Nhiếp ảnh

Hiroshi Hamaya: Chụp người,
thiên nhiên, và một Nhật Bản nổi giận 18. 11. 12 - 7:43 am

Soi P tổng hợp từ internet

(SOI: Nhân có triển lãm Nhật Bản: Phát triển thần kỳ sau Thế chiến, Soi xin ké một phần text giới thiệu của BTC để giới thiệu một số ảnh của các tác giả Nhật. Những ảnh này (và một phần thông tin) Soi lấy trên mạng, có thể không có trong triển lãm.)

Hiroshi Hamaya sinh năm 1915 tại Tokyo. Sau khi tốt nghiệp tại trường Thương mại Kanto vào năm 1933, ông làm việc chụp ảnh trên không cho Viện Nghiên cứu Thực tiễn Không gian và Oriental Photo Corporation.

 

Năm 1937, ông chuyển sang làm nhiếp ảnh gia tự do và cộng tác với nhiều tạp chí ảnh. Trong hình là tác phẩm “Người kéo xe” do Hamaya chụp.

 

Năm 1939, Hamaya gặp nhà dân tộc học Keizo Shibusawa, và Keizo đã ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ của Hamaya về Nhật Bản. Hamaya bắt đầu thích chụp lại các nghi lễ truyền thống, cách trồng trọt chăn nuôi cũ, và cuộc sống thường ngày tại các vùng quê Nhật. Trong hình là tác phẩm “Đàn ông và phụ nữ tại bể tắm công cộng truyền thống”, do Hamaya chụp.

 

Tác phẩm “Cầu Phật chữa lành bệnh tại suối nước nóng Imahami”, do Hamaya chụp.

 

Năm 1940, Hamaya chuyển sang làm công việc tổ chức các lễ hội văn hóa dân gian tại Kuwadoridani, tỉnh Niigata, và bắt đầu thực hiện sách ảnh “Vùng đất tuyết”. Đây là tác phẩm “Trẻ em hát để đuổi các loài chim phá hoại khỏi làng” trong series “Vùng đất tuyết”.

 

Ông còn xuất bản nhiều sách ảnh nữa, như “Vịnh Nhật Bản”, “Thành phố xa xôi”, “Nghệ sĩ và học giả Nhật Bản”. Trong hình là tác phẩm “Dùng giáo bắt cá” của cuốn sách “Vịnh Nhật Bản.”

 

Ngoài chụp các nghi thức truyền thống, Hamaya còn thích diễn đạt mối quan hệ giữa người và quang cảnh thiên nhiên. Trong ảnh là tác phẩm “Biển Oisho”, do Hamaya chụp.

 

Năm 1960, Hamaya trở thành nhiếp ảnh gia Châu Á đầu tiên làm việc cho hãng Magnum. Ông phản đối Hiệp ước An ninh Nhật – Mỹ, và chụp lại các cuộc biểu tình chống hiệp ước của người dân trong series ảnh “Days of rage and grief” (Những ngày tháng của giận dữ và đau khổ). Trong ảnh là một tác phẩm của series này.

 

Tác phẩm không đề, trong series “Days of rage and grief”.

 

*

Bài liên quan:

– 123 bức đen trắng của 11 nhiếp ảnh gia trứ danh Nhật Bản 
– Ihee Kimura: mang chiếc máy nhỏ đi giữa cuộc đời lớn
 
– Ken Domon: Ngồi xe lăn nhưng vẫn chụp ảnh
 
– Tadahiko Hayashi: Chụp người thường cũng đẹp, chụp văn sĩ cũng đẹp   
– Ikko Narahara: Chụp nơi hoang vắng, nơi thời gian ngừng và biến mất

– Takeyoshi Tanuma: yêu truyền thống, yêu hiện đại, và trẻ em

– Shigeichi Nagano: thích nơi xô bồ, nơi đìu hiu, và các công nhân viên chức
 
– Yasuhiro Ishimoto: bỏ kiến trúc nhưng nổi danh nhờ ảnh kiến trúc
 
– Shomei Tomatsu: Sinh viên kinh tế chuyển nghề nhiếp ảnh

– Kikuji Kawada: nhờ Ken Domon có con mắt xanh

– Eikoh Hosoe: chụp vẻ đẹp nam giới, siêu thực, và trần trụi
 
– Hiroshi Hamaya: Chụp người,thiên nhiên, và một Nhật Bản nổi giận

 

 

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả