Nhiếp ảnh

Takeyoshi Tanuma: yêu truyền thống, yêu hiện đại, và trẻ em 28. 10. 12 - 4:49 pm

Soi P tổng hợp từ internet

(SOI: Nhân có triển lãm Nhật Bản: Phát triển thần kỳ sau Thế chiến, Soi xin ké một phần text giới thiệu của BTC để giới thiệu một số ảnh của các tác giả Nhật. Những ảnh này (và một phần thông tin) Soi lấy trên mạng, có thể không có trong triển lãm.)

Takeyoshi Tanuma sinh năm 1929 tại Asakusa, Tokyo. Ông tốt nghiệp trường chuyên Tokyo về Công nghiệp Nhiếp ảnh năm 1949, làm việc tại tờ Sun News Photos với Ihee Kimura.

 

Tanuma tham gia thành lập Cộng đồng Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp Nhật Bản năm 1950. Ảnh: một tác phẩm nằm trong series chụp khu Ginza, Tokyo, của Tanuma.

 

Năm 1972, Tanuma chuyển sang làm tự do, xuất bản nhiều ảnh. Trong ảnh là một tác phẩm nữa của series Ginza.

 

Giống nhiều nhiếp ảnh gia Nhật khác, Tanuma phát hiện thấy rằng ông rất thích vẻ náo nhiệt của Tokyo, cũng như mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại ở nước Nhật lúc bấy giờ. Trong ảnh: một tác phẩm của series Ginza, chụp một quán cà-fê kiêm nơi… tập hát.

 

Tác phẩm “Trang phục truyền thống và hiện đại tại Lễ hội Sanja”. do Tanuma chụp.

 

Tanuma chụp chân dung cho nhiều nghệ sĩ và văn sĩ cho tạp chí Geijutsu Shincho và Shincho theo hợp đồng cho nhà xuất bản Shinchosha. Trong ảnh: tác phẩm “Hai nghệ sĩ múa trên sân thượng của nhà hát SKD” do Tanuma chụp.

 

Tanuma còn nhận thấy rằng mình rất thích trẻ em. Cùng với diễn viên Tetsuko Kuroyanagi, ông chu du khắp thế giới để ghi lại hình ảnh những em bé sống trong điều kiện khó khăn. Sau đó, Tanuma được trao giải Mobil Children’s Culture Award, Kikuchi Kan và Giải thường niên của Cộng đồng nhiếp ảnh Nhật Bản. Trong hình: tác phẩm “Bố và con cùng nhảy múa”, do Tanuma chụp.

 

Tác phẩm “Chuẩn bị đi chợ” do Tanuma chụp. Ông nhận Huy chương với Ruy-băng Tím năm 1990, và được vinh danh là Nhà Văn hóa năm 2003.

 

*

Bài liên quan:

– 123 bức đen trắng của 11 nhiếp ảnh gia trứ danh Nhật Bản 
– Ihee Kimura: mang chiếc máy nhỏ đi giữa cuộc đời lớn
 
– Ken Domon: Ngồi xe lăn nhưng vẫn chụp ảnh
 
– Tadahiko Hayashi: Chụp người thường cũng đẹp, chụp văn sĩ cũng đẹp   
– Ikko Narahara: Chụp nơi hoang vắng, nơi thời gian ngừng và biến mất

– Takeyoshi Tanuma: yêu truyền thống, yêu hiện đại, và trẻ em

– Shigeichi Nagano: thích nơi xô bồ, nơi đìu hiu, và các công nhân viên chức
 
– Yasuhiro Ishimoto: bỏ kiến trúc nhưng nổi danh nhờ ảnh kiến trúc
 
– Shomei Tomatsu: Sinh viên kinh tế chuyển nghề nhiếp ảnh

– Kikuji Kawada: nhờ Ken Domon có con mắt xanh

– Eikoh Hosoe: chụp vẻ đẹp nam giới, siêu thực, và trần trụi
 
– Hiroshi Hamaya: Chụp người,thiên nhiên, và một Nhật Bản nổi giận

 

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tôi là một người may mắn!

Phạm Thái Bình. Ảnh: Tịch Ru

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả