|
|
|
|||||||||||||
Soi họcChiến tranh thuốc phiện: Hai thứ gây nghiện đánh dấu thời kỳ thuộc địa hóa phương Đông 30. 06. 16 - 11:36 amHieniemicNhân trên Soi có bài viết về Chiến tranh Pháp-Thanh, cuộc chiến chính thức cắt đứt quan hệ giữa nước ta và “Thiên triều” (dẫu là trên giấy tờ), chúng ta cùng tìm hiểu một cuộc chiến xảy ra trước đó, một cuộc chiến đóng vai trò quan trọng trong thời kỳ thuộc địa hóa phương Đông: Chiến tranh thuốc phiện. Chương trình học lịch sử thế giới ở phổ thông có nói sơ qua về cuộc chiến này, nhưng chủ yếu chỉ bàn đến kết quả của cuộc chiến theo kiểu rất duy vật lịch sử Mác-xít (Anh và phương Tây xâu xé Trung Quốc, phong kiến tàn lụi, thực dân tư bản lên ngôi…). Thực tế thì cũng như hầu hết các cuộc chiến tranh khác, xung đột về quyền lợi kinh tế ở đây vẫn là nguyên nhân chính, tất cả những lý giải về xung đột ý thức hệ luôn là những suy luận theo sau. Và tuy tên của cuộc chiến là thuốc phiện, nguyên nhân đầu tiên lại liên quan tới một loại cây gây nghiện khác: trà. 1. Bạc và trà là nguồn gốc Trong một bài viết trước trên Soi của Cùng học Tiếng Việt có nhắc tới cuộc chiến Nhật Bản xâm lược Triều Tiên và nhà Minh vào thế kỷ 16 do tướng Hideyoshi (lúc này là nhiếp chính) cầm đầu, phe Minh-Triều Tiên gọi cuộc chiến này là Hòa loạn (chữ Hòa chỉ Nhật Bản). Sau Hòa loạn, dù nhà Minh và đệ của mình là Triều Tiên đã thắng, nhưng Nhật về bắt đầu làm tỏa quốc, không bán buôn gì với ai nữa. Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan do đó ít bán buôn ở khu này dần, nhà Minh cũng vì đó mà mất một lượng bạc đáng kể. Từ đây, kinh tế đi xuống, cộng với việc người Nữ Chân nổi lên, cuối cùng kết thúc bằng việc nhà Minh sụp, thay bằng nhà Thanh. Thế kỷ 19, hai cuộc chiến tranh thuốc phiện của Thanh với Anh quốc (đế quốc có thuộc địa mặt trời không bao giờ lặn, nhưng ở mẫu quốc thì mặt trời không bao giờ rọi) cũng có vai trò tương tự làm nhà Thanh dần dần kiệt quệ, dẫn tới Cách mạng Tân Hợi 1912. Một lần nữa, chính bạc là nguồn gốc của đánh nhau, nhưng lần này còn có thêm một nhân tố mới: opium, hay còn gọi là thuốc phiện. Việc đầu tiên cần biết là vào thời này, Anh rất thích mua đồ của người Tàu thông qua công ty Đông Ấn trụ sở đóng ở Ấn Độ, nhất là mua trà (lúc này Anh chuộng trà Tàu và trà Tích Lan). Thế nhưng người Tàu thời Thanh, dù là một thị trường lớn, nhưng do chủ yếu vẫn tự cung tự cấp là chính nên không hào hứng lắm với đồ ngoại lai của Tây, như người Tàu thời Đường. Thị trường lúc này rất mất cân bằng: cầu của Anh thì cao, nhưng cầu của Tàu thì ít. Người Tàu đòi mua trà phải trả bằng bạc tươi, no silver no sell you go home. Chính vì chuộng trà Tàu, cộng với việc tốn tiền đánh nhau với Napoleon vào đầu thế kỷ 19 mà nguồn bạc của Anh ngày càng ít đi. Dần dần Anh phải đổi qua dùng vàng để định giá đồng tiền (bản vị vàng). 2. Thuốc phiện cứu giá Vì lượng bạc trong kho ngày càng ít, nhưng lượng cầu về trà thì không giảm (thậm chí còn tăng đều), và không muốn mất bạc vào tay người Tàu, công ty Đông Ấn mới nghĩ ra trò mở nông trường trồng cây anh túc thuốc phiện quy mô lớn ở Ấn Độ rồi dụ người Tàu mua. Cây anh túc đã được dùng ở Trung Quốc từ thời xưa làm thuốc, nhưng chả có ai lấy nó để hút. Hàng ngàn tấn thuốc phiện được tuồn vào thị trường Trung Quốc theo ngả tiểu ngạch và hối lộ quan chức, bạc lại chảy ngược vào tay Anh. Cần nhấn mạnh (không lại cứ bảo là bọn thực dân ác ôn, xấu xa) là dưới con mắt người Anh và phương Tây thời này, việc bán thuốc phiện cho phương Đông không phải là việc gì trái đạo đức. Vào thế kỷ 19, thuốc phiện bán tràn lan ở Anh như thuốc cảm ho bây giờ. Có xà phòng mùi thuốc phiện, kẹo mùi thuốc phiện, thuốc phiện ngâm giấm, ngâm rượu vân vân. Thậm chí người ta còn cho em bé ăn thuốc phiện để dễ ru ngủ. Heroin, là một dẫn xuất hóa học của morphine trong thuốc phiện, vẫn còn được xem là vị thuốc tiên. Đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 thì tác hại của thuốc phiện mới được sáng tỏ và người ta mới bắt đầu cấm. Vì thế, việc Anh tuồn thuốc phiện vào Tàu (và Pháp bán công khai ở Việt Nam) chủ yếu mang lý do kinh tế và lợi nhuận nhiều hơn, chứ không hẳn là biện pháp ngu dân, ru ngủ thuộc địa cho dễ trị gì cả. Trước tình hình kinh tế thất bát vì thuốc phiện của Anh tuồn vào, vua Đạo Quang tức quá mới ban chiếu cấm hết buôn bán thuốc phiện, cho quân đi đốt hết kho thuốc phiện của công ty Đông Ấn, rồi hạn chế lại buôn bán với Anh. Thế là Anh đem nguyên dàn hải quân hùng hậu (44 tàu chiến) từ Singapore lên cộng thêm quân lính của công ty Đông Ấn ra chặn hết cảng của Thanh. Hai bên đánh nhau suốt 3 năm (từ 1839 tới 1842) dọc bờ biển. Cuối cùng dĩ nhiên Thanh chịu không nổi nữa phải ký Điều ước Nam Kinh nhượng Hongkong cho Anh và mở thêm 5 cảng, trong đó có Quảng Đông, Thượng Hải… cho Anh buôn bán. Hơn mười năm sau, do vẫn chưa thỏa thuận được vấn đề có cho buôn bán thuốc phiện nữa hay không, hai bên vẫn cứ hục hặc gây lộn, Anh lại có cớ đánh tiếp Chiến tranh Thuốc phiện lần 2 khi một tàu Anh cập cảng Quảng Đông bị gỡ cờ, phá tàu. Chiến tranh lần này có thêm Pháp đánh chung do có thương điếm cũng bị phá. Nhờ có Pháp nên có dính tới Việt Nam. Sau khi Thanh tiếp tục thua (quá bất ngờ luôn), thì Thanh phải ký hòa ước Thiên Tân với liên quân Anh-Pháp. Bản ký với Anh thì có điều “Từ giờ trở đi không được gọi người Tây là ‘di’ nữa”. Bản ký với Pháp về sau nữa thì có điều 3 quy định phân lại biên giới giữa Thanh và Đông Pháp (tức là Việt Nam nhà mình). Từ đây mới dẫn tới Công ước Pháp Thanh 2 năm sau đó, phá ấn phong vương của Thanh cho vua nước Việt. Bắc và Trung Kỳ hết là chư hầu (trên giấy tờ) của Thanh, mà giờ là xứ bảo hộ 100% của Pháp. Ý kiến - Thảo luận
15:43
Friday,1.7.2016
Đăng bởi:
dilletant
15:43
Friday,1.7.2016
Đăng bởi:
dilletant
"triết học Mác xít là một triết học duy vật". Duy vật có nhiều loại, kể cả duy vật tầm thường, có thể vì thế các nước theo Marx về sau đều tôn thờ đồng tiền (Nga, và một số nước LX cũ, Hoa...). Chắc cũng do nếu pháp luật không work thì chỉ có tiền là cứu cánh. Triết học Mác xít chắc có phần "duy tâm" trong đề cao lực lượng cơ bắp (sứ mạng lịch sử của công nhân), cách mạng phát triển liên tục tiến lên làm cách mạng thế giới.
Mời bạn tham khảo một bài của người cùng thời với Marx về học thuyết của ông này (Marxism): http://praxeology.net/BT-SSA.htm về những cơ sở của học thuyết này.
10:26
Friday,1.7.2016
Đăng bởi:
lacrangcavo
‘Chương trình học lịch sử thế giới ở phổ thông có nói sơ qua về cuộc chiến này, nhưng chủ yếu chỉ bàn đến kết quả của cuộc chiến theo kiểu rất duy vật lịch sử Mác-xít (Anh và phương Tây xâu xé Trung Quốc, phong kiến tàn lụi, thực dân tư bản lên ngôi…). Thực tế thì cũng như hầu hết các cuộc chiến tranh khác, xung đột về quyền lợi kinh tế ở đây vẫ
10:26
Friday,1.7.2016
Đăng bởi:
lacrangcavo
‘Chương trình học lịch sử thế giới ở phổ thông có nói sơ qua về cuộc chiến này, nhưng chủ yếu chỉ bàn đến kết quả của cuộc chiến theo kiểu rất duy vật lịch sử Mác-xít (Anh và phương Tây xâu xé Trung Quốc, phong kiến tàn lụi, thực dân tư bản lên ngôi…). Thực tế thì cũng như hầu hết các cuộc chiến tranh khác, xung đột về quyền lợi kinh tế ở đây vẫn là nguyên nhân chính, tất cả những lý giải về xung đột ý thức hệ luôn là những suy luận theo sau.” Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp