Nhiếp ảnh

123 bức đen trắng của 11 nhiếp ảnh gia trứ danh Nhật Bản 16. 10. 12 - 1:54 am

Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản

 

 

Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam cùng với Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại Việt Nam hân hạnh mang đến cho khán giả Việt Nam triển lãm có tên gọi Nhật Bản: Phát triển thần kỳ sau Thế chiến, 1945-1964, từ ngày 17 tháng 10 đến 22 tháng 12 tại Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng.

Đây là lần đầu tiên triển lãm này đến với các nước vùng Đông Nam và Nam Á để giới thiệu 123 bức ảnh đen trắng của 11 nhiếp ảnh gia trứ danh của Nhật Bản. Triển lãm giúp khán giả nhìn lại xã hội Nhật Bản với năng lượng dồi dào và đầy óc sáng tạo trong giai đoạn chuyển mình sau Thế chiến 1945 -1964.

Vào năm 1945, Nhật Bản kiến thiết lại đất nước với xuất phát điểm là nước bại trận và bị tàn phá sau Thế chiến thứ 2. Tuy nhiên, chỉ sau 20 năm hoặc gần như thế, nền kinh tế, xã hội, và văn hóa của quốc gia này đã có sự chuyển mình mạnh mẽ. Thật khó để mà xác định đâu là điểm thời gian kết thúc của thời hậu chiến, nhưng trong triển lãm lần này, chúng tôi đã lấy khoảng thời gian từ năm 1945 đến năm của Thế vận hội Tokyo Olympics, 1964. Vào thời gian này, Shinkansen, tàu tốc hành Nhật Bản được đưa vào sử dụng, lợi nhuận quốc gia tăng lên gấp đôi kéo theo sự phát triển của chất lượng quốc gia, trang thiết bị gia dụng như tivi, máy giặt, tủ lạnh được tiêu thụ với số lượng lớn. 11 nhiếp ảnh gia trong triển lãm này là những người năng động quan sát giai đoạn biến động mạnh mẽ này. Những tác phẩm của họ ghi lại sự chuyển biến của xã hội và có ý nghĩa quan trọng về mặt nghệ thuật nên đã trở thành những tài liệu quan trọng.

Ken Domon, Children looking at a picture-card show, (Tạm dịch: Trẻ em đang xem một chương trình kể chuyện bằng tranh), Tokyo 1953

 

Những nhiếp ảnh gia có tác phẩm trong triển lãm lần này bao gồm Ken Domon, đây có lẽ là nhiếp ảnh gia Nhật Bản nổi tiếng nhất trong thế kỷ 20 bởi chủ nghĩa hiện thực lý tính. Tiếp theo đó là Ihee Kimura, một người cũng theo đuổi chủ nghĩa hiện thực khác với Ken Domon bởi tính duy mỹ khác biệt, Hiroshi Hamaya, với những bức ảnh về khí hậu và môi trường của những vùng núi và những ngôi làng có cư dân sinh sống, và Tahahiko Hayashi, người chụp ảnh chân dung tuyệt mỹ. Shigeichi Nagano, Ikko Narahara, Kikuji Kawada, Shomei Tomatsu và Yasuhiro Ishimoto, lại là một thế hệ nhiếp ảnh gia trẻ và Eikoh Hosoe và Takeyoshi Tanuma, là hai nhiếp ảnh gia đề cao tính sáng tạo trong từng bức ảnh.  

Chúng tôi hy vọng rằng, với sự cuốn hút và sức mạnh đã được khẳng định của triển lãm sẽ làm cho quý vị khán giả hài lòng khi thưởng thức những bức ảnh mà thông qua đó, 11 nhiếp ảnh gia đã chuyển tải những nhận định về một giai đoạn xã hội của Nhật Bản thời hậu chiến.

Triển lãm sẽ bắt đầu tại Tp. Hồ Chí Minh từ ngày 17 đến 29 tháng 10 tại Bảo tàng Tp. Hồ Chí Minh (92 Lê Thánh Tôn, Q.1), sau đó sẽ đến Hà Nội từ ngày 20 đến 29 tháng 11 tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền và cuối cùng là Đà Nẵng từ ngày 13 đến 22 tháng 12 tại Trung tâm Quản lý Di sản Văn hóa Đà Nẵng (78 Lê Duẩn). Triển lãm vào cửa tự do.

Ihee Kimura (1901 – 1974)
Ken Domon (1909 – 1990)
Tadahiko Hayashi (1918 – 1990)
Yasuhiro Ishimoto (1921)
Hiroshi Hamaya (1915 – 1999)
Ikko Narahara (1931)
Shomei Tomatsu (1930)
Kikuji Kawada (1933)
Shigeichi Nagano (1925)
Takeyoshi Tanuma (1929)
Eikoh Hosoe (1933)

Giám tuyển: Tsuguo Tada, Marc Feustel

Ikko Narahara, Domains. Garden of Silence, No.52 (Tạm dịch: Khu vườn tĩnh lặng số 52), Hakodate, Hokkaido 1958

*

Thông tin triển lãm

Tổ chức: Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam
                  Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại Tp. Hồ Chí Minh
Đồng tổ chức:     Bảo tàng Tp. Hồ Chí Minh
Giám tuyển: Tsuguo Tada, Marc Feustel

Địa điểm

Tp. Hồ Chí Minh
Khai mạc: 09:00 – Thứ Tư ngày 17. 10. 2012

Thời gian triển lãm: Thứ Tư ngày 17 –  Thứ Hai ngày 29. 10
(Giờ mở cửa: 09:00 – 18:00, mở cửa trong suốt thời gian diễn ra triển lãm)
Địa điểm: Bảo tàng Tp. Hồ Chí Minh (92 Lê Thánh Tôn, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh)

 
Hà Nội
Khai mạc: 18:00 – Thứ Ba ngày 20. 11. 2012
Thời gian triển lãm: Thứ Tư ngày 21 – Thứ Năm ngày 29. 11
(Giờ mở cửa: 08:30 – 17:30, mở cửa trong suốt thời gian diễn ra triển lãm)
Địa điểm: Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền (16 Ngô Quyền, Hà Nội)

 
Đà Nẵng    
Khai mạc: 17:00 – Thứ Năm ngày 13. 11. 2012
Thời gian triển lãm: Thứ Sáu ngày 14 – Thứ Bảy ngày 22. 12
(Giờ mở cửa: 09:00 – 18:00, mở cửa trong suốt thời gian diễn ra triển lãm)
Địa điểm: Trung tâm Quản lý Di sản Văn hóa Đà Nẵng (78 Lê Duẩn, Đà Nẵng)

*

Thông tin các nhiếp ảnh gia  

Ihee Kimura, Young woman (Tạm dịch: Người phụ nữ trẻ), Omagari, Akita 1953

                                        

Ihee Kimura (1901 – 1974)

Ihee Kimura

Ihee Kimura sinh năm 1901 tại Tokyo. Ông theo học nhiếp ảnh thương mại tại Endo Portrait Studio ở Đài Loan. Sau đó, ông trở về Nhật Bản và mở một tiệm ảnh vào năm 1924. Bị cuốn hút bởi chiếc máy ảnh Leica của người trưởng tàu kinh khí cầu của Đức đến Nhật Bản vào năm 1929, ông mua ngay một chiếc Leica Model A một năm sau đó và bắt đầu một con đường mới trong sự nghiệp nhiếp ảnh của mình. Cùng năm đó, ông được thuê làm bán thời gian tại bộ phận quảng cáo của công ty mỹ phẩm Kao Sekken Nagase Shokai Co., Ltd. Năm 1932, ông bắt đầu xuất bản tạp chí ảnh hàng tháng có tên là Koga cùng với Yasuzo Nojima, Iwata Nakayama, và Nobuo Ina. Năm 1934, thành lập nên Chuo Kobo với Nobuo Ina và Hiromu Hara. Sau đó, ông trở thành một trong những biểu tượng nhiếp ảnh phóng sự hàng đầu Nhật Bản, cùng với Yonosuke Natori. Sau chiến tranh, ông tiếp tục hoạt động năng nổ và đã trở thành bậc thầy về snapshot. Ông được bầu làm chủ tịch của Hội Nhiếp ảnh gia Chuyên nghiệp Nhật Bản lúc mới được thành lập vào năm 1950. Năm 1952, ông lấy những ngôi làng nông nghiệp ở quận Akita làm chủ đề xuyên suốt các tác phẩm của mình. Năm 1956, ông được trao giải thưởng về Cống hiến vì Nghệ thuật của Bộ trưởng Bộ Giáo dục.

Ken Domon (1909 – 1990)

Ken Domon

Ken Domon sinh năm 1909 tai Sakata, Quận Yamagata. Ông chuyển đến Tokyo vào năm 1916 và sau đó năm 1933 thì theo học việc tại Koraro Miyauchi Photo Studio ở Uneo Ikenohata. Ông bắt đầu hoài nghi về nhiêp ảnh thương mại và mày mò tự học để có thể dấn thân vào lĩnh vực nhiếp ảnh phóng sự. Ông tham gia vào Yonosuke Natori’s Nippon Kobo vào năm 1935, để làm việc chính cho tạp chí ảnh Nippon. Giữa năm 1936 và 1938, ông kết giao với Yusaku Kamekura, Shigeru Tamura, Shihachi Fujimoto và Hiroshi Hamaya. Bắt đầu từ năm 1940, ông đã trải qua 3 năm chụp hình các tượng Phật từ cực Bắc như Aizuwakamatsu ở Fukushima cho đến những bức tượng phật bằng đá ở Usuki của quận Oita ở đảo phía nam của Kyushu. Từ năm 1941 đến năm 1942, ông ghi lại những bức ảnh thời kỳ hoàng kim của ningyo joruri bunraku, nhà hát kịch rối truyền thống Nhật Bản. Sau chiến tranh, ông ra sức đẩy mạnh phong trào chụp ảnh hiện thực và theo đuổi những dự án liên quan đến các vấn đề xã hội như là Hiroshima, nói về những người sống sót sau trận đánh bom nguyên tử, và Chikuho no Kodomotach, ghi lại cuộc sống của những đứa trẻ nghèo đói ở những bãi than Chikuho. Những năm sau đó, ông được nhận giải thưởng Cống hiến vì Nghệ thuật của Bộ trưởng Bộ Giáo dục, giải Kikuchi kan và vào năm 1974, ông nhận Huân chương với Ruy-băng Tím.

Tadahiko Hayashi (1918 – 1990)

Tadahiko Hayashi

Tadahiko Hayashi sinh năm 1918 ở Tokuyama, Tỉnh Yamaguchi. Ông làm quen với máy ảnh từ khi còn là một đứa trẻ do được sinh ra trong một gia đình chụp chuyên chụp ảnh thương mại có từ đời ông nội. Sau khi tốt nghiệp tại trường Thương mại Tokuyama, ông đi làm tại xưởng ảnh của Shoichi Nakayama vào năm 1935. Sau đó ông phải trở về nhà để chữa bệnh lao phổi. Năm 1937, ông đến Tokyo và theo học Khoa nhiếp ảnh của trường Phương Đông. Sau một thời gian làm việc cho Tokyo Kogeisha, ông thành lập nên Hiệp hội Nhiếp ảnh Thông tấn Bắc Trung Quốc vào năm 1942 và đi Bắc Kinh. Sau chiến tranh, ông ra mắt những tác phẩm mô tả sống động con người Nhật Bản hồi phục sau sự đổ nát của Tokyo và chợ đen. Sau đó ông làm việc về nhiếp ảnh cho Bunshi (“Literati”, tạm dịch “Trí thức”) vào năm 1948. Năm 1961, ông được bổ nhiệm làm Phó chủ tịch của Hiệp hội Nhiếp ảnh Chuyên nghiệp Nhật Bản. Năm 1983, ông nhận được giải Cống hiến trong giải thưởng hằng năm của Hiệp hội Nhiếp ảnh Nhật Bản, giải thưởng Nghệ thuật của Mainichi và Huân chương với Ruy-băng Tím. Năm 1988, ông nhận được tặng Huân chương Mặt trời mọc hạng Tư.

Tadahiko Hayashi, Discharged soldiers, Shinagawa Station, Tokyo, 1946

 

Yasuhiro Ishimoto (1921)

Yasuhiro Ishimoto

Yasuhiro Ishimoto sinh năm 1921 tại San Francisco, California, Hoa Kỳ. Năm 1924, ông chuyển về quê hương của bố mẹ tại tỉnh Kochi, Nhật Bản. Sau khi tốt nghiệp tại một trường trung học nông nghiệp, ông trở lại Hoa Kỳ vào năm 1939 để học về Nông nghiệp Hiện đại tại trường Đại học California. Khi chiến tranh thế giới thứ 2 nổ ra, ông sống trong trại tập trung dành cho Nhật kiều tại Mỹ. Năm 1948, ông theo học khoa nhiếp ảnh tại Học viện Thiết kế Chicago dưới sự chỉ dạy của Harry Callahan và Aaron Siskind. Cảm nhận về nghệ thuật của ông dần lớn lên tại đây và sau đó đã hình thành nên một phong cách nhiếp ảnh độc đáo khi ông trở về Nhật Bản vào năm 1953 và làm việc cho Katsura Imperial Villa. Với loạt ảnh Someday Somewhere, ông đã thổi một làn gió mới vào nền nhiếp ảnh Nhật Bản. Ông được tặng huân chương với Ruy-băng Tím vào năm 1983 và được phong tặng danh hiệu Người làm Văn hóa Ưu tú năm 1996.

Yasuhiro Ishimoto, Tokyo, 1962

Hiroshi Hamaya (1915 – 1999)

Hiroshi Hamaya

Hiroshi Hamaya sinh năm 1915 tại Tokyo. Sau khi tốt nghiệp tại trường Thương mại Kanto vào năm 1933, ông làm việc chụp ảnh trên không cho Viện Nghiên cứu Thực tiễn Không gian và Oriental Photo Corporation. Năm 1937, ông chuyển sang làm nhiếp ảnh gia tự do và cộng tác với nhiều tạp chí ảnh. Năm 1940, ông chuyển sang làm công việc tổ chức các lễ hội văn hóa dân gian tại Kuwadoridani, tỉnh Niigata. Sau 10 năm chụp ảnh trong chiến tranh và sau chiến tranh, ông bắt đầu học cách diễn đạt mối liên hệ giữa con người và quang cảnh thiên nhiên xung quanh thông qua nhiếp ảnh. Ông đã xuất bản nhiều sách ảnh, trong đó có Yukiguni (“Snow Land“, tạm dịch “Vùng đất tuyết”), Ura Nihon (“Japan’s Back Coast“, tạm dịch “Vịnh Nhật Bản”), Henkyo no machi (“The Remote City“, tạm dịch “Thành phố xa xôi”), Hamaya Hiroshi Shashin Shusei (“Hiroshi Hamaya Pictorial Compilation“, tạm dịch “Tuyển tập ảnh Hamaya Hiroshi”), và Gakugei shoka (“Japanese scholars and Artists“, tạm dịch “Nghệ sĩ và học giả Nhật Bản”).

Hiroshi Hamaya, Woman planting rice, Toyama, 1955

Ikko Narahara (1931)

Ikko Narahara

Ikko Narahara sinh năm 1931 tại Omuta, tỉnh Fukuoka. Ông làm kinh ngạc giới nhiếp ảnh vào năm 1956 khi vẫn còn là sinh viên cao học tại Đại học Waseda với triển lãm cá nhân có tên gọi Human Land (tạm dịch “Vùng đất con người”), ghi lại những hình ảnh ở đảo công nghiệp của Vùng đảo Hashiam (được biết đến với tên gọi Gunkanjima, hay là “Đảo tàu chiến”) và một ngôi làng ở đảo Sakurajima. Năm 1957, ông tham gia vào triển lãm The Eyes of Ten. Năm 1958, ông tổ chức triển lãm cá nhân có tên gọi Okoku (tạm dịch “Lãnh địa”) và giành được giải Nghệ sỹ mới của Hiệp hội Phê bình Nhiếp ảnh Nhật Bản. Năm 1959, cùng với Eikoh Hosoe, Shomei Tomatsu, Kikuji Kawada, và một số người khác, ông thành lập nên Vivo. Ông cũng tích cực hoạt đông ở nước ngoài, ví dụ như, ông sống 3 năm tại Châu Âu, từ 1962 đến 1965 và 5 năm ở Hoa Kỳ, từ 1970 đến 1975, ông chủ yếu sống tại New York để sáng tác ra loạt tác phẩm tuyệt vời, tiên phong trong lĩnh vực nhiếp ảnh có tên gọi – Where Time Has Stopped và Where Time Has Vanished (tạm dịch “Nơi thời gian ngừng lại” và “Nơi thời gian biến mất”). Ông nhận được giải thưởng Cống hiến vì Nghệ thuật của Bộ trưởng bộ Giáo dục và giải thưởng của Manichi Art. Năm 1996, ông nhận được Huân chương với Ruy-băng Tím.

Shomei Tomatsu (1930)

Shomei Tomatsu

Shomei Tomatsu sinh năm 1930 tại Nagoya, tỉnh Aichi. Sau khi tốt nghiệp tại trường đại học Aichi, ông trở thành một hành viên trong đội sản xuất của tạp chí ảnh Iwanami Shashin Bunko. Năm 1956, ông chuyển sang làm nhiếp ảnh tự do. Sau đó ông triển lãm loạt ảnh về Nagasaki trong triển lãm cá nhân có tên gọi Nagasaki 11:02. Năm 1959, ông cùng với Ikko Narahara, Yasuhiro Ishimoto, Kikuji Kawada và một số người khác lập nên Vivo. Sau đó ông tiếp tục xuất bản cac loạt ảnh mang ý nghĩa sâu sắc vào thời của ông với những vấn đề xã hội như công việc và nhà ở. Ông nhận được giải thưởng của Manichi Art, Giải thưởng Cống hiện vì Nghệ thuật của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Giải thưởng Vòng chung kết của The Japan Art. Ông nhận được Huân chương với Ruy-băng Tím vào năm 1995.

Kikuji Kawada (1933)

Kikuji Kawada

Kikuji Kawada sinh năm 1933 tại tỉnh Ibaraki. Ông tốt nghiệp tại trường đại học Rikkyo vào năm 1955 và làm việc tại nhà xuất bản Shinchosha. Ông chính là tác giả của những bức ảnh chân dung đầy mê hoặc trong số đầu tiên của tuần báo Shukan Shincho. Năm 1959, ông chuyển sang làm nhiếp ảnh gia tự do. Cùng năm đó, ông cùng với Eikoh Hosoe, Ikko Narahara và một số người khác lập nên Vivo. Loạt ảnh có tên gọi Chizu (tạm dịch “Bản đồ”) đặc tả những hình ảnh vết sẹo của chiến tranh và nhận được sự đánh giá cao. Năm 1996, ông nhận được Giải thưởng Thường niên của Hiệp hội Nhiếp ảnh Nhật Bản cho tác phẩm The Last Cosmology và Giải thưởng Cống hiến vì Nghệ thuật của Bộ trưởng   Bộ Giáo dục và năm 2004.

Shigeichi Nagano (1925)

Shigeichi Nagano

Shigeichi Nagano sinh năm 1925 tại thành phố Oita, thuộc tỉnh Oita. Sau khi tốt nghiệp Đại học Keio năm 1947, ông làm việc tại tờ báo tuần Shukan Sun News với tư cách là biên tập viên. Năm 1950 ông được mời làm thành viên trong nhóm sản xuất cho hãng Xuất bản ảnh Iwanami Shashin Bunko. Ông chuyển sang làm tự do vào năm 1955 và được đánh giá cao với cuốn Japan’s Dream Age và các tác phẩm khác. Ông tiếp tục làm việc trong lĩnh vực điện ảnh và truyền hình thương mại, tham gia xử lý kỹ thuật hình ảnh cho phim Tokyo Olympiad của đạo diễn Kon Ichikawa. Ông nhận được các Giải thưởng nhiếp ảnh Camera Geijutsu Award, Ina Nobuo Award và Giải thưởng niên của Cộng đồng nhiếp ảnh Nhật Bản. Ông cũng được trao Huy chương danh dự với băng tím năm 1993 và Huy chương quốc gia “Order of the Rising Sun, Gold Rays with Rosette” năm 1998.

Shigeichi Nagano, Completing management training at a stock brokerage firm, (tạm dịch: Hoàn tất khóa huấn luyện kỹ năng lãnh đạo), Ikebukuro, Tokyo 1961

Takeyoshi Tanuma (1929)

Takeyoshi Tanuma

Takeyoshi Tanuma sinh năm 1929 tại Asakusa, Tokyo. Ông tốt nghiệp trường chuyên Tokyo về công nghiệp nhiếp ảnh năm 1949, làm việc tại tờ Sun News Photos với Ihee Kimura. Ông tham gia thành lập Cộng đồng Nhiếp ảnh gia Chuyên nghiệp Nhật Bản năm 1950. Ông chụp chân dung cho nhiều nghệ sĩ và văn sĩ cho tạp chí Geijutsu Shincho và Shincho theo hợp đồng cho nhà xuất bản Shinchosha. Ông ký hợp đồng với Time-Life of America năm 1965. Năm 1972, ông chuyển sang làm tự do, xuất bản nhiều ảnh, như Musashino, Bunshi (“văn sĩ”) và Andes Sanka. Ông chụp ảnh trẻ em trên khắp thế giới cho UNICEF, được trao giải Mobil Children’s Culture Award, Kikuchi Kan và Giải thường niên của Cộng đồng nhiếp ảnh Nhật Bản. Ông cũng được trao Huy chương với Ruy-băng tím năm 1990. Ông được vinh danh là Nhà Văn hóa năm 2003.

Takeyoshi Tanuma, Dancers resting on the rooftop of the SKD Theatre, Asakusa, Tokyo, 1949

Eikoh Hosoe (1933)

Eikoh Hosoe

Eikoh Hosoe sinh năm 1933 tại Yonezawa, tỉnh Yamagata. Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Nhiếp ảnh Tokyo, ông tham gia vào nhóm nghệ sĩ tiên phong Demokrato năm 1953. Cùng với Shomei Tomatsu, Ikko Narahara và những người khác thành lập nhóm Vivo năm 1959. Các tác phẩm nhiếp ảnh của ông về cơ thể con người trong nghệ thuật biểu hiện, như Đàn ông và Đàn bà và Kamaitachi, trong đó diễn viên múa Tatsumi Hijikata là chủ đề chính, và Barakei (“Thử thách bởi hoa hồng”) mô tả tác giả Yukio Mishima, được đánh giá cao trên trường quốc tế như một hình thức mới của nhiếp ảnh biểu hiện. Ông được trao Huy chương danh dự với Ruy-băng tím năm 1998 và được vinh danh là Nhà Văn hóa năm 2010.

 

 

*

Bài liên quan:

– 123 bức đen trắng của 11 nhiếp ảnh gia trứ danh Nhật Bản 
– Ihee Kimura: mang chiếc máy nhỏ đi giữa cuộc đời lớn
 
– Ken Domon: Ngồi xe lăn nhưng vẫn chụp ảnh
 
– Tadahiko Hayashi: Chụp người thường cũng đẹp, chụp văn sĩ cũng đẹp   
– Ikko Narahara: Chụp nơi hoang vắng, nơi thời gian ngừng và biến mất

– Takeyoshi Tanuma: yêu truyền thống, yêu hiện đại, và trẻ em

– Shigeichi Nagano: thích nơi xô bồ, nơi đìu hiu, và các công nhân viên chức
 
– Yasuhiro Ishimoto: bỏ kiến trúc nhưng nổi danh nhờ ảnh kiến trúc
 
– Shomei Tomatsu: Sinh viên kinh tế chuyển nghề nhiếp ảnh

– Kikuji Kawada: nhờ Ken Domon có con mắt xanh

– Eikoh Hosoe: chụp vẻ đẹp nam giới, siêu thực, và trần trụi
 
– Hiroshi Hamaya: Chụp người,thiên nhiên, và một Nhật Bản nổi giận

 

Ý kiến - Thảo luận

16:57 Tuesday,16.10.2012 Đăng bởi:  candid

A stock brokerage firm dịch là công ty môi giới chứng khoán có lẽ đúng hơn.


...xem tiếp
16:57 Tuesday,16.10.2012 Đăng bởi:  candid

A stock brokerage firm dịch là công ty môi giới chứng khoán có lẽ đúng hơn.

 
8:23 Tuesday,16.10.2012 Đăng bởi:  Phạm Huy Thông
Tiện tớ cũng đang ở Sì Gòong, sẽ đi xem.

Completing management training at a stock brokerage firm, (tạm dịch: Hoàn tất khóa huấn luyện kỹ năng lãnh đạo): Hình như là "Hoàn tất khoá huấn luyện kỹ năng quản lý ở một sàn giao dịch chứng khoán"

Còn phía trên có bức ảnh "Discharged Soldier" dịch ra là "Lính giải ngũ"
...xem tiếp
8:23 Tuesday,16.10.2012 Đăng bởi:  Phạm Huy Thông
Tiện tớ cũng đang ở Sì Gòong, sẽ đi xem.

Completing management training at a stock brokerage firm, (tạm dịch: Hoàn tất khóa huấn luyện kỹ năng lãnh đạo): Hình như là "Hoàn tất khoá huấn luyện kỹ năng quản lý ở một sàn giao dịch chứng khoán"

Còn phía trên có bức ảnh "Discharged Soldier" dịch ra là "Lính giải ngũ" 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả