Thiết kế

Bài thi logo cho Nhà hát chèo Hà Nội (phần 1: từ 1 đến 5) 16. 05. 13 - 9:50 am

Các bạn thân mến,

Sau đợt phát động thi sáng tác logo cho Nhà hát Chèo Hà Nội, đến nay các bài dự thi đã được gửi về. Ban Tổ Chức xin giới thiệu với các bạn các mẫu dự thi. Lời diễn giải về logo là do các tác giả tự viết. Hiện các mẫu dự thi chỉ để mã số, chưa để tên thật, để mọi người không bị “phân tâm”.

Mời các bạn cùng đóng góp, thảo luận, sao cho Nhà hát Chèo Hà Nội sớm có một logo ưng ý nhất.

Vì bài thi nhiều, chúng tôi xin phép được đưa thành nhiều kỳ.

 *

Mẫu dự thi số 1

 

Ý tưởng: Xuất phát từ ý niệm hoa sen là biểu trưng cho văn hóa nghệ thuật và hát chèo là môn nghệ thuật truyền thống sẽ tồn tại, phát triển mãi như nét đẹp thuần khiết của hoa sen.

Lý do thể hiện:

Hình ảnh cô gái đồng bằng Bắc Bộ với nón quai thao, áo tứ thân đại diện cho nét đặc trưng của nét văn hóa riêng đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là nét đẹp của người Tràng An xưa và đó cũng đại diện cho cái đẹp, cái thiện, nét duyên trữ tình… mà nghệ thuật chèo luôn tôn vinh.

Hoa sen đại diện cho văn hóa, đồng thời hình ảnh hoa đang nở mang ý nghĩa cho sự phát triển của nghệ thuật hát chèo. Cô gái và cánh sen hợp thành chủ thể hoa sen thống nhất mang ý nghĩa sự tồn tại mãi mãi của nghệ thuật hát chèo trong văn hóa Việt Nam.

Màu sắc sử dụng là ba sắc độ đậm nhạt của màu vàng với ý nghĩa mang lại cảm nhận về màu sắc truyền thống của nghệ thuật hát chèo.

Hình ảnh cánh sen hé mở mang ý nghĩa nghệ thuật hát chèo sẽ đón nhận được nhiều làn gió mới trong nghệ thuật và phát triển hơn.

*

Mẫu dự thi số 2

Logo có bố cục hình tròn: Đầy đủ và trọn vẹn

Giữa Logo là hình ảnh chiếc trống chèo, chiếc đàn nguyệt – nhạc cụ trong hát chèo

Phía dưới Logo là hình tượng quốc tử giám – logo TP. Hà Nội

Phía trên logo là hình ảnh chiếc quạt. Chiếc quạt là đạo cụ đặc trưng trong hát chèo

Logo thiết kế theo hình khối với gam màu đõ có tác dụng như lúc bấy giờ là một mặt trời vừa mọc lên khỏi mặt biển với những tia nắng ban mai chiếu rực rỡ trên mặt nước, trên cánh đồng, báo hiệu một ngày mới tốt đẹp, nó làm cho chúng ta có nhiều hy vọng vào ngày mai, vào tương lai tốt đẹp, cũng như cái kết có hậu của hát chèo.

*

Mẫu dự thi số 3

.

 

Về hình tượng

Hình ảnh mái ngói Khuê Văn Các được cách điệu đơn giản, cô đọng thể hiện được nét đặc trưng riêng của Hà Nội.

Tiếp đó phía dưới là hình ảnh hai dải rèm sân khấu có nét cười khóc một cách ấn tượng, thể hiện được yếu tố của loại hình nghệ thuật Chèo.

Ở giữa là hình ảnh chiếc quạt với những họa tiết đặc trưng cho loại hình nghệ thuật Chèo.

Phía dưới là tên Nhà hát Chèo Hà Nội với font chữ đơn giản, rõ ràng góp phần làm rõ hình tượng và ấn định niềm tự hào.

Bố cục logo là sự liên kết chặt chẽ các hình tượng vừa thẩm mỹ, dễ nhớ, dễ nhận biết, và thể hiện được bản sắc nghệ thuật Chèo Hà Nội.

Về màu sắc

Màu đỏ chủ đạo thể hiện niềm đam mê, cảm xúc, tình yêu, sự mãnh liệt, nhiệt huyết của loại hình nghệ thuật Chèo.

Màu vàng ấm áp, đem lại cảm giác hưởng thụ hạnh phúc, làm tăng sự thích thú đối với loại hình nghệ thuật này.
   
Tổng hòa các yếu tố trên tạo nên logo Nhà hát chèo Hà Nội mang đậm tính nhân văn sâu sắc.

*

Mẫu dự thi số 4

Logo được lấy ý tưởng từ tranh dân gian Việt Nam, miêu tả hình ảnh một nghệ sĩ chèo đang thực hiện một động tác múa tay dâng cao một bông sen.

Từ lâu bông sen đã được coi là quốc hoa, biểu tượng của văn hóa, phong tục, tâm hồn của người Việt, và ở đây bông sen còn tượng trưng cho chèo và cho tâm hồn, trái tim người nghệ sĩ đầy nhiệt huyết với chèo.

Màu duy nhất trong logo là màu đỏ của hoa sen và nếu nhìn lướt qua bạn có thể tưởng rằng tay người nghệ sĩ đang nâng cao một ngọn lửa, ngọn lửa của lòng nhiệt tình, sự trung thành, tình cảm gắn bó sắt son. Bản thân người nghệ sĩ và chèo – bộ môn nghệ thuật dân gian lâu đời cũng là biểu tượng đặc sắc của văn hóa dân tộc.

*

Mẫu dự thi số 5

.

 

Những câu chèo, hay bao buổi trình diễn từ ngàn xưa, chiếc quạt luôn đồng hành trong từng cử chỉ, từng bước đi đôi lúc uyển chuyển duyên dáng, đôi khi mạnh mẽ dứt khoát của những nghệ nhân. Chiếc quạt ấy đậm chất Việt, sống như một nhân chứng cho sự ra đời và đi lên của ngành chèo, hay cũng chính là một nét hứa hẹn đến với tương lai.

Hơn nữa, Việt Nam mang sự trĩu nặng thuần khiết của giọt sương đồng lúa, sự ngọt bùi êm dịu của hạt gạo thoảng mùi phù sa đất Mẹ, sự trầm lắng sâu xa của một nền văn minh lúa nước. Với hình ảnh những nhành lúa vàng bông đượm lá xen kẽ tạo chữ “VN” cùng một dòng nước mềm mại vắt ngang, tôi khắc lên hình ảnh khái quát cho nền văn hóa lúa nước của cha ông, và đồng thời tâm hồn đẹp đẽ, cao cả của người Việt.

Nhánh lúa cong vành trĩu nặng mang từng giọt sữa trời, hay cũng chính là sự sâu nặng nghĩa tình, nhân nghĩa thủy chung; nhánh lúa cứng cáp vươn thẳng, hiên ngang chạm gió, hay phải chăng sự ngay thẳng, quân tử mạnh mẽ của con người Việt Nam? Tuy nhiên, nhắc đến chèo, tôi không muốn chỉ gói gọn trong lãnh thổ đất ta, tôi mong nghệ thuật ấy sẽ dần dần vươn xa đến tầm cỡ quốc tế. Hình ảnh ánh trăng bao trùm toàn bộ hứa hẹn một tương lai tỏa sáng cho nền nghệ thuật chèo, đó là ánh sáng dịu dàng lặng lẽ của rung động nghệ thuật, của sự trân trọng và đồng cảm sâu sắc mà bè bạn quốc tế sẽ dành cho chèo Việt Nam…

 

*

Bài liên quan:

– 50.000.000 VND cho logo của Nhà hát Chèo Hà Nội 
– Bài thi logo cho Nhà hát chèo Hà Nội (phần 1)

– Về logo số 1 đến số 5: Còn nhiều tính nghiệp dư

– Bài thi logo cho Nhà hát chèo Hà Nội (phần 2)

– Chưa bàn đến đẹp hay xấu, trước tiên phải có những thứ này…

– Về logo số 6 đến số 10: Lại còn có vẻ tệ hơn, lười suy nghĩ hơn

– Bài thi logo cho Nhà hát chèo Hà Nội (phần 3)

– Về bài thi logo số 14: Quá giống logo của Mandarin Oriental
 
– Bài thi logo cho Nhà hát chèo Hà Nội (phần 4: từ 16 đến 23)

– Bài thi logo cho Nhà hát chèo Hà Nội (phần 5: từ 24 đến 31)

– Sẽ không có giải cho cuộc thi logo?

– Nhà hát Chèo Hà Nội nên sòng phẳng

– Ai xui các vị viết cái thư dại dột ấy thế?
 
– Bài thi logo cho Nhà hát chèo Hà Nội (phần 6: từ 32 đến 39)

– Bài thi logo cho Nhà hát chèo Hà Nội (phần 7: từ 40 đến 47)

– Bài thi logo cho Nhà hát chèo Hà Nội (phần 8: từ 48 đến 55)

Ý kiến - Thảo luận

18:12 Saturday,18.5.2013 Đăng bởi:  tran toan

chiếc quạt là cánh tay nối dài của người nghệ sĩ hát chèo… Nhưng tập đoàn khách sạn Mandarin Oriental Group không liên quan gì đến ca hát, nghệ thuật vẫn dùng chiếc quạt làm logo – rồi mới đây logo số 14 có hình dáng, bố cục logo chiếc quạt giống y chang logo Mandarin Oriental Group??? N
...xem tiếp

18:12 Saturday,18.5.2013 Đăng bởi:  tran toan

chiếc quạt là cánh tay nối dài của người nghệ sĩ hát chèo… Nhưng tập đoàn khách sạn Mandarin Oriental Group không liên quan gì đến ca hát, nghệ thuật vẫn dùng chiếc quạt làm logo – rồi mới đây logo số 14 có hình dáng, bố cục logo chiếc quạt giống y chang logo Mandarin Oriental Group??? Như vậy qua vụ lùm xùm nầy chúng ta thấy chiếc quạt đơn lẻ, dù trong tư thế động hay tĩnh, biến hoá hay lộ diện cũng không thể phân biệt biểu tượng chèo hay biểu tượng khách sạn nào đó vân vân, như vậy phương hướng rỏ ràng cụ thể nhất là logo chèo nếu dùng quạt thì phải có âm nhạc hay sân khấu trong chiếc quạt là chắc ăn nhất…
 Qua đây trước mắt xét về logo chèo có chứa cái quạt nan [trong tổng số 15 cái logo đã đưa lên, thì có 3 logo vừa có quạt vừa có nhạc: logo số 2, logo số 3 và logo số 9
 logo số 3 có rèm sân khấu, nhưng hình thức logo số 3 có vẽ nặng nề quá bởi phần trên logo - nếu bỏ phần trên bớt đi, hay làm sao đó cho phẩn nhẹ nhàng đi thì đở hơn - hiện tại phần nóc nhà nổi hơn hát chèo [cái quạt]
logo số 9 có cái quạt và kèm theo cô gái mang khăn đóng, vải lụa đào: có nghĩa là cũng kết hợp cái quat nan và nhạc dân ca bắc bộ cũng hay… Nhưng logo số 9 hơi nặng về huy hiệu hay quốc huy quá vì thành phần chính và nổi trội trong logo là khuê văn các chứ không phải chèo
logo số 2 cũng kết hợp chiếc quạt nan và âm nhạc. nhưng màu sắc trong logo số 2 có vẽ hơi non màu, logo số 2 nên dùng màu nguyên hay hơn là màu chuyển đậm nhạc, thậm chí có thể bỏ luôn khoảng màu hồng phìa dưới càng tốt, gọn nhẹ nhưng bố cục và nội dung vẫn không thay đổi.
tôi thấy logo số 2 rất hay hay ở chỗ chiếc quạt nan đơn giản nhưng biến hóa ẩn hiện, có khi 1 chiếc quạt mở tung, có khi 2 chiếc quạt khép hờ, trộn lẫn, hòa quyện trong tiếng nhạc của chiếc đàn nguyệt, trong tiếng trống chèo trên sân khấu,,, – trong cùng 1 vòng tròn tâm điểm: Có lúc thì chiếc quạt hiện rỏ để diễn tả nội tâm của diễn viên chèo, có khi chiếc đàn nổi trội, rồi củng chính điểm ấy trống chèo lại trỗi lên… trước mắt tôi thấy logo này khá tốt về phần hình diễn đạt và khá lãng mạn trong giai điệu âm nhạc

 
11:31 Saturday,18.5.2013 Đăng bởi:  Bưởi

Thích mẫu số 4, mấy cái kia cơ học quá.


...xem tiếp
11:31 Saturday,18.5.2013 Đăng bởi:  Bưởi

Thích mẫu số 4, mấy cái kia cơ học quá.

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả