Thiết kế

Bài thi logo cho Nhà hát chèo Hà Nội (phần 7: từ 40 đến 47) 22. 05. 13 - 8:11 pm

(Tiếp theo phần 6)

*

Mẫu dự thi số 40

Hình ảnh trong logo:

1. Khuôn mặt thể hiện các cảm xúc: Buồn, Vui, Yêu, Ghét. Thể hiện sắc thái của nhân vật và cảm xúc của khán giả

2. Màu đen thể hiện cho sự lâu đời của hát chèo. Màu đỏ thể hiện cho tính hiện đại của hát chèo

Ý nghĩa logo:

Logo thể hiện cảm xúc của những người yêu chèo. Khi tới với chèo người ta sẻ có những cảm xúc Hỉ, Nộ, Ái, Ố làm cuộc sống con người ý nghĩa hơn. Logo thể hiện chặng đường phát triển của nghệ thuật chèo, Buồn, vui với hát chèo và từ không thích tới yêu thích nghệ thuật hát chèo.

*

Mẫu dự thi số 41

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa với nhiều cung bậc tình cảm và tính cách đã được thể hiện rõ nét qua các nhân vật nữ trong nghệ thuật Chèo truyền thống. Nữ chính trong Chèo hội tụ đủ 4 chữ “Công, Dung, Ngôn, Hạnh”. Gắn liền với hình ảnh phụ nữ trong Chèo là chiếc quạt Chèo tạo nên sự thướt tha, uyển chuyển của loại hình nghệ thuật truyền thống.
Màu sắc sử dụng tông màu dân gian truyền thống tạo cảm giác uyển chuyển, nhịp nhàng.

*

Mẫu dự thi số 42

 

Logo được vẽ bởi 3 màu chính: đỏ, vàng và xanh.

Nhìn tổng thể bao quát chung logo là hình một cô gái đang đưa quạt lên che nửa khuôn mặt tỏ vẻ e lệ, dè dặt nhưng cũng như đang mời gọi mọi người đến với nghệ thuật chèo, đến với Nhà hát Chèo Hà Nội.

Hình ảnh chiếc khăn xếp và chiếc quạt làm cho logo mang đậm phong cách nghệ thuật chèo truyền thống.

Phía trên là hình chiếc mũ xếp được vẽ cách điệu. Chiếc mũ này thường được các nghệ sỹ hát chèo đội trong khi biểu diễn, vẽ bởi các đường màu cong mang tính hiện đại, thể hiện sự hình thành và phát triển lâu dài của Nhà hát Chèo Hà Nội.

Ở phía dưới là hình chiếc quạt giấy có hình ảnh Khuê Văn các là biểu trưng của Thủ đô Hà Nội và dòng chữ “NHÀ HÁT CHÈO HÀ NỘI”.

*

Mẫu dự thi số 43

– Hình ảnh hai chiếc quạt giấy: thể hiện nét đặc trưng của chèo truyền thống.

– Biểu trưng Hà Nội nằm ở tâm điểm của logo nói đến tên tuổi của Nhà hát chèo có quá trình hình thành và phát triển gắn liền với Thủ đô. Đó là nơi tập trung và kết nối mọi nguồn sáng, nơi hội tụ mọi nhân tài và biết làm cho các tài năng đến đây có cơ hội để phát huy sáng tạo và cống hiến. Đó là một Nhà hát đã và đang nỗ lực hết mình để đem ánh sáng văn hóa truyền thống cũng như hiện đại của Thủ đô đến với mọi miền đất nước.

– Bố cục 2 quạt giấy xòe ra hợp lại tạo nên hình ảnh sân khấu đang hé mở, chuẩn bị chào đón khán giả hứa hẹn buổi diễn với nhiều điều mới mẻ và hấp dẫn. Với ý tưởng Nhà hát Chèo Hà Nội đã sân khấu hóa chèo thể hiện bản lĩnh tiên phong và tính đương đại trong các vở diễn mà Nhà hát Chèo Hà Nội đã dàn dựng thành công.

*

Mẫu dự thi số 44

Mẫu thiết kế logo là một hình ngôi sao lớn nhiều màu kết hợp từ nhiều hướng mũi tên từ bốn hướng khác nhau, với ngụ ý đây là nơi hội tụ của các ngôi sao từ khắp nơi với tài năng đa dạng phong phú tạo nên một điểm đến, cũng như cống hiến tài năng cho công chúng khắp nơi được thưởng thức nghệ thuật Chèo đặc biệt của thủ đô Hà Nội. Ngôi sao năm cánh dạng mở thể hiện sự phát triển không ngừng của nghệ thuật Chèo Hà Nội, luôn rộng mở đón nhận những ngôi sao mới, tài năng mới – đồng thời thể hiện đặc điểm của sân khấu Chèo Hà Nội là loại hình nghệ thuật Chèo sân khấu nhà hát – chỉ có một mặt hướng về phía khán giả.

Dòng chữ Nhà hát Chèo Hà Nội đặt nổi trên hướng mở của ngôi sao nhằm nhấn mạnh sự thể hiện phong cách và đặc điểm của Nhà hát Chèo Hà Nội.

Với hình thức thể hiện ngôn ngữ đồ họa tinh giản, kết hợp với cách phối hợp giữa ngôi sao nhiều màu sắc với bố cục chữ tông màu trung tính đen nhằm tạo sự tương phản giữa phần hình và phần chữ. Hiệu ứng rung ảo giác có được nhờ sử dụng các thành phần tạo hình khác nhau nhưng có cùng một hướng và sự kết hợp của bốn thành phần này để tạo nên một ngôi sao lung linh lấp lánh.

*

Mẫu dự thi số 45

– Logo Nhà hát Chèo Hà Nội được nhận biết bởi những nét đặc trưng tiêu biểu của loại hình nghệ thuật Chèo, nét đặc trưng riêng của Hà Nội và sự phát triển đi lên của nghệ thuật Chèo Hà Nội nói riêng và Chèo Việt Nam nói chung.

– Hình mặt nạ – Biểu tượng của loại hình sân khấu được diễn tả với phong thái dân dã, hiền lành gợi lên tính chất của nghệ thuật Chèo.

– Chiếc quạt giấy được cách điệu đơn giản là một trong những công cụ chủ yếu của nhân vật trong vở Chèo để miêu tả cuộc sống bình dị, khát vọng sống thanh bình, đậm tính chất dân gian.

– Hình tượng Khuê văn Các ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám là hình tượng biểu trưng cho Thủ đô Hà Nội.

– Tổng thể logo còn gợi lên hình ảnh mặt trời tỏa sáng và cánh diều vút bay cao như khẳng định sự tỏa sáng, sức mạnh đột phá, niềm tin phát triển, tính năng động, hội nhập và sự thịnh vượng của Nhà hát Chèo Hà Nội.

*

Mẫu dự thi số 46

Logo nhà hát chèo được thiết kế dựa trên việc chọn lựa hình ảnh, màu sắc đặc trưng của nghệ thuật chèo và sân khấu để tạo nên một logo tổng thể với nhiều ý nghĩa:

– Về hình ảnh: Hình ảnh của những diễn viên nam và nữ trên sân khấu, trên đầu đội chiếc khăn đóng – một hình ảnh đầu tiên rất quen thuộc, dễ nhận biết khi nói về nghệ thuật chèo. Vệt đen tượng trưng cho con đường, con đường của sự hình thành, gìn giữ và phát triển lâu dài. Tên của nhà hát chèo được sắp xếp theo dạng cong cộng màu vàng nổi bật tạo nên sự bắt mắt, thu hút.

– Về màu sắc: Màu đỏ sẫm tượng trưng cho màu của sân khấu. Màu đen tượng trưng cho màu của màn đêm, thời gian mà các nghệ sĩ hết mình phục vụ cho khán giả. Màu vàng tượng trưng cho sự hưng thịnh và phát triển. Ba màu sắc kết hợp vừa mang ý nghĩa tượng trưng cho loại hình nghệ thuật sân khấu, vừa là sắc màu mang ý nghĩa phát triển rộng mở, thành công của nhà hát, nghệ thuật chèo sẽ được gìn giữ lâu dài, luôn sống mãi trong lòng công chúng.

*

Mẫu dự thi số 47

Ý tưởng thiết kế logo xuất phát từ hình ảnh quen thuộc trong những vở chèo. Đó là hình ảnh một diễn viên Chèo đang xòe quạt để biểu diễn. Khuôn mặt của diễn viên được tô điểm một hình tròn trên má, thể hiện nét đặc trưng trong nghệ thuật Chèo so với các loại hình nghệ thuật khác.

Hình ảnh chiếc quạt xòe ra che một phần khuôn mặt diễn viên thể hiện tính truyền thống và những ý nghĩa sâu sắc trong các vở chèo. Khuôn mặt diễn viên được tạo hình đơn giản nhưng thể hiện được nét chuyên nghiệp của người diễn xuất, hóa thân thành nhiều nhân vật khác nhau.

Tất cả các hình ảnh đó được đóng trong một khung đồng màu như tôn vinh sự gìn giữ giá trị truyền thống của loại hình nghệ thuật này. Hình ảnh mang một màu duy nhất là màu nâu đậm. Màu nâu nói lên tính “cổ” của Chèo và nhấn mạnh những giá trị của nó đối với nền nghệ thuật của nước ta.

Cuối cùng, kiểu chữ được chọn lọc và chăm chút mang tính cổ điển và sang trọng. Chữ kết hợp với hình ảnh biểu tượng phía trên tạo nên một logo hài hòa và vững chắc, bố cục chặt chẽ, đem lại giá trị cho Nhà hát Chèo Hà Nội trong lòng khán giả yêu nghệ thuật Chèo.

 

*

Bài liên quan:

– 50.000.000 VND cho logo của Nhà hát Chèo Hà Nội 
– Bài thi logo cho Nhà hát chèo Hà Nội (phần 1)

– Về logo số 1 đến số 5: Còn nhiều tính nghiệp dư

– Bài thi logo cho Nhà hát chèo Hà Nội (phần 2)

– Chưa bàn đến đẹp hay xấu, trước tiên phải có những thứ này…

– Về logo số 6 đến số 10: Lại còn có vẻ tệ hơn, lười suy nghĩ hơn

– Bài thi logo cho Nhà hát chèo Hà Nội (phần 3)

– Về bài thi logo số 14: Quá giống logo của Mandarin Oriental
 
– Bài thi logo cho Nhà hát chèo Hà Nội (phần 4: từ 16 đến 23)

– Bài thi logo cho Nhà hát chèo Hà Nội (phần 5: từ 24 đến 31)

– Sẽ không có giải cho cuộc thi logo?

– Nhà hát Chèo Hà Nội nên sòng phẳng

– Ai xui các vị viết cái thư dại dột ấy thế?
 
– Bài thi logo cho Nhà hát chèo Hà Nội (phần 6: từ 32 đến 39)

– Bài thi logo cho Nhà hát chèo Hà Nội (phần 7: từ 40 đến 47)

– Bài thi logo cho Nhà hát chèo Hà Nội (phần 8: từ 48 đến 55)

Ý kiến - Thảo luận

19:38 Friday,24.5.2013 Đăng bởi:  xịt

Mình chẳng hiểu cái ông Bdesign nghĩ gì. Ông bạn nói thì rất hay, có vẻ hiểu về thiết kế mà lại chọn số 14 vào top 3. Nhìn thì biết logo 14 là đồ ăn cắp, quá giống logo của khách sạn gì đó. Có ăn cắp một ít thì tạm chấp nhận được. OK


...xem tiếp
19:38 Friday,24.5.2013 Đăng bởi:  xịt

Mình chẳng hiểu cái ông Bdesign nghĩ gì. Ông bạn nói thì rất hay, có vẻ hiểu về thiết kế mà lại chọn số 14 vào top 3. Nhìn thì biết logo 14 là đồ ăn cắp, quá giống logo của khách sạn gì đó. Có ăn cắp một ít thì tạm chấp nhận được. OK

 
15:04 Thursday,23.5.2013 Đăng bởi:  candid
Em thấy nó chưa đẹp thôi còn chữa cụ thể thế nào thì chịu.  Cái chữ Cheo ở đây nó át cả phần logo chính đi và thiết kế dọc này làm cho  Logo chênh vênh quá. Em thấy logo này tốt rồi, chỉnh sửa nữa là ngon. 
...xem tiếp
15:04 Thursday,23.5.2013 Đăng bởi:  candid
Em thấy nó chưa đẹp thôi còn chữa cụ thể thế nào thì chịu.  Cái chữ Cheo ở đây nó át cả phần logo chính đi và thiết kế dọc này làm cho  Logo chênh vênh quá. Em thấy logo này tốt rồi, chỉnh sửa nữa là ngon.  

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Ca ngợi hay chửi rủa (có bổ sung)

Nguyễn Thị Huệ Hữu vs Ng. H. Phương Lan

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả