Nhật Bản: Phát triển thần kỳ sau Thế chiến, Soi xin ké một phần text giới thiệu của BTC để giới thiệu một số ảnh của các tác giả Nhật. Những ảnh này (và một phần thông tin) Soi lấy trên mạng, có thể không có trong triển lãm.)

Shomei Tomatsu sinh năm 1930 tại Nagoya, ông tốt nghiệp khoa… kinh tế vào năm 1954. Nhưng chính trong lúc còn là sinh viên khoa kinh tế, ảnh của Tomatsu đã xuất bản trên nhiều tạp chí nhiếp ảnh của Nhật.

 

Quyết tâm theo nghề nhiếp ảnh, sau khi tốt nghiệp, Shomei Tomatsu trở thành một thành viên của tạp chí ảnh Iwanami Shashin Bunko. Trong hình: một tác phẩm của series “Kẹo cao su và sô-cô-la” do Tomatsu chụp.

 

Năm 1956, Shomei Tomatsu chuyển sang làm nhiếp ảnh tự do. Sau đó ông triển lãm loạt ảnh về Nagasaki trong triển lãm cá nhân có tên gọi Nagasaki 11:02. Trong hình là ảnh chụp một nạn nhân của bom nguyên tử trong series “Nagasaki”.

 

Năm 1959, Shomei Tomatsu cùng với Ikko Narahara, Yasuhiro Ishimoto, Kikuji Kawada và một số người khác lập nên Vivo. Tomatsu trở nên nổi tiếng nhờ series hình chụp thành phố Nagasaki và dư âm của bom nguyên tử. Trong ảnh là tác phẩm để đời của Tomatsu: “Cái chai bị nung chảy do bom nguyên tử” của series “Nagasaki”.

 

Tác phẩm “Tượng thiên thần tại nhà thờ Urakami Tenshudo” trong series “Nagasaki” này cũng rất nổi tiếng.

 

Sau đó, Tomatsu chuyển đến Nagasaki sống. Nối tiếp để tài bom nguyên tử, ông tiếp tục ghi lại hình ảnh nước Nhật sau chiến tranh, những ảnh hưởng (đa số là xấu) từ Mỹ, và thành phố Tokyo nhộn nhịp. Trong hình là tác phẩm “Gái điếm”, do Tomatsu chụp.

 

Tác phẩm “Ôi! Shinjuku” trong series “Tokyo: rung chuyển” của Tomatsu.

 

Trong hình là tác phẩm của series “Phản đối” do Tomatsu chụp.

 

Tác phẩm “Lâu đài” của series “Tokyo”, do Tomatsu chụp. Ông nhận được giải thưởng của Manichi Art, Giải thưởng Cống hiến vì Nghệ thuật của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Giải thưởng Vòng chung kết của The Japan Art.

 

Tác phẩm “Chị em gái”, trong series “Tokyo” của Tomatsu.  Ông nhận được Huân chương với Ruy-băng Tím vào năm 1995.

 

 

*

Bài liên quan:

– 123 bức đen trắng của 11 nhiếp ảnh gia trứ danh Nhật Bản 
– Ihee Kimura: mang chiếc máy nhỏ đi giữa cuộc đời lớn
 
– Ken Domon: Ngồi xe lăn nhưng vẫn chụp ảnh
 
– Tadahiko Hayashi: Chụp người thường cũng đẹp, chụp văn sĩ cũng đẹp   
– Ikko Narahara: Chụp nơi hoang vắng, nơi thời gian ngừng và biến mất

– Takeyoshi Tanuma: yêu truyền thống, yêu hiện đại, và trẻ em

– Shigeichi Nagano: thích nơi xô bồ, nơi đìu hiu, và các công nhân viên chức
 
– Yasuhiro Ishimoto: bỏ kiến trúc nhưng nổi danh nhờ ảnh kiến trúc
 
– Shomei Tomatsu: Sinh viên kinh tế chuyển nghề nhiếp ảnh

– Kikuji Kawada: nhờ Ken Domon có con mắt xanh

– Eikoh Hosoe: mới mẻ, siêu thực, và trần trụi

Ý kiến - Thảo luận

19:39 Saturday,3.11.2012 Đăng bởi:  hieniemic
Bức hình trong series "Phản đối" được vintage mang về làm bìa cho cuốn Chim vặn dây cót của Haruki Murakami bản tiếng Anh.
http://anotherkindofclay.files.wordpress.com/2010/08/20090205230030wind-up_bird_chronicle.jpg
...xem tiếp
19:39 Saturday,3.11.2012 Đăng bởi:  hieniemic
Bức hình trong series "Phản đối" được vintage mang về làm bìa cho cuốn Chim vặn dây cót của Haruki Murakami bản tiếng Anh.
http://anotherkindofclay.files.wordpress.com/2010/08/20090205230030wind-up_bird_chronicle.jpg 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Thế nào thì dã man hơn?

Phó Đức Tùng

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả