Gẫm & Bình

Đừng nắm lấy một chi tiết rồi bẻ cong ý đồ ban đầu của người viết 26. 06. 13 - 9:09 pm

Linh Quân

.Bìa sách “Nghệ thuật đương đại Việt Nam” của Bùi Như Hương và Phạm Trung

Tình cờ đọc bài thảo luận của Nguyễn Đình Đăng trên SOI có nhan đề Định nghĩa hay mô tả nghệ thuật đương đại? – Về bình luận của Ilza Burchett cho cuốn “Nghệ thuật đương đại Việt Nam”  của hai tác giả Bùi Như Hương và Phạm Trung, và cũng tình cờ đọc bài review nguyên tác của Ilza Burchett, tôi thấy có sai lầm căn bản trong cách hiểu của Nguyễn Đình Đăng về review của Ilza, dẫn tới những tranh luận chệch hướng theo kiểu “ông nói gà, bà nói vịt”, khiến chính Ilza phải đề nghị với tác giả đọc lại cẩn thận bài review của mình: “Dear Nguyễn Đình Đăng, … I am sorry, but I do suggest you re-read my text more carefully as there is no point for me repeating what I have already said — in defense of the said…”.

Vậy bài viết của Nguyễn Đình Đăng đã hiểu và tranh luận chệch hướng ở điểm nào?

Hai tác giả Bùi Như Hương và Phạm Trung. Ảnh trên Internet

1.
Thứ nhất, Nguyễn Đình Đăng cho rằng Ilza trách 2 tác giả nhầm lẫn giữa định nghĩa và miêu tả nghệ thuật đương đại trong khi bản thân mình (Ilza) không đưa được một định nghĩa thích hợp. Điều này hoàn toàn không đúng với điều Ilza viết. Cụ thể:

a. Ngay từ đầu Ilza đã viết: vì Phần 1 của cuốn sách được hai tác giả mở đầu bằng 2 câu hỏi Nghệ thuật đương đại là gì? Và thế nào được coi là có các yếu tố đương đại?  nên buộc các tác giả phải tự gánh lấy trách nhiệm cung cấp cho độc giả định nghĩa này, đồng thời buộc phải tự tranh luận về chính những lý giải của họ.

b. Căn cứ trên lập luận của các tác giả khi họ tự tranh luận về chính định nghĩa của họ, mà Ilza mới nhận xét: hai tác giả đang giải thích (explain) và miêu tả (describe) nghệ thuật đương đại chứ không phải định nghĩa nghệ thuật đương đại. Tôi không dịch lại chi tiết phần này của Ilza nhưng độc giả có thể tham khảo bản gốc.

c. Và sau đó, Ilza mới kết luận: định nghĩa về thuật ngữ nghệ thuật đương đại cần được để nguyên, không nên can thiệp và làm phức tạp thêm ý nghĩa tự thân của thuật ngữ (nguyên văn: The definition of the term ‘contemporary art’ should be left alone and free from interference and meddling with its actual self-descriptive meaning.) Điều này có nghĩa chính bản thân Ilza không hề có ý định đưa ra định nghĩa về nghệ thuật đương đại, mà chỉ nêu ra thực tế: tuy các tác giả đặt mục tiêu đưa ra định nghĩa, họ đã không làm được điều này mà thay vào đó chỉ có thể “miêu tả” thuật ngữ, bằng những yếu tố (elements) có thể áp dụng để miêu tả những dòng nghệ thuật không còn là đương đại (nguyên văn: no longer contemporary), ví dụ như trong các tác phẩm của Goya hoặc của Picasso. Điều này tương tự như phần nhận định của Nguyễn Đình Đăng có đề cập các khía cạnh chung chung… có thể áp dụng cho cả nghệ thuật thời Phục Hưng, Baroque, Cổ điển…

Tác giả Bùi Như Hương và giám đốc nhà xuất bản Tri Thức – ông Chu Hảo, tại lễ ra mắt sách tại cà phê sách Trung Nguyên, Hà Nội. Ảnh: TNF, trungnguyen.com.vn

2.
Thứ hai, Nguyễn Đình Đăng cũng đề cập việc Ilza trích dẫn định nghĩa về nghệ thuật đương đại của Kathrin Busch và coi đó cũng không phải là một định nghĩa phù hợp. Phần tranh luận này của ông sai ở những điểm sau:

a. Thứ nhất, như trên đã nói, Ilza không có ý định đưa ra định nghĩa Nghệ thuật đương đại. Ilza trích lời của Kathrin để tranh luận với quan điểm của hai tác giả khi họ nói rằng nghệ thuật đương đại không bị gò bó trong khuôn khổ các lý thuyết (contemporary art is more or less free from theories). Ilza hoàn toàn không đồng ý với quan niệm này và cho rằng các tác giả chỉ có thể nói vậy nếu họ tin rằng nghệ thuật đương đại tự đưa ra được lý thuyết của chính mình.

b. Chính để bảo vệ nhận xét của mình như nêu trên mà Ilza mới trích lời Kathrin, là người đã viết rằng: một trong những khía cạnh quan trọng nhất của nghệ thuật ngày nay chính là sự gắn kết (entanglement) của nó với lý thuyết…. Nhận xét này của Ilza được Nguyễn Đình Đăng hiểu thành “Tuyên bố của bà thực chất có nghĩa là các nghệ sĩ đương đại thực ra có thể không cần bất kỳ nền tảng lý thuyết hay tư tưởng triết học nào, nhưng vẫn cứ là ‘đương đại’, đơn giản chỉ vì họ sống và sáng tạo trong thời đại của chúng ta“, trong khi Ilza khẳng định điều ngược lại.

Bên cạnh đó, khi Nguyễn Đình Đăng nhận định: nghệ thuật đương đại được hiểu như nghệ thuật của thời đại chúng ta đang sống, chính Ilza cũng khẳng định luôn điều tương tự khi nói “Và các nghệ sĩ đương đại, dù muốn hay không vẫn bị phụ thuộc (subject to) vào thế giới đương đại của chúng ta, là một thế giới bão hòa các thông tin đủ loại và không tránh khỏi việc tác động tới tác phẩm của các nghệ sĩ “. (Xin xem nguyên văn trích dẫn trong nguyên tác). Tôi hoàn toàn thấy có sự khác biệt về quan điểm ở đây.

Bài viết này không có ý định tranh luận với Ilza hoặc tác giả Nguyễn Đình Đăng về các quan điểm liên quan vì bản thân không phải là nhà phê bình nghệ thuật. Đồng thời, người viết bài này không có ý định bắt bẻ ngôn ngữ dịch thuật dù đó có thể là nguyên nhân chính dẫn tới sự hiểu lầm về bài viết của Ilza. Với tư cách là một người yêu nghệ thuật, tình cờ được đọc nguyên tác hai tác giả đang tranh luận nên mạn phép được cung cấp thông tin để các tác giả hiểu nhau hơn, và để độc giả của SOI có thêm thông tin tham chiếu. Đồng thời, cũng mong chúng ta tránh tình trạng khi phê bình, thay vì nhìn vào cả một bức tranh, lại thường chỉ nắm lấy một chi tiết và bẻ cong ý đồ ban đầu của người viết. Làm như vậy chắc chắn sẽ dẫn tới tình trạng ngày càng có nhiều Don Kihote đánh nhau với cối xay gió.

Xin trân trọng cám ơn, và xin thứ lỗi. 

Một bạn đọc yêu tranh!

*

Bài liên quan:

– “Nghệ thuật Việt Nam đương đại 1990-2010”: Xứng đáng được vinh danh ở mức cao nhất
– Định nghĩa hay mô tả nghệ thuật đương đại? – Về bình luận của Ilza Burchett cho cuốn “Nghệ thuật đương đại Việt Nam”
– 28. 7: Bùi Như Hương và Phạm Trung ra mắt sách mỹ thuật đương đại Việt (bản tiếng Anh)   
– Khi sự “khéo” làm giảm sự hấp dẫn

– Vẫn mấy khuôn mặt cũ mèm nổi tiếng ấy…

Ý kiến - Thảo luận

22:31 Wednesday,26.6.2013 Đăng bởi:  Phương Lan N.H
Đười Quang Ngườ ơi: chị Ilza tiếng Anh cầu kỳ (trước tiên là do ý nghĩ của chị ấy cầu kỳ), tiếng Việt thì bản dịch tốt, tức là sát nghĩa và phản ánh được đúng cái cầu kỳ ấy (chứ dịch mà thành dễ hiểu thì lại là bản dịch sai rồi). Cho nên tôi mới thấy phục bạn Linh Quân đọ
...xem tiếp
22:31 Wednesday,26.6.2013 Đăng bởi:  Phương Lan N.H
Đười Quang Ngườ ơi: chị Ilza tiếng Anh cầu kỳ (trước tiên là do ý nghĩ của chị ấy cầu kỳ), tiếng Việt thì bản dịch tốt, tức là sát nghĩa và phản ánh được đúng cái cầu kỳ ấy (chứ dịch mà thành dễ hiểu thì lại là bản dịch sai rồi). Cho nên tôi mới thấy phục bạn Linh Quân đọc và lọc ra được từ cái cầu kỳ của chị Ilza lẫn cái lập luận rối của anh Đăng mà so sánh mạch lạc. 
22:12 Wednesday,26.6.2013 Đăng bởi:  Đười Quang Ngườ
@Phương Lan N.H.
"vì hai người này viết rất khô, khó đọc". Phương Lan nói chị Ilza viết khó đọc là nói bản tiếng Anh hay tiếng Việt? Nếu nói bản tiếng Anh như vậy thì mới đúng quy lat, để xem xét tiếp có thực như vậy không. Còn nếu nói bản tiếng Việt? Xin nhắc lại một nguyên tắc ABC d
...xem tiếp
22:12 Wednesday,26.6.2013 Đăng bởi:  Đười Quang Ngườ
@Phương Lan N.H.
"vì hai người này viết rất khô, khó đọc". Phương Lan nói chị Ilza viết khó đọc là nói bản tiếng Anh hay tiếng Việt? Nếu nói bản tiếng Anh như vậy thì mới đúng quy lat, để xem xét tiếp có thực như vậy không. Còn nếu nói bản tiếng Việt? Xin nhắc lại một nguyên tắc ABC dắt D..., là chỉ có nguyên bản mới là căn cứ để đánh giá một tác giă. Cảm ơn. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả