|
|
|
|||||||||||||
Bàn luậnTiếp câu chuyện Thở ra hít vào… 28. 06. 11 - 9:58 amPhong Vân
Trong bài này, Phong Vân tôi muốn nêu ý kiến về “cái bàn lớn” của Huy An, cũng như muốn nói lại đôi chút với anh Trần Lương sau khi đọc bài “Hít vào ắt phải thở ra…” của anh. * Về “cái bàn lớn” Khi so sánh hai tác phẩm đều là cái bàn, N. Kraevskaia (tên thường gọi theo tiếng Nga là Natasha) đã nói đến vật trung tâm của cả hai đều là cái bàn lớn. Đây được xem là điểm cốt yếu để từ đó nghệ sĩ khai triển tiếp sáng tác của mình. Huy An dùng bóng của cái bàn và than rồi nhấn mạnh: đó mới là khía cạnh chính; nhưng thực ra, làm sao có thể bỏ qua vai trò khởi nguyên/trung tâm của cái bàn trong sáng tác của anh? Tại sao lại là cái bàn chứ không phải là một vật thể khác? Cái bóng của cái bàn minh họa cho ý tưởng của anh về sự hoán đổi, hàm nghĩa, ẩn dụ. Nhưng vấn đề là nếu không phải cái bàn mà là một vật thể khác thì liệu bóng của cái vật ấy có chuyên chở được ý tưởng kia của anh không? Tôi thấy trong thư trao đổi lại của Huy An lẫn các comment bênh vực anh đều không đề cập đến “vật trung tâm” ấy, tức cái bàn. Có vẻ như ai cũng muốn bỏ qua ý kiến của bà Natasha rằng, khi hai sáng tác đều có cùng một vật trung tâm thì nghĩa là đã có sự vay mượn, chiếm dụng, cho dù một bên coi cái vật ấy chỉ là cái cớ, một bên lại coi là vật trung tâm. Có thể túm gọn lại như sau: * Bà Natalia Kraevskaia – Đề cập đến vật trung tâm trong tác phẩm (cái bàn lớn) * Nguyễn Huy An & những người ủng hộ anh – Đề cập đến ý tưởng trong tác phẩm (cái bóng) Có lẽ, đây là hai cách nhận hiểu khác nhau về một tác phẩm đồng thời chứa đựng hai hướng tranh luận khác nhau. Sự thú vị hay khó chịu đều nằm ở đây, sự không có kết thúc cũng nằm ở đây, khi ông nói chằng bà nói chuộc, không hiểu hay cố ý không hiểu người kia nói gì… * Về cách tranh luận quanh câu chuyện “cái bàn lớn” Trong tranh luận về nghệ thuật nói chung, bất kỳ ai cũng không nên đem chuyện con người cá nhân ra để ví von hoặc sử dụng ngôn từ hằn học quá mức. Ví dụ 1: anh Trần Lương viết về bà Natasha: “Dù chị xem trên ảnh hay xem thật cái bàn của An thì đều đã quan liêu như nhau, giống như chuyện chị ở Việt Nam mấy chục năm mà vẫn chưa trao đổi được bằng tiếng Việt ấy mà! Điều này có liên quan gì đến việc chị nhận là đã bị Việt Nam hóa không nhỉ (?)”. Chuyên quan liêu và chuyện không nói được tiếng Việt hoàn toàn khác nhau, một thứ là thái độ, một thứ thiên về kỹ năng. Việt Nam hóa hay không cũng chẳng liên quan gì đến việc có thể trao đổi bằng tiếng Việt, bởi sự Việt Nam hóa hàm nghĩa tinh thần, hướng suy nghĩ, cách ứng xử… chứ không có nghĩa chỉ những hành vi kỹ năng như là nói được tiếng Việt. Cũng như việc ai đó nói được tiếng Anh hệt như người Luân Đôn chính hiệu không có nghĩa là người đó được “Anh hóa”. Chuyện Natasha không trao đổi được bằng tiếng Việt với người Việt Nam nào đó là chuyện cá nhân, vì vậy không nên “cài” chuyện đó vào trong bàn luận nghệ thuật, nó cho cảm giác người nói câu ấy thích (có ý) dùng những râu ria không liên quan để làm lạc trí người đọc và khiến đối phương bối rối. Ví dụ 2: Tôi có đọc comment của người có tên Đinh Công Đạt, anh sử dụng từ “khiếm thị” với bà Natasha. Cách nói này thật là không hay khi tham gia bàn luận về thứ ‘tinh túy” của tinh thần con người như là nghệ thuật. Anh có thể không đồng ý, không đồng tình với ý kiến của bà nhưng anh không thể bảo người ta “khiếm thị” chỉ vì người ta không nhận hiểu nghệ thuật theo cách của anh. * Về bài viết của anh Trần Lương quanh cuộc tọa đàm về điêu khắc 1. Bài của Phong Vân không phải là một bài tường thuật chi tiết hay “tường thuật trực tiếp”, hoặc là dạng bài kiểu “toàn cảnh” về cuộc tọa đàm đó. Vì vậy, việc tôi không đề cập đến những khía cạnh khác như anh viết là chuyện bình thường. Thí dụ nhé, nếu tôi lấy tên bài là: “Còn một vài hạt sạn trong tọa đàm”, với một câu chung chung trên đầu: “Trong tọa đàm có bàn nhiều vấn đề, nhưng tôi chỉ xin điểm qua vài hạt sạn”, khi đó anh còn bắt bẻ tôi được không? 2. Anh Trần Lương có nhắc đến “ý” trong bài viết của Phong Vân: “Vì thế tôi không đồng tình khi nghe chị Natasha phát biểu và cả trong bài viết của Phong Vân ý là: Mặc kệ hoàn cảnh, nghệ sĩ có tài thì chấp hết! Và cũng ý nói nghệ sĩ ta bất tài nên hay đổ lỗi cho hoàn cảnh điều kiện…”. Cách suy luận của anh như vậy là theo hướng không tích cực. Việc vượt qua hoàn cảnh để sáng tác khác hoàn toàn với: “Mặc kệ hoàn cảnh, nghệ sĩ có tài thì chấp hết!”. Vượt qua cái gì đó khác hẳn với mặc kệ nó chứ nhỉ; Thí dụ, “Anh vượt qua những rào cản từ phụ huynh em để lấy được em”, với “Anh mặc kệ những rào cản từ phụ huynh em để lấy được em” là hai câu hoàn toàn khác nhau. Mặc kệ = bỏ qua, buông xuôi, còn vượt qua = chinh phục, ít nhất cũng là không chịu bị (nó) khuất phục, đúng không anh Trần Lương? 3. Trong phần cuối bài viết của anh Trần Lương có đoạn: “Các chị Natasha và Phong Vân là các nhà nghiên cứu, phê bình và tổ chức chuyên nghiệp, các chị mới đúng là người có thiên chức trông nom, tổ chức các cuộc tọa đàm thiết thân cho nghệ sĩ”. Phong Vân phải đính chính: Phong Vân chỉ là bút danh của một người yêu thích nghệ thuật thị giác chứ không phải là một “nhà nghiên cứu, phê bình và tổ chức chuyên nghiệp”. Mà thiên chức, tôi nghĩ trên đời này, chỉ có thiên chức làm mẹ của phụ nữ và thiên chức làm người của con người nói chung thôi, còn việc tổ chức hoạt động gì đó, của cá nhân hay tổ chức nào đó, dù trong bất kỳ ngành nghề gì…, cũng không thể gọi là thiên chức được. Đó chỉ là chức năng/nhiệm vụ/vai trò do một số người tự đề ra cho mình và cho người khác. * Bài liên quan: – Cần hít thở nhưng nhiều bế tắc Ý kiến - Thảo luận
22:50
Saturday,30.7.2011
Đăng bởi:
nghesinguyenhongson@gmail.com
22:50
Saturday,30.7.2011
Đăng bởi:
nghesinguyenhongson@gmail.com
Cám ơn bài viết của Phong Vân!
Đối với tác phẩm của Huy An, theo tôi thì có quyền được kế thừa và phát triển theo ý của mỗi tác giả và cũng là giá trị của tác phẩm đó.
18:37
Thursday,30.6.2011
Đăng bởi:
Phong Van
Gửi bạn Em-Co-Y-Kien: Cảm ơn bạn, một người chịu khó đọc các bài viết của Phong Vân. Nhưng những câu hỏi trong comment theo bài này của bạn thì PV chịu, không trả lời được vì cách bạn hiểu điều tôi nói khác hẳn với cách của tôi, thế nên tôi không thích bị rơi vào hoàn cảnh "Ông nói gà, bà nói vịt...". Ví dụ: tôi không nghĩ về việc chiếm dụng nghệ thuật dân g
...xem tiếp
18:37
Thursday,30.6.2011
Đăng bởi:
Phong Van
Gửi bạn Em-Co-Y-Kien: Cảm ơn bạn, một người chịu khó đọc các bài viết của Phong Vân. Nhưng những câu hỏi trong comment theo bài này của bạn thì PV chịu, không trả lời được vì cách bạn hiểu điều tôi nói khác hẳn với cách của tôi, thế nên tôi không thích bị rơi vào hoàn cảnh "Ông nói gà, bà nói vịt...". Ví dụ: tôi không nghĩ về việc chiếm dụng nghệ thuật dân gian như bạn nghĩ... vì nghệ thuật dân gian và nghệ thuật sáng tạo của cá nhân là hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau.
Bạn thông cảm nhé! Mỗi người có một cách hiểu về một điều gì đó, cuộc sống mới phong phú chứ nhỉ... Nhắn bạn Hoang Bao: PV xin cảm ơn bạn có lời khen. Nhưng mà thú thực, tôi không hiểu câu bạn nói: "Nhưng chắc để người ta trả lời thì không có đâu." Bạn có thời gian thì giải thích cho tôi hiểu thêm về điều bạn nói với nhé. Cảm ơn bạn. Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Đối với tác phẩm của Huy An, theo tôi thì có quyền được kế thừa và phát triển theo ý của mỗi tác giả và cũng là giá trị của tác phẩm đó.
...xem tiếp